Mất răng hàm dưới có sao không?
Không còn là vấn đề thẩm mỹ, mất răng hàm dưới còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta. Để khắc phục mất răng hàm dưới, trồng răng Implant là giải pháp tối ưu nhất.
Mất răng hàm dưới có sao không?
Mất răng hàm dưới tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết ngay sau đây:
1. Hạn chế khả năng ăn nhai
Mất răng hàm dưới làm hạn chế khả năng ăn nhai. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu mất răng tại vị trí răng hàm hoặc mất nhiều răng, mất răng toàn hàm. Thức ăn không được nghiền nát trước khi đi vào dạ dày sẽ dễ gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, đồng thời không đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
2. Nguy cơ xô lệch răng và sai khớp cắn
Khi bị mất răng, các răng còn lại sẽ có xu hướng nghiêng về khoảng trống tại vị trí răng bị mất. Theo thời gian, dẫn đến hiện tượng xô lệch răng. Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng khớp cắn, dẫn đến sai lệch khớp cắn, và gây sự khó chịu khi ăn nhai.
Bên cạnh đó, răng bị xô lệch sẽ tạo ra các kẽ răng khiến thức ăn dễ mắc vào và khiến vi khuẩn dễ tích tụ, gây ra các bệnh lý răng miệng khác.
3. Phá hủy xương hàm
Xương hàm sau khi bị mất răng sẽ bị suy giảm chất lượng, mật độ, thể tích xương. Sau khi bị mất răng, mật độ xương hàm sẽ suy giảm 25% trong khoảng Làm thế nào để phòng ngừa các hậu quả do mất răng hàm dưới? tháng đầu tiên. Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.
Xương hàm bị phá hủy và bị tiêu biến làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt cũng như gây phức tạp cho việc điều trị mất răng. Đồng thời làm giảm khả năng nâng đỡ của hàm răng, từ đó việc ăn nhai bị giảm sút, răng trở nên lỏng lẻo và dễ bị nha chu, mất răng hàng loạt.
4. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giao tiếp
Mất răng hàm dưới có sao không? Ảnh hưởng đến thẩm mỹ là hậu quả dễ thấy nhất khi bị mất răng, nhất là những vị trí răng thường lộ ra khi cười hay giao tiếp.
Nếu mất răng lâu ngày dẫn đến tình trạng tiêu xương, các dây chằng và cơ mặt hóp vào trong, da chảy xệ, khuôn mặt bị lão hoá và già trước tuổi. Do đó, người bị mất răng thường rất tự ti, ngại cười, ngại nói. Họ thường cười mỉm để không phải lộ răng.
5. Mất răng làm giảm sức khỏe toàn thân
Mất răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh về đường tiêu hóa, đau khớp thái dương hàm. Mất răng còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng, không ăn được nhiều loại thực phẩm, dẫn đến suy dinh dưỡng, đề kháng kém.
5. Ảnh hưởng đến phát âm
Răng, môi và lưỡi cùng tham gia vào hệ thống cấu tạo nên ngữ âm nên nếu thiếu răng thì sẽ khó phát âm đối với một số từ ngữ. Người mất răng phát âm sẽ không được tròn vành, rõ chữ và dễ bị nói ngọng.
7. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Ngoại hình, sự tự tin, sức khỏe là những yếu tố không thể thiếu để có một cuộc sống thành công và trọn vẹn. Mất răng gây mất thẩm mỹ, tâm lý tự ti, sức khỏe giảm sút dẫn công việc, tình duyên, cuộc sống kém thuận lợi.
Làm thế nào để phòng ngừa các hậu quả do mất răng hàm dưới?
Mất răng hàm dưới có sao không? Như đã trình bày ở trên, mất răng hàm dưới thực sự vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất chính là phục hình lại răng bị mất. Hiện nay, chúng ta có thể thay thế răng mất bằng răng giả tháo lắp, cầu răng sứ hay răng Implant. Trong đó, phương pháp hiện đại nhất, ưu việt nhất chính là cấy ghép răng Implant.
Cấy ghép răng Implant hay Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng giả ưu việt nhất hiện nay. Răng Implant có cấu tạo gồm cả chân răng và thân răng như một chiếc răng thật nên thực hiện tốt cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, khắc phục những nhược điểm của các phương pháp điều trị mất răng cũ như hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ.
Răng trên Implant được chế tác giống với răng thật về cấu trúc, màu sắc, hình dáng răng, mang đến sự tự nhiên, người ngoài nhìn vào sẽ không biết là răng giả. Điều này giúp người trồng răng Implant cảm thấy tự tin trong giao tiếp, cười nói thoải mái hơn.
Nhờ chân răng làm trụ đỡ nên răng Implant có độ chịu lực cao, bệnh nhân có thể thoải mái ăn các loại thực phẩm yêu thích một cách ngon miệng mà không cần kiêng cữ, không thua kém gì răng thật. Từ đó cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Trụ răng Implant thực hiện chức năng của một chân răng. Do đó trong quá trình ăn, nhai… trụ Implant sẽ tác động lực đến xương hàm như răng thật, ngăn ngừa sự tiêu xương và thoái hóa cơ mặt, bảo vệ xương hàm và mang lại sự trẻ trung, tươi tắn cho gương mặt.
Răng Implant vô cùng vững chắc, không di động, không rơi, không ảnh hướng đến phát âm. Ngoài ra, răng Implant còn có tuổi thọ rất cao, nếu chăm sóc đúng cách có thể tồn tại trọn đời mà không cần làm lại.
Ngoài ra, răng Implant được cấy độc lập vào vị trí mất răng, không cần mài răng làm trụ, không cần móc kim loại nâng đỡ nên không ảnh hưởng đến các răng xung quanh, bảo tồn răng thật tối đa. Hạn chế tổn thương và sự ảnh hưởng đến cả hàm về lâu dài.
Quy trình thực hiện cấy ghép răng Implant điều trị mất răng hàm dưới
Bị mất răng hàm dưới có sao không? Chỉ cần thực hiện quy trình trồng răng Implant dưới đây là bạn có thể quẳng được gánh lo “mất răng”. Việc cấy ghép răng Implant thường được thực hiện theo từng giai đoạn:
Đầu tiên, thăm khám và chụp phim CT Cone Beam 3D được thực hiện để cung cấp cho Bác sĩ hình ảnh rõ ràng về trình trạng mất răng và cấu trúc của xương hàm.
Tiếp theo, sẽ có một cuộc phẫu thuật nhỏ để cấy trụ Implant vào trong xương hàm. Tùy theo chất lượng xương mà có thể có những thủ thuật như ghép xương, nâng xoang hoặc không. Quá trình phẫu thuật cấy trụ Implant sẽ được gây tê để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi thực hiện.
Khi trụ Implant được đặt vào xương, bệnh nhân cần chờ khoảng 2-6 tháng để quá trình tích hợp xương diễn ra.
Khi Implant đã ổn định trong xương, Bác sĩ sẽ kiểm tra nướu và lấy dấu mẫu hàm để chế tạo răng sứ. Cuối cùng, răng sứ được gắn cố định lên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment.
Nhiều khách hàng lo lắng cấy ghép răng Implant sẽ bị đau và có những rủi ro xảy ra, tuy nhiên ứng dụng công nghệ định vị X-Guide trồng răng Implant an toàn chính xác đã được hàng triệu khách hàng trên thế giới lựa chọn và được kiểm chứng an toàn.
Vì vậy, mất răng hàm dưới có sao không? Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn có thể tìm ra đáp án và có phương pháp điều trị chính xác từ Trung tâm Implant Việt Nam.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống