Mất răng hàm dưới lâu năm - Hậu quả và cách khắc phục
Răng hàm dưới bị mất là do đâu?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị mất răng, bạn có thể tham khảo những nguyên nhân chính sau đây:
1. Bệnh lý răng miệng
Tới hơn 80% bệnh nhân bị mất răng hàm dưới lâu năm là hậu quả của các bệnh lý răng miệng không được điều trị kịp thời, dẫn đến mất răng hoặc phải nhổ răng.
Những bệnh lý như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… không chỉ gây đau nhức, khó chịu và cản trở việc ăn uống, làm giảm sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân mà về lâu dài còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có mất răng, nhiễm trùng diện rộng, áp-xe, nhiễm trùng máu…
2. Chấn thương vùng đầu - cổ - mặt
Bị nứt - vỡ - gãy răng, rụng răng… là triệu chứng thường gặp do tai nạn, luyện tập thể thao, tác động vật lý…
Trong một số trường hợp, chấn thương quá nghiêm trọng khiến răng bị tổn thương không thể phục hồi hoặc có thể cần nhổ, sau đó dùng răng giả để phục hình thay thế răng bị mất.
3. Thói quen xấu gây hại cho răng
Rất nhiều thói quen xấu trong chăm sóc răng mà chúng ta vô tình không chú ý tới, chẳng hạn như vệ sinh răng miệng kém, ăn uống kém khoa học, thích ăn ngọt, chua, thực phẩm dai cứng, hút thuốc lá, nghiến răng, dùng răng cắn đồ vật…
Những thói quen này diễn ra với tần suất cao sẽ khiến răng bị bào mòn, bị tổn thương. Theo thời gian, răng trở nên suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến các bệnh răng miệng hoặc dễ bị tác động và tăng nguy cơ rụng răng.
4. Tuổi cao
Hình ảnh mẹ ông bà, cha mẹ tuổi đã cao, răng chỉ còn thưa thớt chắc hẳn khá là thân thuộc. Việc mất răng ở người cao tuổi là quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể, thêm vào đó răng đã chịu áp lực nhai trong thời gian dài nên đã không còn chắc khỏe như lúc còn trẻ, dẫn đến gãy, rụng.
5. Một số lý do khác
Ngoài ra, một số lý do làm tăng khả năng mất răng bao gồm suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố, các bệnh lý của cơ thể như tiểu đường, tim mạch, ung thư…
Hậu quả của mất răng hàm dưới lâu năm
Mất răng hàm dưới lâu năm để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được nhanh chóng khắc phục:
1. Ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sức khỏe của cơ thể
Vai trò của răng là thực hiện chức năng ăn nhai, giúp cắn – xé – nhai - nghiền thức ăn để giúp hệ tiêu hóa dễ dàng tiêu hóa thức ăn và cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, việc mất răng (nhất là mất nhiều răng và mất răng lâu năm) sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của răng.
Khi không có răng, thức ăn sẽ khó được nghiền nát, hệ tiêu hóa cần phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Lâu dần sẽ gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa, cơ thể không đủ dinh dưỡng, người gầy yếu và không có sức lực, đề kháng kém.
2. Tăng nguy cơ các bệnh lý răng miệng
Mất răng hàm dưới tạo ra những khoảng trống, thức ăn sẽ dễ bị kẹt lại trong các khoảng trống và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, chúng tấn công răng và gây nên các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu…
Bên cạnh đó, theo thời gian, các răng còn lại trên cung hàm sẽ có xu hướng dịch chuyển về phía khoảng trống mất răng, dẫn đến xô lệch răng, gây sai lệch khớp cắn.
3. Gây tiêu xương hàm
Theo các nghiên cứu về nha khoa, sau vài tháng mất răng xương hàm sẽ dần bị giảm số lượng, mật độ, chiều cao, chiều rộng của xương. Đây là quy luật đào thải tự nhiên của cơ thể. Khi không có răng để ăn nhai, xương hàm sẽ không được kích thích và không thể tái tạo xương, gây ra tình trạng tiêu xương hàm.
4. Giảm khả năng phát âm
Răng tham gia với môi và lưỡi trong hoạt động phát âm. Thiếu răng sẽ khiến một số âm cần có răng để phát âm đúng bị cản trở, gây ra tình trạng phát âm không chính xác, nói ngọng. Đó là lý do chúng ta thường thấy những người già bị mất răng nói chuyện khó nghe.
5. Mất thẩm mỹ
Hậu quả dễ nhận biết nhất khi bị mất răng là mất thẩm mỹ. Ngoài vai trò ăn nhai thì răng còn là bộ phận giúp làm đẹp, tạo nên ngoại hình của một người.
Thiếu răng, nụ cười sẽ trở nên kém duyên dáng, đặc biệt là mất răng lâu năm khiến xương bị tiêu và nướu bị teo lại, miệng trở nên móm mém, cơ mặt bị biến dạng, da nhăn và mặt bị trũng, trông già trước tuổi.
6. Đau nhức vùng đầu - mặt
Nhiều nghiên cứu cho thấy mất răng có liên quan đến các chứng bệnh đau khớp thái dương hàm, đau đầu, đau tai… Nguyên nhân là do mất răng khiến răng bị xô lệch, khớp cắn không hài hòa nên mất cân bằng lực nhai, tình trạng nhai một bên hoặc nhai bằng nướu dẫn đến đau nhức vùng đầu - mặt.
Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng hàm dưới lâu năm
Nhiều người lo ngại mất răng hàm dưới lâu năm sẽ không khắc phục được và họ sẽ phải sống chung với nỗi bất tiện do mất răng suốt đời.
Đừng quá lo lắng, nền nha khoa hiện đại đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc, đặc biệt là trong kỹ thuật phục hình răng bị mất, giúp bệnh nhân nhanh chóng khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.
Dù là mất răng hàm dưới hay hàm trên, bạn cũng sẽ dễ dàng khắc phục với 3 phương pháp dưới đây:
1. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant hay còn được gọi là cấy ghép răng Implant, là giải pháp phục hình răng mới nhất nhưng lại mang lại nhiều lợi ích vượt trội nhất.
Điểm khác biệt của kỹ thuật này so với các phương pháp phục hình khác là răng giả có cấu tạo gồm cả chân răng và thân răng giống như răng thật.
Một chân răng được làm bằng Titanium sẽ được cấy vào xương hàm và phục hình bằng răng sứ ở bên trên. Nhờ đó, răng Implant có độ bền chắc rất cao, tạo khả năng ăn nhai như răng thật, thẩm mỹ vô cùng tự nhiên và có thể kích thích tái tạo xương hàm, tránh hiện tượng tiêu xương.
2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ được chỉ định khi bệnh nhân không có đủ điều kiện về sức khỏe hoặc không muốn thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng Implant. Bằng cách mài hai răng khỏe mạnh kề cận răng bị mất là trụ, Bác sĩ sẽ chế tác một cầu răng và gắn lên trụ răng để khôi phục thẩm mỹ và ăn nhai.
Cầu răng sứ tuy ít tốn thời gian và chi phí hơn Implant nhưng không được khuyến khích vì độ bền và tuổi thọ chưa cao, chỉ áp dụng với trường hợp mất 1 răng hoặc mất vài răng xen kẽ và phải mài răng khác làm trụ đỡ, không áp dụng cho răng hàm số 7, không thể ngăn tiêu xương hàm do không có chân răng.
3. Phục hình hàm giả tháo lắp
Phục hình hàm giả tháo lắp là giải pháp điều trị mất răng được sử dụng trong hàng chục năm. Hàm giả có những ưu điểm như chi phí thấp, thời gian thực hiện rất nhanh nhưng vì còn nhiều nhược điểm về khả năng ăn nhai, thẩm mỹ, độ bền và có thể gây đau, dễ rơi khi ăn nhai, không ngăn được tiêu xương hàm nên hàm giả chỉ được chỉ định với những bệnh nhân không có điều kiện cấy ghép răng Implant.
Cách phòng ngừa mất răng
Các chuyên gia phục hình răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam cho biết, mất răng có thể được phòng ngừa nếu chúng ta áp dụng những cách sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn có thể nhờ Bác sĩ nha khoa hướng dẫn hoặc xem các video về cách đánh răng đúng chuẩn nha khoa, thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để có hàm răng sạch.
- Nói không với các thói quen có hại cho răng: Nếu bạn có thói quen dùng răng cắn vật cứng, nghiến răng, hút thuốc lá, nghiện bia rượu… thì hãy tìm cách từ bỏ hoặc khắc phục để giúp bảo vệ răng miệng tốt nhất có thể.
- Chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm giàu đường, thực phẩm giàu axit, thực phẩm dai cứng, dễ bám dính, nước ngọt… là cách hiệu quả để giảm nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây ra bệnh lý răng miệng.
- Chọn đúng loại vật dụng vệ sinh răng: Bàn chải lông mềm và chỉ nha khoa là hai vật dụng vệ sinh răng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cần chọn loại kem đánh răng có lượng Fluor phù hợp để phòng ngừa sâu răng. Dùng thêm nước muối hoặc dung dịch súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Đây sẽ là điều không thể thiếu nếu bạn muốn một hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ. Khi thăm khám định kỳ, Bác sĩ có thể theo dõi những bất thường ở răng (nếu có) để kịp thời điều trị, đồng thời loại bỏ các mảng bám vôi răng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng.
Bài viết “Mất răng hàm dưới lâu năm - Hậu quả và cách khắc phục” đã cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề mất răng. Đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ trung tâm Implant Việt Nam tư vấn giải pháp trồng răng Implant khắc phục răng mất miễn phí cho bạn!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống