Mất răng lâu năm ảnh hưởng nhiều đến việc trồng răng Implant
Mất răng lâu năm ảnh hưởng nhiều đến việc trồng răng Implant ra sao? Mất răng lâu năm sẽ làm cho xương hàm tiêu biến, nướu tụt ngắn, các răng còn lại trên cung hàm xô lệch, gây sai khớp cắn, biến dạng mặt,… Lúc này việc cấy ghép răng Implant vẫn có thể thực hiện với tỉ lệ thành công cao nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình phục hình sẽ mất nhiều thời gian hơn, tốn kém hơn vì cần áp dụng thêm các kỹ thuật hỗ trợ khác như ghép xương, nâng xoang, chỉnh nha,… tùy từng trường hợp cụ thể.
Sự nguy hiểm của tình trạng mất răng lâu năm
Theo các kết quả nghiên cứu, có tới 80% người bị mất răng không phục hình lại vì nghĩ có thể ăn nhai bằng các răng khác. Vấn đề thẩm mỹ không được quan tâm nhiều khi mất răng hàm.
Tuy nhiên, việc mất răng trên thực tế lại cực kì nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến xương hàm tiêu biến, nướu răng teo lại, những chiếc răng còn lại trên cung hàm cũng sẽ bị đổ nghiêng. Các răng bị xô lệch sẽ yếu dần đi, lung lay và gãy rụng. Sự sai lệch khớp cắn do tiêu xương, xô lệch răng sẽ gây khó khăn cho quá trình trồng răng giả, khôi phục răng sau này.
Tình trạng mất răng trong thời gian dài còn kéo theo nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là các trường hợp mất nhiều răng. Lý do là vì thức ăn không được nghiền nát kỹ ở khoang miệng khi xuống dạ dày và các cơ quan tiêu hóa sẽ làm tăng áp lực tại những cơ quan này, khiến chúng phải làm việc hết công suất để tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, lâu dài sẽ dẫn đến đau/viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
Bên cạnh đó, tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu năm làm cho má hóp lại, da chảy xệ, nhăn nheo, khiến gương mặt biến dạng, mất cân đối, làm mất đi sự tự tin của người mắc.
Xem thêm: Phân biệt đặc điểm chân răng thật và chân răng nhân tạo Implant
Mất răng lâu năm có thể thực hiện trồng Implant được không?
Mất răng trong thời gian dài không trồng lại sẽ gây sai lệch khớp cắn, tiêu xương hàm, tụt nướu, chảy xệ cơ mặt,… Lúc này, nhiều trường hợp mới bắt đầu lo lắng và đi tìm hiểu về các phương pháp phục hình răng hiện nay và đặt ra câu hỏi: Mất răng lâu năm có thể phục hình lại bằng trồng Implant được không?
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nha khoa hiện đại, trồng răng Implant vẫn có thể thực hiện được và đạt hiệu quả cao trong trường hợp mất răng lâu năm. Trồng răng bằng cấy ghép Implant phù hợp với cả những người bị mất 1 răng, nhiều răng hoặc toàn bộ răng trên khuôn hàm.
Kỹ thuật cấy ghép răng Implant giúp khách hàng có được chiếc răng mới hoàn chỉnh và chắc khỏe y như răng thật. Răng được khôi phục về cả chức năng thẩm mỹ và ăn nhai. Sau khi phục hình hoàn thiện, bạn cần giữ thói quen chăm sóc răng miệng khoa học, hợp lý và đừng quên thăm khám định kì để giữ hàm răng luôn chắc khỏe nhé.
Mất răng lâu năm ảnh hưởng nhiều đến việc trồng răng Implant ra sao?
Thời gian mất răng quá lâu sẽ làm cho xương hàm tự tiêu hủy, trong khi trồng răng Implant là biện pháp cấy ghép chân răng nhân tạo vào trong xương hàm và phục hình răng sứ/hàm giả lên trên. Vậy mất răng lâu năm ảnh hưởng nhiều đến việc trồng răng Implant ra sao?
Mặc dù có sự biến đổi trong cấu trúc xương hàm, hàm răng cũng xô lệch nhiều nhưng người mất răng lâu năm vẫn có thể tiến hành cấy ghép Implant như đã chia sẻ ở phần trên. Chỉ có điều, quá trình điều trị sẽ cần nhiều thời gian hơn và phải kết hợp thêm nhiều biện pháp hỗ trợ.
Tùy từng tình huống cụ thể, dựa vào biến chứng và tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp như chỉnh nha, nâng xoang, ghép xương,…
Trên đây là các thông tin xoay quanh chủ đề: Mất răng lâu năm ảnh hưởng nhiều đến việc trồng răng Implant ra sao? Hy vọng đây sẽ làm một bài viết hữu ích đối với các bạn. Để được thăm khám và tư vấn cụ thể, miễn phí về tình trạng răng miệng cũng như biện pháp điều trị phù hợp, bạn hãy liên hệ ngay với trung tâm Implant Việt Nam nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống