Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Mất răng số 7 hàm dưới có cần điều trị không?


Mất răng số 7 hàm dưới là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả ngoại hình lẫn sức khỏe răng miệng của bạn. Trong bài viết này, trung tâm Implant Việt Nam sẽ giải thích ảnh hưởng của mất răng số 7 hàm dưới và lý do bạn cần điều trị.
Mất răng số 7 hàm dưới có cần điều trị không?
Răng số 7 đóng vai trò nhai và nghiền thức ăn. Mất răng số 7 hàm dưới ảnh hưởng lớn đến chức năng của cả hàm răng, gây tiêu xương hàm và những hậu quả nghiêm trọng khác. Trồng răng Implant là giải pháp khắc phục tối ưu nhất khi bị mất răng số 7.

Răng số 7 hàm dưới có vai trò như thế nào?

Răng số 7 hàm dưới thuộc nhóm răng hàm, là chiếc răng có hệ số nhai cao nhất, thực hiện chức năng chính trong hoạt động nhai và nghiền nát thức ăn. Răng số 7 có 4 cái, 2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới, được chia đều cho hai bên trái và phải, nằm ở vị trí thứ 7 từ răng cửa tính vào.

Đặc điểm răng số 7 là kích thước lớn, chân răng to, vô cùng chắc khỏe
Đặc điểm răng số 7 là kích thước lớn, chân răng to, vô cùng chắc khỏei

Đặc điểm răng số 7 là kích thước lớn, chân răng to, vô cùng chắc khỏe. Nhờ vậy, răng số 7 có khả năng giúp quá trình ăn nhai diễn ra hiệu quả, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu mất răng số 7 hàm dưới hay hàm trên đều gây suy giảm chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm răng.

Nguyên nhân gây mất răng số 7 hàm dưới?

Mất răng số 7 hàm dưới có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào, bất kể tuổi tác và giới tính. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

1. Sâu răng

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất răng hàm số 7 là sâu răng vì vai trò của răng 7 là nhai nghiền thức ăn nên dễ bị dắt thức ăn thừa, đồng thời vị trí của răng nằm sâu trong cung hàm nên gây khó khăn khi vệ sinh răng.

Ban đầu sâu răng chỉ là những lỗ sâu nhỏ li ti trên bề mặt răng và chúng sẽ tiếp tục tiến triển gây tổn thương nghiêm trọng cho răng.

Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng chỉ còn chân răng hoặc tổn thương tủy răng nặng gây nguy hiểm thì khả năng cao là phải nhổ răng để bảo vệ an toàn.

Sâu răng không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất răng
Sâu răng không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất răng

2. Bệnh về nướu răng

Một tình trạng về nướu thường gặp là viêm nướu, còn được gọi là bệnh nướu răng. Giống như sâu răng, bệnh viêm nướu sẽ tiến triển nếu không được điều trị. Viêm nướu tiến triển sẽ thành viêm nha chu phá hủy các mô xung quanh răng, khiến răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.

3. Chấn thương răng

Chấn thương răng có thể xảy ra do tai nạn, ngã, va đập, cắn vật cứng, luyện tập thể thao... Những sự cố này có thể gây nứt gãy răng, mất răng và thậm chí là gãy xương hàm.

4. Sự lão hóa tự nhiên

Tuổi càng cao nguy cơ mất răng sẽ càng tăng. Đây là sự lão hóa tự nhiên mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Nếu không có những phương án dự phòng mất răng, thì khi về già, cơ thể bị lão hóa, răng sẽ dần suy yếu và bị rụng dần.

5. Thói quen xấu có hại cho răng

Vệ sinh răng miệng kém, ăn uống thiếu khoa học, dùng răng cắn các vật cứng, hút thuốc lá, thường xuyên dùng đồ uống có cồn, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, nghiến răng khi ngủ… là những thói quen vô cùng có hại cho răng.

Về mặt lâu dài, các thói quen này sẽ khiến răng dễ bị tổn thương, suy yếu và dẫn đến gãy - rụng răng.

6. Mất răng do bệnh lý cơ thể

Một sô trường hợp răng bị rụng là biến chứng của những bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, ung thư, bất thường ở xương hàm…

Ung thư vùng hàm mặt làm tăng nguy cơ mất răng
Ung thư vùng hàm mặt làm tăng nguy cơ mất răng

Mất răng số 7 hàm dưới có cần điều trị không?

Mất răng số 7 hàm dưới có cần điều trị không? Câu trả lời là “Vô cùng cần thiết”. Bởi vì mất răng hàm số 7 tác động rất lớn đến bệnh nhân. Những hậu quả do mất răng số 7 gây ra có thể kể đến như:

1. Tiêu xương hàm

Xương hàm cần được kích thích phát triển và tái hấp thu xương thông qua hoạt động ăn nhai của răng. Khi mất răng, đặc biệt là vị trí quan trọng như răng hàm, xương sẽ ngừng nhận kích thích cần thiết và sẽ không thể tái tạo được, dần bị suy giảm về số lượng và mật độ, gọi là hiện tương tiêu xương hàm.

Hiện tượng tiêu xương hàm do mất răng
Hiện tượng tiêu xương hàm do mất răng

2. Mất thẩm mỹ

Một nụ cười có khoảng trống mất răng được cho là kém duyên dáng và để lại ấn tượng không mấy tích cực. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng giao tiếp xã hội của người bị mất răng. Bệnh nhân trở nên tự ti, ngại cười, ngại giao tiếp. Đặc biệt là trong xã hội coi trọng ngoại hình như hiện nay.

Mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó dễ thấy nhất là vấn đề về thẩm mỹ
Mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó dễ thấy nhất là vấn đề về thẩm mỹ

3. Vấn đề về giọng nói

Một số âm tiết cần có sự phối hợp của răng để phát âm chính xác. Do đó, nếu mất răng thì bệnh nhân sẽ khó phát âm một số từ, dẫn đến phát âm sai, khó nghe, nói ngọng...

4. Vấn đề ăn nhai

Khi bị mất răng hàm dưới số 7, lực ăn nhai sẽ không được phân bố đều ở hai bên. Không thể nhai thức ăn đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và suy dinh dưỡng. Điều này xảy ra vì cơ thể không thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn nếu thức ăn không được nghiền nát.

Mất răng dàm dưới số 7 làm suy giảm chức năng ăn nhai
Mất răng dàm dưới số 7 làm suy giảm chức năng ăn nhai

5. Dịch chuyển răng

Khi bị mất răng số 7 hàm dưới, các răng bên cạnh khoảng trống bắt đầu dịch chuyển, răng 7 ở cung hàm trên cuối cùng sẽ di chuyển và trồi xuống hàm dưới vì không có răng đối diện để ăn nhai.

Những thay đổi về vị trí của răng càng ngày sẽ càng nghiêm trọng, dần dần sẽ bị sai lệch về khớp cắn.

6. Tụt nướu

Sự tiêu xương có thể dẫn đến tụt nướu ở các răng kế cận và teo nướu vùng mất răng, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến răng còn lại dễ bị tổn thương và tăng độ nhạy cảm. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp mất răng, bệnh nha chu có thể xảy ra nếu không có thói quen vệ sinh răng miệng tốt.

7. Tăng chi phí điều trị

Trường hợp mất răng không điều trị kịp thời thì sẽ gây khó khăn khi phục hình và làm tăng thêm chi phí điều trị do những biến chứng do mất răng gây ra.

8. Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là một nhóm tình trạng ảnh hưởng đến khớp nối xương hàm với hộp sọ (TMJ). Bệnh có thể xảy ra khi hoạt động ăn nhai diễn ra kém hiệu quả, khớp cắn mất cân bằng, việc ăn nhai tập trung vào bên không bị mất răng gây áp lực lớn lên khớp.

Biểu hiện của TMD là cảm giác đau và khó chịu, tiếng kêu lách cách hoặc bốp khi mở hoặc ngậm miệng.

Bệnh nhân có nguy cơ bị đau khớp thái dương hàm do mất răng không được điều trị
Bệnh nhân có nguy cơ bị đau khớp thái dương hàm do mất răng không được điều trị

9. Biến dạng gương mặt

Hậu quả cuối cùng của việc mất răng là biến dạng gương mặt. Răng đóng vai trò hỗ trợ cho các cơ mặt xung quanh miệng. Mất răng, cơ mặt xung quanh thiếu sự nâng đỡ, dẫn đến thay đổi nét mặt, gồm miệng móm hơn, da nhăn, mặt lệch sang một bên… Nhìn chung, mất răng khiến bạn trông già hơn tuổi.

Cách điều trị mất răng số 7 hàm dưới

Mất răng số 7 hàm dưới hoàn toàn có thể phục hồi với các kỹ thuật phục hình nha khoa. Tùy theo tình trạng mất răng, tình trạng sức khỏe, điều kiện tài chính, nhu cầu cá nhân mà bệnh nhân sẽ được tư vấn giải pháp phù hợp nhất, trong đó có:

1. Cấy ghép Implant nha khoa

Cấy ghép Implant hay trồng răng Implant đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong việc thay thế răng đã mất. Phương pháp điều trị được thực hiện bằng cách đặt một trụ Impplant vào bên trong xương đóng vai trò là chân răng để cố định mão răng sứ đóng vai trò là thân răng ở bên trên.

Bệnh nhân điều trị cấy ghép Implant thay thế răng bị mất tại Trung tâm Implant Việt Nam
Bệnh nhân điều trị cấy ghép Implant thay thế răng bị mất tại Trung tâm Implant Việt Nam

Mặc dù chi phí khá cao nhưng cấy ghép Implant thực sự là sự đầu tư mang lại kết quả lâu dài, răng Implant có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, độ ăn nhai và thẩm mỹ gần như hoàn hảo, độ bền chắc cao và tuổi thọ lâu dài (có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc tốt).

Bên cạnh đó, Implant có thể sử dụng trong nhiều trường hợp, kể cả mất răng lâu năm hay thiếu răng bẩm sinh.

Răng Implant có cả chân răng và thân răng giúp phục hồi ăn nhai hiệu quả và ngăn ngừa tiêu xương hàm
Răng Implant có cả chân răng và thân răng giúp phục hồi ăn nhai hiệu quả và ngăn ngừa tiêu xương hàm

2. Răng giả tháo lắp

Một lựa chọn khác khi bị mất răng số 7 hàm dưới là dùng răng giả tháo lắp. Đây là giải pháp phục hình cổ điển để hỗ trợ cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ khi bị mất răng.

Tuy nhiên, hàm giả không được đánh giá cao vì tồn tại nhiều nhược điểm như dễ bị rơi khi ăn nhai hay nói chuyện, có thể làm tổn thương nướu, không có chân răng nên không thể ngăn tiêu xương hàm, độ bền chắc chưa cao, thẩm mỹ chưa tự nhiên, tuổi thọ thấp…

Do đó, răng giả tháo lắp thường được dùng cho những bệnh nhân không đủ sức khỏe hoặc tài chính để thực hiện cấy ghép răng Implant.

Làm răng giả tháo lắp là giải pháp truyền thống trong điều trị mất răng
Làm răng giả tháo lắp là giải pháp truyền thống trong điều trị mất răng

Lưu ý: Cầu răng sứ không được sử dụng trong trường hợp mất răng số 7 vì không có răng để mài làm trụ nâng đỡ cầu răng (răng số 8 không đáp ứng được các tiêu chuẩn để mài làm trụ).

Làm gì để phòng ngừa mất răng hàm số 7?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để không phải tốn chi phí chữa trị mất răng thì bạn nên phòng ngừa mất răng ngay từ bây giờ. Những điều đơn giản sau đây sẽ giảm đáng kể tỷ lệ mất răng nếu bạn kiên trì thực hiện:

  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Việc thăm khám định kỳ vô cùng cần thiết, Bác sĩ sẽ loại bỏ những mảng bám vôi răng và tiêu diệt vi khuẩn trong những lần khám, đồng thời can thiệp điều trị kịp thời nếu răng xuất hiện các vấn đề bất thường.
Thăm khám nha khoa định kỳ giúp Bác sĩ theo dõi tốt sức khỏe răng miệng, từ đó phòng ngừa mất răng hiệu quả
Thăm khám nha khoa định kỳ giúp Bác sĩ theo dõi tốt sức khỏe răng miệng, từ đó phòng ngừa mất răng hiệu quả
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng là điều chúng ta thực hiện hằng ngày nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Hãy tham khảo Bác sĩ nha khoa về cách đánh răng đúng, sử dụng đúng loại bàn chải, chỉ nha khoa, kem đánh răng, nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch răng tốt hơn.
  • Ăn uống khoa học: Ăn uống đủ dinh dưỡng giúp răng luôn chắc khỏe. Hạn chế các thực phẩm không tốt cho răng như thực phẩm giàu đường, giàu axit, dai cứng, dễ bám dính, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn…
  • Bỏ các thói quen gây hại cho răng: Nghiến răng, hút thuốc lá… là những thói quen nhiều người mắc phải. Hãy tập từ bỏ hoặc sử dụng biện pháp khắc phục như đeo máng chống nghiến… để giảm thiểu tối đa tổn thương răng.

Những biện pháp trên đây giúp hạn chế đáng kể nguy cơ mất răng. Tuy nhiên, nếu không may bị mất răng hàm dưới số 7 thì bạn cần được điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm không chỉ giúp tránh được những hậu quả nghiêm trọng do mất răng gây ra mà còn đơn giản hóa việc điều trị và ít tốn kém hơn.

Trên đây là những hậu quả và cách điều trị mất răng hàm dưới số 7. Khi bị mất răng, bạn cần tìm một địa chỉ nha khoa trồng răng implant uy tín để nhanh chóng thăm khám và được chỉ định điều trị phù hợp.

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia trên 25 năm kinh nghiệm, trung tâm Implant Việt Nam chắc chắn sẽ giúp bạn lấy lại hàm răng chắc khỏe và nụ cười hoàn mỹ nhất.

Đăng ký ngay


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan