Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Mất răng toàn hàm có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào?


Mất răng toàn hàm để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy giảm chức năng ăn nhai, tiêu xương hàm, lão hóa sớm... Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hình răng toàn hàm hiệu quả và an toàn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng toàn hàm và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu trong bài viết sau.
Mất răng toàn hàm có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào?

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng toàn hàm có thể là do viêm nha chu kéo dài, sâu răng, nhiễm trùng chân răng, chấn thương hoạc do vấn đề tuổi tác. Tình trạng này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy giảm chức năng ăn nhai, tiêu xương hàm, suy giảm trí nhớ, lão hóa sớm...

Hiện nay có 2 phương pháp phục hồi răng mất toàn hàm được sử dụng phổ biến đó là hàm tháo lắp và Implant All on X (All on X là phương pháp cắm từ 2, 3, 4 hoặc 5, 6,… trụ Implant, tùy vào tình trạng của mỗi người. Quá trình cắm trụ sẽ được chia làm nhiều lần, mỗi lần chỉ cắm 2 trụ Implant để đảm bảo an toàn cho khách hàng).

Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Bệnh nhân nên thăm khám tại các nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể.

Chức năng của hàm răng

Răng vĩnh viễn ở người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc ở cả hai hàm. Mỗi vị trí răng trong cung hàm đều đóng một vai trò quan trọng, chẳng hạn như cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn; hình thành sự hài hòa, cân đối và thẩm mỹ cho khuôn mặt; giúp phát âm chuẩn, rõ ràng,…

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng toàn hàm

Viêm nha chu kéo dài

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng các mô xung quanh răng (nướu, men răng, xương ổ răng,...). Lúc này, nướu mất khả năng bám dính vào răng khiến xương ổ răng bị viêm và túi nha chu hình thành. Sau đó răng lung lay dần dẫn đến rụng răng.

Viêm nha chu kéo dài có thể dẫn đến mất răng
Viêm nha chu kéo dài có thể dẫn đến mất răng

Sâu răng, nhiễm trùng chân răng

Vệ sinh răng miệng kém lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng. Các mảng bám cứng đầu tích tụ trên răng do vụn thức ăn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và ăn mòn men răng. Chúng sẽ lan dần và phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, dẫn đến mất răng toàn hàm.

Chấn thương ở đầu, mặt hoặc cổ

Điều này có thể làm hỏng răng, nướu, xương ổ răng hoặc mô mềm trong miệng. Trong trường hợp nhẹ, men răng và ngà răng có thể bị sứt mẻ. Nghiêm trọng nhất có thể gây ra các vết nứt dọc, chéo hoặc ngang của răng hoặc gãy hoàn toàn răng.

Tuổi tác

Răng cũng giống như các bộ phận khác, sẽ lão hóa theo thời gian. Do cấu tạo và thành phần của xương nên ở người lớn tuổi thường xảy ra tình trạng loãng xương, thiếu canxi. Đó cũng chính là nguyên nhân gây mất răng ở người già.

Người lớn tuổi thường gặp tình trạng mất răng do loãng xương, thiếu canxi
Người lớn tuổi thường gặp tình trạng mất răng do loãng xương, thiếu canxi

Mất răng toàn hàm nguy hiểm không?

Việc để răng mất lâu ngày gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là 7 nguy hiểm bệnh nhân gặp phải khi mất răng toàn hàm:

Suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Khi bị mất răng toàn hàm, khả năng cắn xé thức ăn dường như bị mất hoàn toàn. Lúc này dạ dày buộc phải hoạt động rất nhiều để hấp thụ thức ăn. Nếu tình trạng kéo dài, đặc biệt là ở người lớn tuổi sẽ tiềm ẩn nguy cơ táo bón, viêm loét dạ dày, thủng ruột…

Mất răng toàn hàm gây suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Mất răng toàn hàm gây suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Tiêu xương hàm gây teo nướu, lão hóa sớm

Khi không còn răng để ăn và nhai, sau một thời gian xương hàm tiêu biến nhanh dẫn đến bệnh nhân bị teo nướu, má hóp lại, da nhăn nheo và chảy xệ. Có thể dễ dàng nhận thấy những người bị mất răng toàn hàm thường có tình trạng móm nặng, khuôn mặt méo mó và trông già hơn hẳn so với bạn bè đồng trang lứa.

Đau nhức đầu, đau khớp thái dương

Khi răng bị mất, lực nâng đỡ cũng không còn, lực nhai tác động trực tiếp đến nướu, xương hàm gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên kết hai xương hàm, từ đó gây đau đầu dai dẳng. Các bệnh về khớp thái dương hàm, viêm xoang, đau dây thần kinh tọa, đau cơ cổ - vai - gáy,... cũng có thể xảy ra.

Nguy cơ gây suy giảm trí nhớ

Các nhà khoa học cho biết chuyển động của răng và cơ hàm tạo ra các đường cảm giác và làm tăng lưu lượng máu lên não. Phần não này chịu trách nhiệm tạo hình, gọi lại trí nhớ của con người. Vì vậy bệnh nhân mất răng sẽ tạo ra ít tín hiệu hơn, làm giảm lượng chất xám trong não và khiến trí nhớ bị suy giảm.

Khả năng ăn nhai kém do mất răng khiến người bệnh có tâm lý lựa chọn những thức ăn mềm, dễ nhai và có thể tránh xa những thực phẩm bổ dưỡng cho não như đạm, vitamin… Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, dinh dưỡng và làm mất trí nhớ.

Phát âm sai, khó nói

Âm thanh được tạo ra do sự điều chỉnh của hai dây thanh âm lưỡi và răng. Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng việc không có răng, đặc biệt là răng cửa sẽ gây ra tình trạng nói ngọng, những âm gió do tác động của lưỡi và răng cũng bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày.

Ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc

Khi bị mất răng toàn hàm để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cơ thể người bệnh ngày càng suy nhược, tinh thần mệt mỏi, không thể tập trung làm việc. Ngoài ra, mất hết răng còn dẫn đến khuôn mặt bị lệch lạc, mất cân đối khiến bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp với mọi người.

Mất răng để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Mất răng để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Cản trở việc điều trị về sau

Sau khi mất răng toàn hàm, các biện pháp khắc phục không được thực hiện, xương hàm càng bị tiêu đi và tình trạng tụt nướu ngày càng trầm trọng. Tỉ lệ xương và chất lượng xương giảm đi từng ngày. Mất răng lâu ngày khiến việc phục hồi răng trở nên khó khăn, ngay cả với những phương pháp tiên tiến nhất như cấy ghép Implant, vì trụ Implant rất khó nâng đỡ trong môi trường xương kém.

Biến chứng của mất răng là vô cùng nghiêm trọng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, các chuyên gia nha khoa khuyên bệnh nhân bị mất răng nên điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Trồng răng Implant có nguy hiểm không? Tư vấn từ chuyên gia trồng Implant 25+ năm kinh nghiệm 

Giải pháp phục hình răng mất toàn hàm

Hiện nay có 2 phương pháp phục hình răng được sử dụng phổ biến đó là hàm tháo lắp cổ điển và Implant All on X.

Hàm tháo lắp cổ điển

Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hồi mất răng toàn hàm phổ biến và lâu đời nhất. Hàm giả tháo lắp là một mô hình hàm bao gồm răng và hàm giả bằng nhựa được gắn trực tiếp lên nướu nhằm thay thế răng thật đã mất. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm sau:

Hàm tháo lắp cổ điển là phương pháp phổ biến và lâu đời nhất
Hàm tháo lắp cổ điển là phương pháp phổ biến và lâu đời nhất

Ưu điểm

  • Có thể dễ dàng tháo rời để vệ sinh nếu cần thiết.
  • Chi phí thấp nhất trong các phương pháp trồng răng giả hiện nay.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 1 tuần.
  • Được làm bằng chất liệu an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Đơn giản, không gây đau đớn, kỹ thuật không xâm lấn.

Nhược điểm:

  • Khả năng ăn nhai thấp, chỉ bằng 30-40% so với răng thật.
  • Tính thẩm mỹ không cao.
  • Dễ gây ra tình trạng tiêu xương hàm do không tác động trực tiếp lên xương hàm, đồng thời chịu áp lực từ các lực tác động của răng giả.
  • Dễ có mùi hôi do hàm giả thấm nước bọt nên cần vệ sinh thường xuyên.
  • Cảm giác vướng víu khi đeo, hàm dễ rơi khi nhai, cắn hoặc khi hoạt động mạnh.
  • Nếu nướu và xương hàm bị tiêu đi một phần thì phải làm lại hàm giả khác.
  • Thời gian sử dụng trung bình là khoảng 3 đến 5 năm.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Giải pháp phục hồi răng mất toàn hàm Implant All on X

Implant All on X là phương pháp cắm từ 2, 3, 4 hoặc 5, 6,… trụ Implant. Số lượng răng cần cắm sẽ tùy vào tình trạng của mỗi người. Quá trình cắm trụ sẽ được chia làm nhiều lần, mỗi lần chỉ cắm 2 trụ Implant để đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Sau khi thăm khám và kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định vị trí cắm trụ Implant vào xương hàm để tạo sự nâng đỡ tốt nhất và phân bổ đều lực nhai của toàn hàm lên trụ.

Kỹ thuật trồng răng Implant All on X
Kỹ thuật trồng răng Implant All on X

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao như răng thật.
  • Khả năng ăn nhai vượt trội nhờ sự nâng đỡ của trụ Implant trong xương hàm.
  • Tuổi thọ cao, có thể duy trì đến trọn đời nếu chăm sóc tốt.
  • Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao hơn hàm giả tháo lắp.

Trồng răng Implant phục hồi răng mất toàn hàm giá bao nhiêu?

Chi phí của phương pháp trồng răng giả nguyên hàm được xác định dựa trên tình trạng răng miệng của mỗi người. Bên cạnh đó, mỗi phương pháp có giá riêng, khác nhau tùy thuộc vào chi phí vật liệu và chính sách của mỗi nha khoa.

Bên cạnh đó, chi phí trồng răng Implant để phục hồi răng mất toàn hàm cần được công khai minh bạch, rõ ràng ngay từ đầu, cam kết không phát sinh trong suốt quá trình điều trị. Khách hàng sau khi được thăm khám, chụp phim X-quang và lên kế hoạch điều trị cụ thể sẽ được trao đổi tường tận với bác sĩ về chi phí cho trường hợp của mình. Chỉ khi khách hàng đồng ý thì mới tiến hành điều trị.

Liên hệ

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được mất răng toàn hàm có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn cụ thể nhất nhé!


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan