Hậu quả khôn lường từ mất răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn là gì?
Trước khi đi vào vấn đề những hậu quả khôn lường khi mất răng vĩnh viễn, ta hãy nắm rõ răng vĩnh viễn là gì và gồm bao nhiêu chiếc. Răng vĩnh viễn là bộ răng có chức năng chính gồm ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho bạn suốt đời. Chính vì vậy, một bộ răng vĩnh viễn khỏe mạnh, đầy đủ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của một cơ thể của mỗi cá nhân.
Khi răng vĩnh viễn được thay hoàn tất sẽ có 28 chiếc gồm nhóm 4 răng cửa giữa, nhóm 4 răng cửa bên, nhóm 4 răng nanh và nhóm 16 răng hàm. Ngoài ra, khi con người đã đến độ tuổi trưởng thành, có thể sẽ mọc thêm 4 chiếc răng hàm số 8, hay còn được gọi là răng khôn.
Như vậy, một bộ răng vĩnh viễn của một người trưởng thành sẽ có tối đa là 32 chiếc răng và tối thiểu là 28 chiếc. Tuy nhiên, số lượng răng vĩnh viễn có thể thay đổi nếu bạn gặp phải tình trạng bị thiếu mầm răng vĩnh viễn hay răng mọc ngầm.
Những nguyên nhân gây ra mất răng vĩnh viễn ở người
Bạn có thể bị rụng răng khi trưởng thành vì một số lý do như từ ăn uống không lành mạnh cho đến những thói quen có hại được phát sinh theo thời gian.
May mắn thay, cách tốt nhất để ngăn ngừa mất răng vĩnh viễn ở tuổi trưởng thành là tìm hiểu kỹ lưỡng các nguyên nhân có liên quan và thực hiện giải pháp phòng ngừa từ sớm.
Thói quen ăn uống
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất răng vĩnh viễn là do thói quen ăn uống không lành mạnh. Điều này khiến cho sâu răng xuất hiện và trở nên nghiêm trọng khi không được điều trị.
Mọi thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ đều ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Điển hình, thực phẩm chứa nhiều đường có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra sâu răng, vì vi khuẩn có hại trong miệng thực sự chuyển hóa đường bạn ăn, tạo ra axit và phá hủy từ từ men răng của bạn. Những lỗ sâu này có thể phát triển qua men răng và đi sâu vào các lớp bên trong răng, gây ra hiện tượng đau nhức đáng kể và cuối cùng là mất răng.
Khi bạn thường xuyên tiêu thụ thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường và axit sẽ làm tăng khả năng bị sâu răng. Nếu răng sâu không được điều trị sớm, chúng sẽ phát triển và răng sâu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Một sự thay đổi trong chế độ ăn uống nhằm giảm thiểu lượng đường, tiêu thụ các thực phẩm ít axit và ít đường như nước, sữa, rau sẽ giúp răng bạn chắc khỏe hơn và không bị sâu răng.
Bạn cũng nên thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra và vệ sinh răng giảm nguy cơ bị sâu và mất răng vĩnh viễn.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho răng bị lung lay và dịch chuyển là tình trạng viêm nhiễm được gọi là nha chu. Bệnh nha chu không chỉ ảnh hưởng đến lợi mà còn ảnh hưởng đến các dây chằng và xương xung quanh giúp nâng đỡ răng của bạn.
Bệnh nha chu thường phát sinh khi vệ sinh răng miệng không triệt để, chải răng không thường xuyên, không dùng chỉ nha khoa và chăm sóc vệ sinh răng miệng nói chung. Bạn sẽ nhận ra sự phát triển của bệnh nha chu thông qua các triệu chứng như nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng, tụt nướu và đau khi nhai.
Tất nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, các cấu trúc nâng đỡ của răng bao gồm cả xương xung quanh có thể bị phá hủy rất nặng, dẫn đến hiện tượng răng lung lay hoặc mất răng vĩnh viễn.
Tai nạn
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mất răng vĩnh viễn phổ biến trên toàn cầu, đó là những chấn thương và tai nạn hằng ngày mà bạn vô tình gặp phải. Từ chấn thương thể thao, té ngã hay va chạm - những nguyên nhân gây mất răng do tai nạn rất phổ biến. Phần lớn các sự cố sẽ khiến cho răng bị hư hại một phần hoặc sứt mẻ răng, nhưng cũng tùy vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn mà có thể dẫn đến mất răng.
Khi nói đến việc ngăn ngừa mất răng do chấn thương, các phương pháp thường sẽ mang tính bảo vệ và phòng ngừa như luôn đeo miếng bảo vệ miệng và các thiết bị bảo vệ đầu khi chơi các môn thể thao, và thắt dây an toàn khi lái xe.
Tất nhiên, đôi khi ngay cả phương pháp hay cách phòng ngừa tốt nhất cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn khi tai nạn xảy ra. Có rất nhiều lựa chọn có sẵn để thay thế răng bị mất và khôi phục hàm răng của bạn sau tai nạn.
Nghiến răng
Thói quen nghiến răng thường là trong lúc ngủ đa phần không gây hại gì trừ khi nó diễn ra thường xuyên. Nghiến răng mãn tính làm mòn răng xuống tới chân răng, làm lung lay răng và trong trường hợp nặng có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn.
Vấn đề chính là đôi khi mọi người không nhận thức được họ là người thường xuyên nghiến răng, vì nó xảy ra trong trạng thái khi đang ngủ say. Nếu bạn nghĩ mình đang có thói quen nghiến răng, hãy trò chuyện với bác sĩ nha khoa, người có thể kiểm tra miệng và hàm để tìm các dấu hiệu của tật nghiến răng.
Xem thêm: Phương pháp trồng răng giả nào tốt nhất hiện nay?
Những hậu quả khôn lường từ việc mất răng vĩnh viễn
Mất răng vĩnh viễn bởi bất cứ nguyên nhân gì thì răng đều không thể mọc lại được nữa. Hơn nữa, hậu quả mất răng có thể rất nghiêm trọng nếu bạn chủ quan mà không điều trị sớm.
Ảnh hưởng chức năng nhai
Khi mất răng thì ta bị mất gấp đôi hệ số nhai của răng đó, do răng ở hàm đối diện cũng không còn giữ được chức năng nhai. Việc giảm chức năng nhai lâu dần sẽ gây nên nguy cơ đau dạ dày vì thức ăn không được nghiền đủ nhỏ trước khi đi xuống dạ dày, thức ăn thô khó tiêu hóa, buộc dịch vị dạ dày phải tiết ra nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, khi mất răng gây nên khó khăn trong hoạt động ăn nhai, làm giảm hứng thú ăn uống của bạn.
Tiêu xương hàm
Khi bị mất răng, xương hàm xung quanh ổ răng sẽ dần tiêu đi bởi vì hiện tượng đào thải tự nhiên của con người. Xương hàm ở vùng răng đã mất sẽ tiêu đi rất nhanh.
Tiêu xương hàm làm cho gương mặt bị biến đổi như má hóp lại, da mặt nhanh chảy xệ hơn, nhanh xuất hiện nếp nhăn. Không chỉ vậy, xương ổ răng bị tiêu còn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nâng đỡ hàm răng, suy giảm lực nhai, răng lỏng lẻo hơn bình thường. Thời gian mất răng vĩnh viễn càng lâu thì tình trạng tiêu xương hàm cũng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm nướu, viêm tủy răng
Nhiều trường hợp mất răng nếu không được phục hồi và chữa tủy sẽ dẫn đến viêm nướu và tủy. Từ đó gây hiện tượng đau nhức, sưng tái lặp đi lặp lại nhiều lần gây khó chịu và cả tình trạng hôi miệng.
Ảnh hưởng thẩm mỹ
Xương hàm có chức năng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc của gương mặt, mất răng sẽ gây nên tình trạng bị hóp má. Nguyên nhân là khi không còn răng để nhai, lực tác động giúp xương hàm phát triển không còn, lâu dần phần xương sẽ tiêu biến dẫn đến vùng má bị hóp vào, da nhăn nheo, chảy xệ, khiến cho gương mặt bị lão hóa, già trước tuổi.
Người bị mất răng vĩnh viễn thường bị hô do 2 má hóp lại, hoặc bị móm do mất răng cửa, làm gương mặt trông già đi rất nhiều.
Xô lệch vị trí răng
Hậu quả mất răng là sẽ tạo nên một khoảng trống trên cung hàm. Các răng xung quanh mất đi chỗ dựa lâu dần sẽ có dấu hiệu xô lệch và có xu hướng nghiêng về vị trị răng bị mất. Không những vậy các khoảng kẽ trong răng ngày càng rộng hơn làm cho thức ăn dễ mắc vào, vi khuẩn dễ tích tụ hơn, phát triển thành các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác.
Mất răng vĩnh viễn khắc phục như thế nào?
Từ những hậu quả mất răng lâu năm kể trên, có thể thấy, việc trồng lại răng mất là vô cùng quan trọng. Để bạn hiểu rõ và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp, hãy cùng tìm hiểu các giải pháp điều trị sau:
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một số trong những giải pháp trồng lại răng bị mất được khá nhiều người lựa chọn. Bởi phương pháp này không chỉ giúp phục hình răng mất hiệu quả, đem lại thẩm mỹ cao mà chi phí thực hiện cũng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Yêu cầu để có thể thực hiện làm cầu răng sứ là phải có 2 răng kế cận vị trí mất răng vững chắc để làm trụ cầu và nâng đỡ cho nhịp cầu răng giả. Bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình cùi răng thật, sau đó tiến hành gắn cố định cầu răng lên trên bằng keo nha khoa.
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là một trong những phương pháp trồng lại răng mất được rất nhiều người (thường là người cao tuổi) lựa chọn khi bị mất nhiều răng hay mất răng cả hàm. Khi đó khách hàng có thể lựa chọn sử dụng hàm tháo lắp toàn bộ hay hàm tháo lắp bán phần.
Cấy ghép implant
Phương pháp trồng răng Implant dùng chân răng nhân tạo cấy vào xương hàm, làm trụ nâng đỡ cho mão sứ phục hình, các cầu răng và các phục hình tháo lắp khác. Răng mới này sẽ có hình dáng và chức năng như răng thật. Trường hợp bị mất 1 răng, nhiều răng, thậm chí mất răng toàn hàm đều có thể được giải quyết hoàn toàn bằng phương pháp cấy ghép implant.
Trong các phương pháp phục hình răng đã mất thì cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay. Nó giải quyết được hết các nhược điểm của 2 phương pháp truyền thống là dùng hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ.
Vì sao nên lựa chọn phục hình mất răng bằng phương pháp Implant?
Cấy ghép implant là giải pháp tối ưu nhất cho người bị mất răng vĩnh viễn lâu năm. Đây là phương pháp phục hình răng bằng cách cấy 1 trụ titan vào trong xương hàm, hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới các răng xung quanh như phương pháp cầu răng truyền thống. Cấy ghép implant ngăn chặn tiêu xương, không gây vướng, khó chịu như hàm giả tháo lắp. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả rất cao với các khách hàng bị mất răng lâu năm và bị tiêu xương.
Phương pháp cấy ghép implant là cứu cánh cho khách hàng bị mất răng lâu năm và xương hàm đã bị hủy hoại vô cùng nặng nề. Các phương pháp truyền thống như làm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ sẽ không mang lại hiệu quả trong các trường hợp này. Nó không chỉ cải thiện thẩm mỹ vô cùng tốt mà còn hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng.
Khi bị mất răng vĩnh viễn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà còn là thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Cho nên nếu chẳng may bị mất răng, bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám và điều trị sớm, tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng điều trị cũng khó khăn hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Hậu quả mất răng Vĩnh Viễn”. Mọi thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
- Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Những cảm giác sau khi trồng răng implant
- Cảnh báo tình trạng mất răng làm trồi răng đối diện
- Bệnh máu không đông có trồng răng Implant được không?
- Dự phòng và điều trị biến chứng khi trồng răng Implant
- Công nghệ Guided Biofilm Therapy
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?