Tìm hiểu về phương pháp nâng xoang hở trong cấy ghép Implant
Nâng xoang hở là kỹ thuật bổ trợ cho quy trình cấy Implant khi xoang hàm bị hạ thấp, giúp nâng màng xoang hàm trên lên cao và bổ sung xương vào vị trí cần cắm Implant. Kỹ thuật này thường được chỉ định với trường hợp bị tiêu nhiều xương, xoang hàm hạ sâu, cần bổ sung nhiều xương, đáy xoang gồ ghề, xơ dính, trong xoang có dịch, màng xoang dày hoặc có dị tật.
Khái niệm nâng xoang hở
Nâng xoang hở hay nâng xoang qua cửa sổ bên là một trong số 2 kỹ thuật nâng xoang hàm (bao gồm nâng xoang kín và nâng xoang hở) được áp dụng khá nhiều trong cấy ghép răng Implant. Theo đó, bác sĩ sẽ cắt rạch để tạo một vách ngăn tại vị trí nướu kế cận răng mất và bơm thêm xương vào thông qua đường vách này.
Các trường hợp cần tiến hành nâng xoang hở
Trường hợp khách hàng bị mất răng hàm trên lâu năm sẽ khiến xương tiêu biến nặng và kéo theo tình trạng thoái hóa xương hàm. Triệu chứng là thể tích xương hàm mở rộng, tụt thấp xuống phía xương bị tiêu biến.
Các khách hàng bị tiêu nhiều xương, đáy xoang gồ ghề, xơ dính, trong xoang có dịch, màng xoang dày và có dị tật thì không thể tiến hành nâng xoang kín vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới màng xương, thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang hở.
Xem thêm: Lợi ích trồng Implant ngăn chặn tiêu xương hàm người cao tuổi
Quy trình nâng xoang hở
Nâng xoang hở tại Trung tâm Implant Việt Nam sẽ được tiến hành theo quy trình chuẩn với các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Khám tổng quát và chụp CT để đánh giá tình trạng xoang hàm
Thăm khám và khảo sát tình trạng xoang là việc làm bắt buộc để nâng xoang và trồng răng Implant. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá, đo đạc mức độ hạ thấp của xoang hàm, kiểm tra xem đáy xoang có xơ dính, gồ ghề không? Xoang có chứa dịch không? Có dị tật màng xoang không? Từ đó lập ra phác đồ điều trị thích hợp với từng trường hợp khách hàng.
Bước 2: Sát khuẩn và gây tê
Vệ sinh và sát khuẩn khoang miệng sẽ giúp quy trình tiểu phẫu diễn ra với điều kiện vô trùng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và gây tê vùng cho khách hàng để loại bỏ cảm giác đau trong suốt thời gian làm tiểu phẫu.
Bước 3: Rạch mở nướu
Việc mở nướu sẽ được tiến hành tuần tự qua các bước: Trích rạch màng xương ở dọc sống hàm tại vùng răng bị mất; Bóc tách màng xương, bộc lộ vùng xương hàm cần cấy ghép. Vết rạch nướu có thể theo hình tròn hoặc vuông tùy vào từng trường hợp.
Bước 4: Tách màng xương và nâng cao lên
Trong bước này, bác sĩ sẽ sử dụng kẹp chuyên dụng trong nha khoa để nâng nhẹ màng xương lên và giữ chúng ở yên một vị trí.
Bước 5: Bổ sung thêm xương và cố định đáy màng xoang
Đưa xương nhân tạo vào dưới màng xoang thông qua lỗ khoan cho tới khi đủ số lượng xương theo yêu cầu.
Bước 6: Thực hiện khâu đóng niêm mạc, hẹn ngày trồng răng Implant
Niêm mạc sẽ được khâu đóng lại sau khi hoàn thiện việc bổ sung thêm xương. Đối với phương pháp nâng xoang hở thì không thể tiến hành cấy Implant ngay được mà cần đợi đến khi vết thương lành lại hoàn toàn. Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám và cấy Implant cụ thể với từng khách hàng.
Những vấn đề cần chú ý sau khi làm tiểu phẫu nâng xoang
Sau khi mới thực hiện nâng xoang hở, khách hàng cần chú ý:
- Không tác động, đụng chạm vào vết thương, tránh các hành động chọc, ngoáy, kiểm tra vết thương bằng tay hay bất cứ đồ vật nào.
- Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều axit vì dễ gây nhiễm trùng khu vực tiểu phẫu.
- Không nên dùng ống hút để uống nước, hút thức ăn bởi hành động hút có thể tác động và khiến thương tổn lâu lành hơn.
- Hạn chế khạc nhổ, hắt hơi mạnh hết mức có thể để tránh tổn thương màng xoang.
- Hạn chế các hoạt động tại môi trường áp suất thay đổi như đi máy bay, lặn biển.
- Không nên làm công việc nặng nhọc, tốn nhiều sức và hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Như vậy, những băn khoăn của bạn về kỹ thuật nâng xoang hở đã được tháo gỡ rồi đúng không. Nếu cần được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu phục hình răng Implant hay các vấn đề răng miệng khác, bạn hãy liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hỗ trợ miễn phí nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm