Kỹ thuật nâng xoang kín trong cấy ghép Implant
Nâng xoang kín trong cấy ghép Implant được thực hiện khi xoang hàm bị hạ thấp do tình trạng tiêu xương, không có đủ khoảng trống để ghép thêm xương và mức độ hạ thấp vừa phải, lượng xương cần ghép thêm không quá lớn. Kỹ thuật này sẽ giúp quá trình phục hình răng bằng Implant thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, để thực hiện được kỹ thuật này, khách hàng cần đáp ứng được một số điều kiện cụ thể về sức khỏe như không mắc bệnh lý máu khó đông, không mắc bệnh tim mạch, hô hấp, tiểu đường không kiểm soát, thể trạng khỏe mạnh, tỉnh táo, đồng thời trong xoang không có dịch; đáy xoang không bị xơ dính, gồ ghề; màng xoang không dày quá, không bị dị tật.
- Nâng xoang kín trong cấy ghép Implant là gì?
- Nâng xoang kín trong cấy ghép Implant cần thực hiện khi nào?
- Nâng xoang hàm chống chỉ định trong trường hợp nào?
- Quy trình nâng xoang kín trong cấy ghép Implant
- Một số điều cần chú ý khi thực hiện nâng xoang
- Nâng xoang kín trong cấy ghép Implant có thể dẫn đến nguy cơ gì?
Nâng xoang kín trong cấy ghép Implant là gì?
Nâng xoang kín là kỹ thuật nâng xoang từ phía trong đi kèm với phương pháp trồng răng Implant, được tiến hành thông qua lỗ cấy ghép Implant và không đòi hỏi phẫu thuật quá nhiều. Bác sĩ sẽ rạch một đường trên nướu tới khu vực xoang hàm cần nâng. Tiếp theo tạo ra một lỗ nhỏ ở xương nhằm nâng màng xoang lên. Sau đó, xương hàm cần ghép sẽ được đưa vào để lấp kín khoảng trống giữa màng xoang mới nâng và xương hàm.
Đây là kỹ thuật đi kèm với quá trình trồng răng Implant, ít xâm lấn nên hạn chế được tình trạng sưng đau cho khách hàng.
Nâng xoang kín trong cấy ghép Implant cần thực hiện khi nào?
Trường hợp xoang hàm trên bị hạ thấp do hiện tượng tiêu xương, không có đủ khoảng trống để ghép thêm xương thì cần thực hiện nâng xoang hàm.
Những người bị mất răng lâu năm sẽ gặp phải tình trạng xương hàm tiêu biến nặng nề. Xoang hàm không có xương nâng đỡ sẽ không thể cố định mà bị hạ xuống thấp.
Nếu xoang hàm trên của khách hàng bị hạ xuống không quá thấp hoặc lượng xương răng cần cấy ghép thêm không quá nhiều thì nâng xoang kín là chỉ định phù hợp.
Bên cạnh đó, vì không cần can thiệp phẫu thuật quá nhiều nên nâng xoang kín trong cấy ghép Implant chỉ được tiến hành khi xoang hàm bảo đảm được những yêu cầu sau: không có dịch ở trong xoang; màng xoang không dày quá, không bị dị tật; đáy xoang không bị xơ dính, gồ ghề.
Nâng xoang hàm chống chỉ định trong trường hợp nào?
Tiến hành nâng xoang khi tình trạng sức khỏe không ổn định hoặc đang mắc bệnh lý về xoang hàm có thể gây tích tụ niêm dịch, viêm nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác đối với sức khỏe.
Vậy nên, nâng xoang hàm chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Không thực hiện nâng xoang với người mắc bệnh máu khó đông.
- Người mắc đái tháo đường, hô hấp, tim mạch cần được kiểm tra kỹ lưỡng để xem có thể kiểm soát tình trạng bệnh trong và sau khi phẫu thuật hay không.
- Người bị viêm xoang hay các chứng bệnh về xoang khác cần được chữa trị khỏi trước khi nâng xoang.
- Sức khỏe của khách hàng trước khi nâng xoang phải ổn định và tỉnh táo, không sử dụng chất kích thích, rượu bia,…
Xem thêm: Giải pháp ứng dụng công nghệ từ tính trồng răng Implant cho người loãng xương an toàn hiệu quả.
Quy trình nâng xoang kín trong cấy ghép Implant
Bước 1: Khám và chụp X – quang CT Cone Beam để đánh giá tình trạng xoang hàm
Bác sĩ cần xác định xoang hàm của khách hàng bị hạ thấp tới mức nào, vị trí cần ghép xương, lượng xương hàm cần cấy ghép,… thông qua việc thăm khám và chụp X – quang CT Cone Beam để thực hiện thao tác kỹ thuật một cách chính xác.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Sau khi bác sĩ nắm rõ tình trạng cụ thể, khách hàng sẽ được sát khuẩn, vệ sinh khoang miệng để bảo đảm vô trùng trong quá trình cấy ghép. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để khách hàng không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình nâng xoang cũng như cấy trụ Implant.
Bước 3: Thực hiện nâng xoang
Bằng việc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa, bác sĩ sẽ tạo ra một lối nhỏ có đường kính khoảng 3,6mm ở bên dưới chân răng. Thao tác này sẽ “mở đường đi” để bác sĩ tiếp cận được với đáy xoang và tiến hành những thao tác khác.
Theo “đường đi” đã được mở, bác sĩ sẽ dùng ống đẩy chuyên dụng nâng xoang hàm lên cao.
Bước 4: Cấy ghép xương
Xương nhân tạo được đưa vào phía trong bởi ống bơm chuyên dụng cho tới khi đủ lượng cần thiết.
Bước 5: Cấy trụ Implant và khâu lại vạt nướu
Bác sĩ sẽ cấy trụ Implant cho khách hàng trong giai đoạn này để trụ cùng tích hợp với xương nhân tạo đã được đưa vào trước đó rồi khâu đóng vạt nướu lại.
Bước 6: Kiểm tra lại và kết thúc quá trình nâng xoang
Bác sĩ có thể chỉ định khách hàng chụp phim để đánh giá tình trạng của chân răng giả mới cấy ghép. Nếu phát hiện vấn đề, có thể sẽ cần tháo trụ Implant và cấy ghép lại sau khi màng xoang đã vững chắc.
Cuối cùng để kết thúc quy trình nâng xoang cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng phù hợp, tư vấn chế độ ăn, các thực phẩm cần hạn chế và hẹn lịch tái khám để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe răng miệng của khách hàng.
Một số điều cần chú ý khi thực hiện nâng xoang
Mặc dù nâng xoang kín trong cấy ghép Implant không yêu cầu phẫu thuật quá nhiều nhưng khách hàng cũng cần chú ý tránh khu vực vết thương khi ăn uống. Đặc biệt, vì được cắm Implant cùng lúc nên bạn phải chú ý chăm sóc khu vực cấy ghép đúng cách, tránh gây thương tổn, viêm nhiễm trụ, ảnh hưởng xấu tới xoang hàm.
Trong vòng 2 – 3 tháng đầu tiên sau nâng xoang, bạn cần tránh những hoạt động có nguy cơ gây thương tổn màng xoang, cụ thể:
- Không chọc ngoáy vào vết thương, tránh ăn nhai thực phẩm có nhiều axit khiến vết thương nhiễm trùng
- Hạn chế tối đa việc khạc nhổ, hắt hơi mạnh.
- Không sử dụng ống hút để hút đồ uống, đồ ăn lỏng vì động tác hút rất dễ tác động đến vết thương, khiến thương tổn lâu lành hơn.
- Không tới những nơi có sự thay đổi áp suất như đi máy bay, lặn biển,…
- Tránh làm các công việc nặng nhọc, tốn nhiều sức.
- KHông nên tập luyện thể dục thể thao mạnh, thay vào đó nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Nâng xoang kín trong cấy ghép Implant có thể dẫn đến nguy cơ gì?
Tất cả các trường hợp trồng răng Implant đi kèm với nâng xoang đều là những ca phẫu thuật phức tạp và tương đối khó, vậy nên cần được tiến hành bởi các bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn tốt và kinh nghiệm lâm sàng phong phú. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ trong quy trình nâng xoang đều có thể kéo theo những ảnh hưởng nặng nề tới khoang miệng.
Nguy cơ chính khi thực hiện phương pháp này là rách, thủng màng xoang. Trường hợp đó, bác sĩ cần khâu đóng màng xoang lại. Nếu quá trình khâu vết thương thất bại, bác sĩ sẽ ngưng điều trị và đợi vết thương lành lại. Khi thương tổn đã phục hồi, bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang lại lần thứ hai. Lúc này, màng xoang có xu hướng chắc và dày hơn.
Một nguy cơ nữa phổ biến ở mọi cuộc phẫu thuật đó là nhiễm trùng. Mặc dù nâng xoang kín rất hiếm khi nhiễm trùng nhưng bạn không được vì thế mà chủ quan trong việc chăm sóc vết thương.
Để phòng tránh các nguy cơ nói trên, bạn cần lựa chọn cho mình một trung tâm nha khoa có uy tín, chất lượng, chuyên sâu về cấy ghép Implant, sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, tay nghề giỏi và nhiều năm kinh nghiệm.
Tại khu vực TPHCM, Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ được đông đảo khách hàng đặt niềm tin và nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn. Hơn 25 năm kinh nghiệm với hàng ngàn ca cấy ghép Implant thành công, kể cả những trường hợp khó và phức tạp, Nhân Tâm chắc chắn sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả các vấn đề nha khoa và lấy lại nụ cười duyên dáng, tự tin.
Bên cạnh đó, sự tận tâm, nhiệt tình, chu đáo của các bác sĩ và nhân viên tại đây cũng sẽ mang đến cảm giác gần gũi, hài lòng, giúp quá trình điều trị thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn và cho khách hàng những trải nghiệm chữa bệnh tuyệt vời nhất.
Hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam nếu bạn còn điều gì băn khoăn về phương pháp nâng xoang kín trong cấy ghép Implant hoặc bất cứ bệnh lý nha khoa nào khác, đội ngũ nhân viên tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ miễn phí bất cứ khi nào bạn cần.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm