Chảy máu sau khi cấy ghép Implant: Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài sau khi cấy ghép Implant như bệnh nhân bị bệnh máu khó đông, do tổn thương mạch máu hoặc bác sĩ khâu không kín…
Chảy máu sau khi cấy ghép Implant thường sẽ xảy ra trong 1-2 ngày đầu tiên. Bạn có thể dùng gạc nhẹ nhàng đặt lên vị trí cấy ghép và giữ trong 30 phút để cầm máu. Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài hãy đến nha khoa ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Để tránh biến chứng cũng như chảy máu liên tục sau khi cấy ghép Implant, tuyệt đối không hút thuốc từ 2- 4 tuần, tránh làm rơi thức ăn vào vị trí cấy ghép vì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Đồng thời cũng cần tránh va chạm trực tiếp, vệ sinh và kiểm tra định kỳ...
Nguyên nhân gây ra chảy máu sau khi cấy ghép Implant
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu sau khi cấy ghép Implant, cụ thể như sau:
Do bệnh nhân bị bệnh máu khó đông
Khi một chấn thương xảy ra trên cơ thể có thể làm tổn thương toàn bộ hệ thống mạch máu. Tiểu cầu và các yếu tố đông máu tụ lại với nhau và tạo thành một nút bịt kín lỗ chảy máu. Nếu bệnh nhân có chứng máu khó đông các cục tiểu cầu không hình thành và sẽ gây chảy máu sau khi cấy ghép Implant.
Chảy máu sau cấy ghép do tổn thương mạch máu
Luôn có một hệ thống tuần hoàn trong mô xương và nướu. Hầu hết hệ thống mạch máu này tuân theo một vị trí cố định giống nhau từ người này sang người khác, chỉ có rất ít mạch máu phân nhánh bất thường. Nếu một mạch máu bị thủng hoặc đứt trong quá trình phẫu thuật cấy ghép implant, hiện tượng chảy máu sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật.
Để tránh được vấn đề này, bác sĩ phải hiểu biết rõ ràng về giải phẫu của hệ thống mạch máu và thần kinh trong miệng. Nếu trong quá trình tiến hành trồng răng implant không may làm tổn thương hệ thống mạch máu, cần bình tĩnh và cầm máu hoàn toàn.
Chảy máu vì khâu không kín
Kỹ thuật cấy ghép implant cần mở rộng vạt nướu, gây tổn thương đến mô mềm, do đó để tránh chảy máu phải khâu thật kín. Nếu bác sĩ khâu không kín sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật.
Do nhiễm trùng sau khi cấy ghép Implant
Nhiễm trùng sau khi trồng răng implant là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu liên tục. Vùng cấy ghép sẽ bị sưng tấy gây đau. Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác chẳng hạn như sốt cao, ngứa ngáy, đau nhức các răng lân cận… Nguyên nhân chủ yếu khiến vùng cấy ghép bị nhiễm trùng là vì dụng cụ, phòng cấy ghép không đảm bảo vô trùng…
Do chất lượng của trụ implant
Trụ implant được sử dụng để cấy ghép phải làm từ chất liệu titanium nguyên chất 100%. Titanium là tinh chất kim loại an toàn cho sức khỏe con người và được phép sử dụng trong y tế.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn tồn tại một số loại trụ implant kém chất lượng có chứa các kim loại độc hại khác như niken, chì, sắt… Khi các kim loại này được cấy ghép vào cơ thể, chúng có thể gây kích ứng và thậm chí gây nhiễm độc cho vết thương. Từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu sau khi cấy ghép Implant.
Chưa điều trị các bệnh lý răng miệng trước khi trồng răng implant
Điều trị các bệnh lý răng miệng trước khi trồng răng implant là để đảm bảo rằng không có vi khuẩn có hại trong miệng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không để ý đến điều này và chỉ đơn giản muốn được cấy ghép implant càng sớm càng tốt. Vi khuẩn vẫn ở đó xâm nhập vào vết thương và chảy máu sau khi cấy ghép Implant.
Do tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ không cao
Cấy ghép implant là một kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, một số bác sĩ tay nghề thấp, thiếu kinh nghiệm nhưng vẫn thực hiện kỹ thuật này. Các bác sĩ không am hiểu rõ khó có thể kiểm soát được vị trí đặt trụ implant và độ sâu phù hợp. Đồng thời, thực hiện sai quy trình cấy ghép implant cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bệnh nhân. Các vết khâu không chắc chắn khiến vết thương không liền lại, dẫn đến chảy máu sau khi cấy ghép Implant một cách trầm trọng.
Cách khắc phục tình trạng chảy máu sau khi cắm Implant
Để khắc phục tình trạng chảy máu sau khi cắm Implant có thể làm như sau:
Cắn gạc ở vị trí chảy máu
Gạc y tế giúp bệnh nhân cầm máu tạm thời và tránh mất máu nhiều. Tuy nhiên, cũng cần sát trùng tay trước khi đưa gạc vào khoang miệng.
Chườm đá nhẹ nhàng vùng má ngoài
Bệnh nhân có thể dùng phương pháp này, chườm đá lên vùng cấy ghép implant cũng góp phần giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu. Đồng thời giúp giảm sưng đau sau cấy ghép hiệu quả.
Tuyệt đối không tự dùng thuốc
Bệnh nhân không nên tự ý mua và uống thuốc theo kinh nghiệm của bản thân khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe kém và các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài liên tục hãy đến nha khoa ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Xem thêm: Người mắc bệnh viêm nha chu có trồng răng Implant được không?
Một số lưu ý sau khi trồng răng Implant để tránh biến chứng
Để răng implant luôn hoạt động tốt, hạn chế biến chứng và có thời gian sử dụng lâu dài, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Sử dụng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ
Do quy trình cấy ghép implant xâm lấn mô và xương nên bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và biến chứng xung quanh implant. Nếu không sử dụng thuốc thường xuyên và đúng liều lượng, vết thương cấy ghép có thể gây đau đớn, chảy máu và nguy cơ nhiễm trùng cao. Vì vậy, sau khi trồng răng implant cần đặc biệt lưu ý, nếu có tiền sử dị ứng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ để có thể thay thế bằng loại thuốc khác.
Không hút thuốc trong 2 đến 4 tuần sau khi cấy ghép răng implant
Không hút thuốc trong 2 đến 4 tuần sau khi cấy ghép răng implant vì trong thuốc lá có chứa khí carbon monoxide. Khi chất này đi vào máu sẽ làm giới hạn lượng oxy có thể được sử dụng để cung cấp cho các mô khỏe mạnh xung quanh implant. Hút thuốc lá và các chuyển động của khói thuốc cũng có thể tác động mạnh và làm tan các cục máu đông đã hình thành. Từ đó gây chảy máu và có thể dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng nặng nề đến thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
Xem thêm: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến kết quả trồng răng Implant như thế nào?
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng sau cấy ghép
Một vấn đề khác cần quan tâm sau khi cấy ghép là chế độ dinh dưỡng. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của bạn, đặc biệt là trụ implant. Vết thương có thể chảy máu lâu, chậm lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu ăn uống không đúng cách.
Gợi ý chế độ ăn uống sau trồng răng Implant:
- Tránh thức ăn quá nóng, quá lạnh cũng như thức ăn cứng và cay.
- Dùng thức ăn lỏng, mềm, lạnh và ít cay để vết thương nhanh lành hơn.
- Nếu vết thương chưa lành hoàn toàn, bạn không nên ăn nhai trực tiếp vào vùng nướu mới đặt trụ implant.
- Sau khi phục hình mão sứ trên trụ implant, bạn nên ăn và nhai đều cả hai bên.
- Sau khi cấy ghép implant không nên uống rượu ít nhất 2 hoặc 3 tháng.
- Nên ăn nhiều sữa chua và sinh tố để giảm áp lực lên trụ implant khi răng bị đau và vết thương chưa lành hẳn. Đồng thời, uống nhiều nước để ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và hạn chế tình trạng hôi miệng sau khi cấy ghép.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng kém và không đầy đủ là nguyên nhân chính gây ra các bệnh răng miệng. Các mô nướu xung quanh dễ bị nhiễm trùng hơn sau khi cấy ghép do thức ăn dính tạo thành vôi răng. Về lâu dài, trụ implant sẽ bị lỏng lẻo, lung lay và thậm chí dẫn đến đào thải nếu không được khắc phục sớm.
Hướng dẫn chế độ vệ sinh răng miệng an toàn sau khi cắm Implant:
- Không đánh răng trực tiếp nơi vừa đặt implant.
- Súc miệng bằng nước súc miệng có chứa chlorhexidine để ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi đặt implant.
- Không dùng tăm xỉa răng, thay vào đó, hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh thức ăn giữa các răng.
- Súc miệng ngay sau khi ăn để loại bỏ vụn thức ăn, tránh thức ăn bám vào trụ implant gây nhiễm trùng và hôi miệng.
Tránh vận động mạnh trong 3 đến 5 ngày đầu
Sau 3 đến 5 ngày đầu tiên đặt trụ implant, trụ implant vẫn chưa thực sự ổn định. Do đó, các tác động mạnh của việc chạy bộ, hoạt động thể thao gắng sức có thể gây căng thẳng quá mức cho mô cấy.
Ngoài ra, vận động mạnh sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu làm cho vết thương dễ bị chảy máu, sưng tấy và phù nề trong vài ngày.
Vì vậy, hãy nhớ rằng bạn nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng trong 3-5 ngày đầu sau khi đặt trụ để chúng được ổn định hoàn toàn và vết thương nhanh lành hơn.
Hạn chế tác động trực tiếp đến vị trí trụ implant
Trụ implant cần khoảng thời gian khoảng 2-3 tháng để có thể ổn định và chắc chắn trong cung hàm. Vì vậy, bạn không nên ấn bằng lưỡi, không đánh răng trực tiếp lên vùng nướu và không dùng tay chạm vào trụ implant để hạn chế tác động trực tiếp tới vị trí cấy ghép implant.
Tái khám đúng hẹn
Khoảng 7-10 ngày sau khi trồng răng implant, bệnh nhân nên quay lại phòng khám để thực hiện cắt chỉ khâu. Đồng thời, bác sĩ theo dõi, đánh giá tình trạng của trụ sau khi cấy ghép vào xương hàm. Thường thì các bác sĩ sẽ có lịch hẹn cụ thể để thuận tiện cho bệnh nhân.
Với mọi phương pháp dù hiện đại đến đâu cũng đều có khả năng xảy ra những biến chứng về sau. Chảy máu sau khi cấy ghép Implant không phải là tình trạng hiếm gặp, hãy bình tĩnh để xử lý.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn ngay nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm