Nhổ răng có phải trồng lại không?
Răng vĩnh viễn tồn tại suốt đời và nếu mất đi thì không có răng khác thay thế. Một số nguyên nhân như chế độ ăn uống thiếu khoa học, chăm sóc răng miệng không đúng cách, mắc các bệnh răng miệng, tuổi tác, tai nạn,… khiến răng vĩnh viễn yếu đi, lung lay, thậm chí là rụng.
Nhổ răng là thủ thuật nha khoa cuối cùng được bác sĩ chỉ định khi răng bị tổn thương quá nặng và không còn cách nào bảo tồn được. Trên thực tế, việc nhổ bất kỳ chiếc răng vĩnh viễn nào đều phải trồng lại. Nếu sau khi mất răng mà không trồng lại sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Trong trường hợp mất răng, để phục hình lại răng đã mất, bạn có thể sử dụng phương pháp làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant. Tuy nhiên để biết phương pháp phù hợp với bản thân mình, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và kiểm tra tình trạng răng cụ thể.
Những trường hợp nào phải nhổ răng?
Khi trưởng thành, răng sữa của mỗi người đều được thay bằng răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn tồn tại suốt đời và nếu mất đi thì không có răng khác thay thế. Một số nguyên nhân như chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng không kỹ, mắc các bệnh răng miệng, tuổi tác, tai nạn,… khiến răng vĩnh viễn yếu đi, lung lay, thậm chí là gãy rụng. Bên cạnh đó, trường hợp mắc phải một trong các nguyên nhân sau cần phải nhổ răng vĩnh viễn:
- Răng vĩnh viễn bị hư, lung lay, không ăn uống được.
- Răng vĩnh viễn bị chấn thương nặng nề, gãy rụng chỉ còn lại một phần chân răng rất nhỏ.
Nhổ răng có phải trồng lại không? Vì sao?
Nhổ răng là thủ thuật nha khoa cuối cùng được bác sĩ chỉ định khi răng bị tổn thương quá nặng và không còn cách nào bảo tồn được. Việc nhổ răng đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác, nếu không dễ để lại biến chứng về sau.
Để thực hiện quy trình nhổ răng, bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa đặc biệt, sau đó tách răng ra khỏi nướu. Các dây chằng bao quanh chiếc răng bị tổn thương sẽ dễ dàng được bóc tách mà không gây ảnh hưởng đến xương ổ răng, từ đó hạn chế tối đa xâm lấn.
Sau khi nhổ răng chắc hẳn bệnh nhân sẽ băn khoăn không biết có cần trồng lại hay không. Trên thực tế, việc nhổ bất kỳ chiếc răng vĩnh viễn nào đều phải trồng lại. Nếu sau khi mất răng mà không trồng lại sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân như sau:
- Ảnh hưởng chức năng ăn nhai: Răng có nhiệm vụ cắn xé, nghiền nát thức ăn. Khi bị mất răng, khả năng ăn nhai sẽ bị hạn chế, làm tăng áp lực lên dạ dày và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt: Mất răng đặc biệt là răng cửa khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Đồng thời, khi một chiếc răng bị mất trong hàm sẽ khiến các răng còn lại bị nghiêng, xô lệch, sai khớp cắn… và trở nên mất thẩm mỹ.
- Tiêu xương, lão hóa sớm: Thông thường, xương hàm trên phát triển do lực nhai kích thích. Khi mất răng, lực tác động không còn, xương hàm sẽ dần bị tiêu. Nếu bạn bị tiêu xương hàm quá nhiều sẽ làm cho má hóp lại, da mặt nhăn nheo, chảy xệ và lão hóa sớm.
- Dễ mắc các bệnh lý răng miệng khác: Khi nhổ răng sẽ để lại khoảng trống trên hàm, các vụn thức ăn dễ mắc lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng. Như vậy nhiều bệnh lý về răng miệng sẽ dễ phát sinh như viêm nướu, viêm nha chu,.. thậm chí là mất răng kế bên.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến răng cấm bị rụng và phương pháp phục hình hiệu quả bạn nên xem ngay bài viết!
Nhổ răng bao lâu nên đi trồng lại?
Bên cạnh câu hỏi “nhổ răng có phải trồng lại không” thì việc tìm hiểu về thời gian trồng lại răng cũng rất quan trọng. Thời gian trồng lại răng bị mất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Mức độ lành thương, phương pháp trồng răng vĩnh viễn và tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Sau khi nhổ răng, thường mất khoảng 3 đến 6 tháng để vết thương lành hoàn toàn. Một số trường hợp, chẳng hạn như người già hoặc người bệnh, cơ địa yếu có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Nếu bạn lựa chọn phương pháp phục hồi răng đã mất bằng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ thì khoảng 3 tháng sau khi nhổ răng bạn có thể thực hiện trồng răng. Còn khi bạn quyết định cấy ghép Implant, bạn có thể cấy ghép ngay sau khi nhổ răng nếu chất lượng xương hàm và tình trạng sức khỏe tốt. Trường hợp đã được nhổ trước đó, bạn nên đợi vết thương lành hẳn mới có thể cắm răng Implant.
Giới thiệu một số phương pháp trồng răng hiện nay
Trong trường hợp mất răng, để phục hình lại răng đã mất, bạn có thể sử dụng phương pháp làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant. Tuy nhiên để biết phương pháp phù hợp với bản thân mình, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và kiểm tra tình trạng răng cụ thể.
Làm cầu răng sứ
Phương pháp làm cầu răng sứ áp dụng cho trường hợp mất 1 răng hoặc một vài răng liên tiếp nhau. Để làm cầu răng sứ thì bên cạnh răng mất phải có 2 chiếc răng khỏe mạnh để làm trụ. Cầu răng sứ gồm nhiều răng sứ đặt trên 2 trụ nhằm thay thế răng đã mất.
Trồng lại răng đã nhổ bằng phương pháp làm cầu răng sứ diễn ra khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2-3 ngày, chi phí hợp lý và khá hiệu quả trong việc phục hồi răng đã mất, cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên, để làm cầu răng sứ thì phải mài cùi của 2 răng thật bên cạnh, ảnh hưởng đến các răng thật khỏe mạnh, đồng thời không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, sau một thời gian phải thay thế bằng dải cầu mới.
Cấy ghép Implant
Trồng răng Implant sau khi nhổ răng được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao. Răng mất được phục hình toàn diện như răng thật kể cả chân răng và thân răng. Bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào xương hàm tại vị trí răng đã nhổ. Sau khi trụ Implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên trụ Implant, phục hình hoàn chỉnh răng đã mất. Răng Implant hoạt động như răng thật cả về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Răng Implant rất chắc khỏe, có thể đứng độc lập mà không cần tác động đến các răng khác như cầu răng sứ. Tính thẩm mỹ rất cao, kích thước răng vừa phải, ăn nhai chắc chắn. Đặc biệt, đây là phương pháp nha khoa duy nhất hiện có để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.
Trung tâm Implant Việt Nam là địa chỉ trồng răng Implant uy tín mà bạn có thể yên tâm lựa chọn. Trung tâm Implant Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một trung tâm trồng răng Implant chất lượng cao như:
- Đội ngũ bác sĩ trình độ cao, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm cho quá trình thăm khám, kiểm tra và cấy ghép cho khách hàng.
- Quy trình trồng răng được thực hiện đúng trình tự, tôn trọng các quy tắc an toàn, đảm bảo điều kiện vô trùng, khử khuẩn để tránh lây nhiễm bệnh.
- Vật liệu phục hình, vật liệu nha khoa sử dụng có chất lượng tốt, không gây hại cho sức khỏe.
- Chính sách giá rõ ràng, phù hợp, không phân khúc khách hàng.
Như vậy bài viết đã giúp bạn giải đáp được vấn đề “nhổ răng có phải trồng lại không”. Nếu bạn đang cần phục hình răng đã mất hãy đến ngay Trung tâm Implant Việt Nam để được bác sĩ có thế mạnh vượt trội cả về kinh nghiệm lẫn máy móc thăm khám và đưa ra lời khuyên chính xác giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp, ăn nhai và thẩm mỹ một cách hiệu quả.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống