Giúp bạn phân biệt nâng xoang kín và nâng xoang hở
Phân biệt nâng xoang kín và nâng xoang hở trong phục hình răng Implant: Nâng xoang kín được chỉ định trong trường hợp xoang hàm trên không bị hạ thấp quá và lượng xương phải bổ sung thêm không quá nhiều. Ngược lại những người có mật độ xương thấp hoặc xoang hàm bị tụt quá sâu thì cần áp dụng nâng xoang hở. Bên cạnh đó, những người có đáy xoang xơ dính, gồ ghề, màng xoang dày, xoang có dịch, bị dị tật thì không thể tiến hành nâng xoang kín được mà cần phải nâng xoang hở. Tuy nhiên, xét về mức độ đau nhức khi phẫu thuật, tốc độ phục hồi, tỉ lệ thành công,… thì hai biện pháp này gần như tương đương nhau.
Phân biệt nâng xoang kín và nâng xoang hở trong phục hình Implant nha khoa
Nâng xoang kín và nâng xoang hở thường được chỉ định trước khi trồng răng Implant, trong đó:
Nâng xoang kín
Là phương án nâng màng xoang từ bên trong. Với phương pháp này, xương được bơm vào thông qua lỗ nhỏ tại mô nướu phía dưới chân răng. Lúc này, xương hàm của khách hàng sẽ được nâng cao lên, lấp đi khoảng trống giữa màng xoang và xương hàm.
Nâng xoang kín có thể thực hiện đồng thời với phẫu thuật trồng răng Implant và giúp hạn chế việc phẫu thuật nhiều lần.
Kỹ thuật nâng xoang kín thích hợp với những trường hợp xoang hàm trên không bị hạ thấp quá, lượng xương phải bổ sung thêm không quá nhiều.
Khách hàng nâng xoang kín cần đảm bảo được các yêu cầu: Màng xoang không dày quá, không có dịch, không bị dị tật, đáy xoang không xơ dính, gồ ghề,…
Nâng xoang hở
Nâng xoang hở hay nâng xoang bằng cửa sổ bên, được thực hiện ngay tại vùng nướu bên cạnh chiếc răng bị mất. Bác sĩ sẽ bơm thêm xương hàm sau khi tạo một vách ngăn tại khu vực này. Vách ngăn này có hình tròn hoặc vuông với kích thước tương đối lớn. Mục đích là để bóc tách mô và bộc lộ xương hàm.
Phương pháp này được chỉ định khi mật độ xương của khách hàng thấp hoặc xoang hàm bị tụt quá sâu, đặc biệt phù hợp với những người mất răng nhiều năm, xương hàm tiêu biến nghiêm trọng.
Những trường hợp đáy xoang xơ dính, gồ ghề, xoang có dịch, màng xoang dày, dị tật không thể thực hiện nâng xoang kín sẽ được chỉ định nâng xoang hở.
Xem thêm: Quy trình nâng xoang hở trong cấy ghép Implant
Nâng xoang kín và nâng xoang hở phương pháp nào tốt hơn?
Nâng xoang kín và nâng xoang hở phương pháp nào tốt hơn? Nên thực hiện phương pháp nào? Đây cũng là mối bận tâm của không ít khách hàng. Về cơ bản, việc áp dụng biện pháp nào trong điều trị là quyết định của bác sĩ dựa trên kết quả khảo sát tình trạng xương hàm và chẩn đoán lâm sàng.
Như đã phân tích ở trên, thường thì biện pháp nâng xoang kín sẽ áp dụng trong tình huống xoang hàm không bị tụt sâu quá, lượng xương cần bổ sung cũng không nhiều. Còn biện pháp nâng xoang hở sẽ được chỉ định khi xong hàm tụt sâu, cần bổ sung thêm một lượng xương lớn.
Mặc dù nâng xoang hở có mức độ xâm lấn nhiều hơn nhưng kết quả từ nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng thì tốc độ phục hồi, tỉ lệ thành công, mức độ đau,… của hai biện pháp này gần như tương đương nhau.
Để biết tình trạng của bản thân phù hợp với biện pháp nào, cần nâng xoang kín hay hở trước khi cắm Implant, bạn nên chụp phim và thăm khám tại nha khoa uy tín, chuyên sâu về Implant. Các bác sĩ sẽ khảo sát, đánh giá mật độ xương hàm, tình trạng xoang trước khi cấy chân răng nhân tạo. Từ đó chỉ ra biện pháp điều trị thích hợp với tình trạng thực tế của từng người, giúp bạn cấy ghép răng hiệu quả và an toàn.
Mong rằng những thông tin cơ bản trên đây đã giúp bạn phân biệt nâng xoang kín và nâng xoang hở trong phục hình răng bằng Implant nha khoa.
Mỗi biện pháp lại có cách thức thực hiện và những chỉ định khác nhau. Để được thăm khám và tư vấn cụ thể, miễn phí về phương pháp điều trị phù hợp với mình, bạn hãy đặt hẹn với các bác sĩ của Trung tâm Implant Việt Nam ngay hôm nay nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm