Răng cấm bị sâu có nên nhổ không? Nguy hiểm thế nào?
Đúng như tên gọi, răng cấm là chiếc răng quan trọng, phải được bảo vệ toàn diện và hạn chế can thiệp tối đa, tránh tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, răng cấm bị sâu lại là tình trạng xảy ra rất thường xuyên ở mọi lứa tuổi sau.
Vậy sâu răng cấm có những dấu hiệu gì, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả như thế nào? Toàn bộ thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Dấu hiệu nhận biết răng cấm đã bị sâu
Răng cấm là tên gọi để chỉ những chiếc răng hàm số 6 và số 7 trên cung hàm. Bởi vì có thân răng lớn, bề mặt nhai rộng nên những chiếc răng cấm này thường sẽ đảm nhiệm chức năng chính trong hoạt động ăn nhai, nghiền thức ăn. Vì phải thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, đồng thời cộng hưởng với nhiều yếu tố khác nhau dễ khiến răng cấm bị sâu, và tinh trạng này ngày càng phổ biến.
Để nhận biết các dấu hiệu sâu răng cấm, bạn có thể dựa vào các triệu chứng điển hình sau đây:
- Cảm giác đau nhức, nhói buốt trong khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Cơn đau về lâu dần có thể xuất hiện trong lúc bạn đang nghỉ ngơi chứ không đơn thuần là chỉ ăn uống hay đánh răng.
- Khi ăn những thức ăn quá nóng, lạnh, chua hay ngọt thì hiện tượng răng ê buốt sẽ rất dễ diễn ra.
- Thời tiết thay đổi cũng khiến cho răng nhạy cảm hơn, xuất hiện những phản ứng bất thường.
- Tại vị trí răng cấm bị đau xuất hiện tình trạng xuất huyết.
- Một số trường hợp răng bị đau nhức kèm theo với tình trạng chảy mủ.
- Miệng sẽ có hiện tượng bị hôi vì các bệnh lý về răng miệng đang dần phát triển.
- Khi đang ăn uống, bạn có thể nếm được vị đắng nhẹ tạo cảm giác mất ngon.
- Khi miệng há to, cảm giác đau nhức và khó chịu sẽ càng trở nên rõ rệt hơn, đặc biệt là vào buổi đêm.
Vì sao răng cấm lại dễ bị sâu?
Thực tế, răng sâu là dạng bệnh lý xuất phát từ các vi khuẩn gây hại tồn tại trên bề mặt răng. Ban đầu chúng chỉ tạo thành các đốm nhỏ màu nâu đen trên răng, nhưng sau đó sẽ dần mở rộng phạm vi tổn thương đến các cấu trúc bên trong răng bao gồm ngà răng và tủy răng.
Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm của bạn, tuy nhiên nếu bạn để ý thì có thể thấy rằng những chiếc răng cấm như răng hàm số 6 và số 7 dễ bị sâu hơn răng khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng hàm bị sâu này là do:
- Hoạt động vệ sinh răng miệng được thực hiện không đều đặn hay kỹ lưỡng. Những chiếc răng nằm sâu bên trong cung hàm thường dễ bị bỏ qua chứ không được vệ sinh sạch sẽ như các nhóm răng khác. Về lâu dài mảng bám và vi khuẩn trên răng tích tụ gây sâu răng cấm.
- Răng cấm có vai trò ăn nhai chính trên cung hàm, do đó tỷ lệ bị mắc dính các vụn thức ăn sẽ cao hơn. Đối với những người thích ăn đồ ngọt, đồ uống có ga thì tình trạng sâu răng rất dễ xảy ra, đặc biệt ở vị trí răng cấm.
- Do các đặc điểm của răng hàm như mặt ăn nhai có diện tích rộng, nhiều hố rãnh để nghiền nát thức ăn. Nếu những hố rãnh của răng cấm quá sâu sẽ khiến cho vi khuẩn và các vụn thức ăn dễ bị kẹt lại gây sâu răng cấm.
Răng cấm bị sâu nặng có nên nhổ hay không?
Thông thường, bảo tồn răng sẽ là nguyên tắc đầu tiên mà bác sĩ luôn hướng tới cho khách hàng. Vì mất răng ở vị trí này sẽ gây ra hiện tượng xô lệch của các răng gần đó với tốc độ nhanh hơn và nghiêm trọng hơn bình thường rất nhiều, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Khi hiện tượng tiêu xương hàm xảy ra sau khi mất răng lâu năm cũng khiến cho khuôn mặt có dấu hiệu lão hóa.
Đối với các trường hợp răng cấm bị sâu nặng và không thể thực hiện phương pháp điều trị phục hồi được nữa, bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ bỏ chiếc răng này đi, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khách hàng cũng như tránh lây lan sâu răng sang những chiếc răng còn lại.
Sau khi nhổ răng cấm, bạn nên thực hiện trồng răng giả sớm nhất có thể để phục hồi lại chiếc răng này nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai cũng như hạn chế được những hệ lụy mà mất răng có thể gây ra như ảnh hưởng sức khỏe cơ thể, các răng bị xô lệch, xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm…
Nhổ răng cấm sâu nặng có nguy hiểm không?
Trong trường hợp sâu răng cấm quá nặng, dẫn đến viêm tủy và chân răng lung lay, không thể bảo tồn được nữa. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành nhổ răng cấm nhằm tránh ảnh hưởng đến xương ổ răng cũng như các răng kế cận. Vị trí răng sau khi nhổ sẽ được bác sĩ khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Sau một vài tuần, vết thương sẽ dần lành lại và bạn có thể ăn nhai như bình thường. Việc mà bạn cần làm sau khi nhổ răng là cần thực hiện trồng răng implant càng sớm càng tốt, hồi phục lại thẩm mỹ, ăn nhai cũng như hạn chế tình trạng tiêu xương.
Việc xác định cụ thể tình trạng răng cấm bị sâu có nên nhổ hay không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thăm khám của bác sĩ và chụp X-quang để xác định vị trí, hình dạng và tình trạng sâu, xem răng có bị đâm vào chân răng khác hay có liên quan đến dây thần kinh không để có hướng điều trị phù hợp nhất có thể.
Do đó, việc quan trọng nhất bạn cần phải lưu ý đó là không cần quá lo lắng. Hãy tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm cũng như trang thiêt bị hiện đại. Những yếu tố đó giúp bạn không phải chịu cơn đau trong quá trình nhổ cũng như vết thương sẽ nhanh lành hơn.
Xem thêm: Có nên nhổ răng mọc lẫy? Nguyên nhân và giải pháp điều trị chuẩn nha khoa
Điều trị răng cấm bị sâu như thế nào?
Bạn không nên chủ quan khi mắc phải tình trạng răng cấm bị sâu. Hãy tới ngay địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp sớm nhất. Tùy theo từng mức độ sâu ăn nặng nhẹ mà phương pháp xử lý sẽ có sự khác biệt nhất định.
Sâu răng cấm nhẹ
Khi bị sâu răng cấm nhẹ, lỗ sâu chỉ mới chớm hình thành thì bác sĩ sẽ thực hiện nạo bỏ các vết sâu đó. Sau đó, bác sĩ sử dụng vật liệu nha khoa phù hợp để trám lại răng cấm.
Theo các chuyên gia, việc trám răng cấm bị sâu sẽ tạo một lớp áo bảo vệ, giữ cho các mô răng không bị tác động bởi vi khuẩn, từ đó ngăn chặn sâu răng lan rộng.
Trong trường hợp sâu răng đã ăn sâu đến phần tủy răng và gây viêm tủy, bác sĩ cần phải thực hiện lấy tủy răng cấm, sau đó làm sạch các mô bị viêm và hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.
Nếu tiến hành bọc sứ cho răng cấm bị sâu, tuổi thọ của răng sẽ được đảm bảo từ 8 đến 10 năm, thậm chí có thể lâu hơn nếu bạn biết cách vệ sinh và chăm sóc răng tốt.
Răng cấm bị sâu nặng
Trong trường hợp răng cấm sâu nặng, vật liệu trám sẽ không thể xử lý triệt để được lỗ sâu lớn, bên cạnh đó phương pháp bọc răng sứ cũng không thể nào khắc phục thì phương án nhổ răng cấm là việc cần thiết.
Sau khi nhổ răng sâu, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn các phương án phục hình thẩm mỹ bằng phương pháp trồng răng implant. Điều này là vô cùng cần thiết để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm hay mất răng làm hóp má.
Chia sẻ biện pháp phòng ngừa sâu răng cấm
Răng cấm bị sâu ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác ngon miệng khi ăn uống hay sự tự tin của mỗi người trong giao tiếp hằng ngày. Do đó, mọi người nên có ý thức thực hiện các biện pháp chăm sóc răng, giúp răng chắc khỏe và đẩy lùi nguy cơ sâu răng. Để giúp các bạn dễ dàng bảo vệ răng miệng của mình, chúng tôi xin chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa sâu răng sau đây:
- Sử dụng kem đánh răng chứa Fluor để vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn. Lưu ý, nên đánh răng ít nhất hai lần trong ngày vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh sạch sẽ các kẽ răng. Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng vì thông thường đầu tăm to nên dễ gây chảy máu nơi chân răng.
- Sau mỗi bữa ăn nhẹ, bạn nên sử dụng nước súc miệng chứa Fluor để làm sạch miệng nhanh chóng.
- Thăm khám và lấy vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp bạn dễ phát hiện những bệnh lý răng miệng sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Đối với những chiếc răng bị hư, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để phục hồi răng hay lấp phần răng bị hư bằng phương pháp trám răng. Trám răng không chỉ giúp phục hồi chức năng của răng mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ rất tốt.
- Hạn chế ăn vặt, nhất là những thức ăn chứa nhiều đường, đồ ăn có mùi nồng hoặc các loại nước uống có gas. Vì những loại thực phẩm này sẽ kích thích vi khuẩn tấn công răng miệng của bạn.
- Nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của răng, hạn chế dùng các loại thức ăn quá cứng hay dễ bám dính trong kẽ răng.
Như vậy, răng cấm bị sâu có nhiều phương án điều trị khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người, biện pháp nhổ răng sẽ được bác sĩ cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Vậy nên nếu có gặp vấn đề về răng cấm, bạn hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp Trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám và điều trị an toàn.
Bài viết liên quan
- Sử dụng Implant ở vùng xương bướm trong điều trị phục hình
- Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
- Những điều cần biết về Implant xương bướm
- Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
- Ưu điểm của cấy ghép Implant xương bướm
- Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
- Làm thế nào để cấy ghép Implant xương bướm?
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má