Răng sứ bị ê buốt sau khi bọc: Nguyên nhân và điều trị
Răng sứ bị ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chẳng hạn như nướu chưa có đủ thời gian để thích nghi, bác sĩ chưa điều trị tủy răng triệt để cho bệnh nhân hoặc mài quá nhiều men răng vượt giới hạn cho phép, gắn răng sứ sai khớp cắn, thói quen nghiến răng hàng ngày, keo nha khoa bị lỏng...
Bạn có thể làm dịu cơn đau, ê buốt bằng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà như chườm đá, súc miệng bằng nước muối loãng, dùng thuốc giảm đau... Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Điều quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín để đạt được kết quả tối ưu và hạn chế đau nhức, ê buốt răng.
Nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt
Nướu chưa có đủ thời gian để thích nghi
Sau khi gắn mão sứ, nướu vẫn chưa kịp thích nghi với chất liệu mới. Đây là nguyên nhân chính khiến răng bị ê buốt khi bọc răng sứ. Phải mất một thời gian để nướu thích nghi với mão sứ mới. Sau đó, tình trạng ê buốt sẽ biến mất. Bạn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
Chưa điều trị tủy răng triệt để
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ê buốt răng là do bác sĩ chưa điều trị hết tủy răng cho khách hàng trước khi bọc răng sứ. Các mô và tủy bị nhiễm bệnh vẫn chưa được điều trị. Việc vệ sinh cũng dẫn đến tình trạng ê nhức răng sau khi bọc răng sứ. Điều kiện cần thiết và cơ bản nhất để tránh những tình huống này là bác sĩ phải xử lý tủy răng triệt để cho bệnh nhân.
Bác sĩ mài men răng vượt giới hạn cho phép
Nếu mài men răng thật quá nhiều, bạn sẽ bị đau nhức răng hoặc ê buốt răng sau khi bọc răng sứ. Bởi vì nếu men răng bị mài răng quá nhiều sẽ làm lộ và tổn thương ngà răng. Vì vậy, ê buốt là điều không thể tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng là bác sĩ phải đảm bảo rằng khi mài răng cửa và răng hàm thực hiện nghiêm ngặt theo tỷ lệ cho phép.
Gắn răng sứ sai khớp cắn
Bọc răng sứ sai khớp cắn, không chuẩn khớp cắn với răng thật sẽ khiến răng sứ bị chênh, cộm khi ăn uống. Ngoài ra, khi răng sứ được đặt không đúng vị trí, cao hơn bình thường hoặc khấp khểnh so với răng đối diện sẽ khiến lực nhai dồn lên phần thân răng sứ và tăng áp lực lên chân răng thật. Do đó, cảm giác đau nhức, ê buốt răng rất khó chịu.
Thói quen nghiến răng hàng ngày
Nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng vừa bọc sứ bị đau nhức, ê buốt. Thói quen nghiến răng khiến các răng sứ đối đầu va chạm vào nhau với lực rất lớn. Nếu thói quen này không được khắc phục nhanh chóng, cơn đau hoặc ê buốt răng sẽ nghiêm trọng hơn.
Keo nha khoa bị lỏng
Một trong những nguyên nhân khác gây ra tình trạng răng sứ bị ê buốt này là do xi măng răng bị lỏng, hở hoặc rò rỉ. Trường hợp này có thể là do bệnh nhân đã thực hiện bọc răng sứ tại nha khoa kém uy tín, dùng keo dán răng sứ kém chất lượng. Từ đó dẫn đến răng ê buốt, cũng có trường hợp sưng tấy, thậm chí răng sứ rơi ra ngoài.
Răng sứ kém chất lượng
Răng sứ kém chất lượng cũng là một trong những tác nhân gây ê nhức răng sau khi bọc sứ. Trường hợp này xảy ra khi bác sĩ dùng răng sứ kém chất lượng, không tương thích sinh học. Và nó không thể đảm bảo khả năng dẫn nhiệt xung quanh khoang miệng, ảnh hưởng xấu đến cùi răng thật khi ăn nhai thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Xem thêm: Tác hại của rượu bia ảnh hướng đến sức khỏe răng miệng
Phải làm gì khi bị ê buốt răng sứ?
Làm thế nào để hết ê buốt răng nhanh chóng sau khi bọc răng sứ? Bạn có thể làm dịu cơn đau này ngay lập tức bằng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
Phương pháp cải thiện ê buốt tại nhà
Răng ê buốt là hiện tượng bình thường sau khi bọc răng sứ trong 2 ngày đầu. Vì vậy, nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể nhanh chóng kiểm soát tình trạng này bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Cụ thể các cách này như sau:
- Súc miệng bằng nước muối loãng: Nước muối có khả năng tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, đồng thời làm sạch chất dịch bẩn xung quanh răng sứ mới thực hiện. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% hoặc pha nước loãng và súc miệng hàng ngày.
- Chườm đá: Đây là cách giảm đau tạm thời rất hiệu quả. Bạn có thể dùng túi chườm hoặc một chiếc khăn sạch cho vào vài viên đá lạnh. Sau đó chườm lên vùng răng đau nhức (15 phút chườm, 15 phút nghỉ).
Sử dụng thuốc giảm đau: Để giảm ê buốt, khó chịu sau khi bọc răng sứ, thuốc giảm đau là giải pháp nhanh chóng nhất trong trường hợp này. Các loại thuốc như thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen,… được sử dụng khá thường xuyên. Tuy nhiên, liều lượng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng gel làm mát: Khi quá trình lấy tủy quá xâm lấn, giải pháp tốt nhất để giảm ê buốt răng tại nhà là sử dụng gel làm mát trên chân răng. Gel làm mát sẽ nhanh chóng giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên bạn không nên tự ý mua gel bôi mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Đeo dụng cụ bảo vệ hàm: Nghiến răng thường khiến hàm của bạn đau và nhạy cảm, bạn có thể đeo dụng cụ bảo vệ hàm trước khi đi ngủ. Dụng cụ này sẽ ngăn không cho các răng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi tiến hành.
Điều trị ê buốt răng tại nha khoa
Răng ê buốt sau khi bọc răng sứ, bạn nên đến nha khoa sớm. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Nếu ê buốt do khớp cắn bị lệch, răng sứ bị xô lệch gây cảm giác khó chịu thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ ra để lắp ghép lại. Trong trường hợp răng sứ bị ê buốt do bệnh lý răng miệng gây nên thì bác sĩ sẽ chữa trị triệt để rồi mới lắp lại răng sứ. Còn nếu bạn bị dị ứng với kim loại hoặc răng sứ chất liệu không phù hợp, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp bọc răng sứ mới 100%.
Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?
Sau khi bọc răng sứ, hiện tượng ê buốt thường chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày. Sau đó bạn có thể bình thường trở lại. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người bị ê buốt răng chỉ vài giờ sau khi bọc răng sứ nhưng hiện tượng trên cũng có thể kéo dài khoảng 4-5 ngày ở những người có cơ địa yếu, răng nhạy cảm.
Ngoài ra, thời gian răng ê buốt sau khi bọc răng sứ còn phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Bác sĩ giỏi thực hiện mọi thao tác một cách chính xác, giúp hạn chế tối đa rủi ro. Ngược lại, bác sĩ thiếu kinh nghiệm rất dễ đánh giá sai tỷ lệ mài răng, mài răng không đúng cách… Khi đó bệnh nhân sẽ có thể gặp phải tình trạng ê buốt kéo dài sau khi bọc răng sứ.
Chia sẻ cách chăm sóc răng sứ chuẩn nha khoa
Chỉ cần giữ những thói quen sau, răng sứ sẽ giữ được màu sắc trắng bóng và chắc khỏe như ban đầu:
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Bạn nên tránh chải răng theo chiều ngang, thay vào đó hãy chải răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới, tức là từ trong ra ngoài.
- Đánh răng bằng bàn chải mềm hoặc dùng nước súc miệng để hạn chế làm tổn thương răng, đặc biệt là răng sứ.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn thức ăn trong miệng.
- Không dùng tăm xỉa răng vì nướu và chân răng có thể bị sâu dễ bị tổn thương.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá vì nó khiến răng sứ bị xỉn màu, ố vàng và mất thẩm mỹ.
- Khi ăn nên phân bổ lực nhai đều cả 2 hàm để răng sứ không bị áp lực quá mức.
- Nếu bạn nghiến răng, hãy đeo hàm bảo vệ răng khi ngủ hoặc đi khám bác sĩ để cải thiện tình trạng này tránh ảnh hưởng đến chất lượng răng sứ.
- Nên khám răng định kỳ 2 lần/năm để có thể phát hiện sớm vấn đề bất thường về răng miệng và điều trị kịp thời. Đặc biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra độ bền của răng sứ và xử lý các vấn đề nhanh chóng.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý răng sứ bị ê buốt. Bạn nên lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín để đạt được kết quả tốt nhất và hạn chế đau nhức, ê buốt răng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn thêm nhé!
Bài viết liên quan
- Sử dụng Implant ở vùng xương bướm trong điều trị phục hình
- Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
- Những điều cần biết về Implant xương bướm
- Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
- Ưu điểm của cấy ghép Implant xương bướm
- Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
- Làm thế nào để cấy ghép Implant xương bướm?
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má