Rủi ro khi trồng răng Implant mà bạn cần biết
Các rủi ro khi trồng răng Implant mà bạn cần biết để phòng tránh bao gồm: Nhiễm trùng, chảy quá nhiều máu, tiêu xương hàm, trụ Implant không tương thích, gãy vỡ Implant, thương tổn thần kinh,…
Các rủi ro khi trồng răng Implant mà bạn cần biết
Trồng răng Implant được đánh giá là biện pháp phẫu thuật có độ an toàn cao, thay thế răng thật và khôi phục lại các chức năng răng một cách toàn diện. Mặc dù vậy, vẫn có những rủi ro có thể xảy ra trong và sau cấy ghép.
Các rủi ro, biến chứng thường chỉ xảy ra khi cơ sở thực hiện cấy ghép không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, hệ thống trang thiết bị, tay nghề y bác sĩ, yếu tố vô trùng, trụ Implant không đảm bảo chất lượng hoặc quá trình chăm sóc sau phẫu thuật của khách hàng không khoa học, không tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.
Dưới đây là những rủi ro khi trồng răng Implant mà bạn cần biết để chủ động phòng tránh, đảm bảo đạt hiệu quả cấy ghép cao nhất.
Ảnh hưởng đến mô xung quanh
Nếu trụ Implant đặt không đúng vị trí, bị lệch hướng thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mô quanh đó. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì đây là trường hợp rất ít khi xảy ra. Lựa chọn đúng trung tâm nha khoa tốt sẽ giúp bạn tránh khỏi rủi ro này.
Trụ Implant không tương thích
Tính ổn định của chân răng nhân tạo chính là vấn đề mấu chốt đảm bảo sự chắc khỏe của răng giả sau phục hình. Trụ chân răng không ổn định là thất bại đầu tiên có thể nhận thấy trong thời gian đầu sau khi cấy ghép răng Implant.
Khi xương quanh trụ Implant dần hồi phục lại, tích hợp lên bề mặt trụ và phát triển theo chiều hướng tốt thì chân răng sẽ ổn định hơn. Nếu trụ không đạt được sự ổn định này, có hiện tượng lỏng lẻo, xê dịch thì bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra tại khu vực chân răng mới cấy ghép hoặc lan rộng hơn tới các khu vực lân cận dẫn đến nhiễm trùng toàn thân.
Nguyên nhân là do việc đặt trụ hoặc chăm sóc sai cách khiến vi khuẩn xâm nhập và tấn công khu vực mới cấy ghép làm nướu đau nhức và sưng đỏ. Nếu không khắc phục nhanh chóng sẽ dẫn đến tình trạng đào thải trụ Implant và ca cấy ghép răng thất bại.
Chảy máu nhiều
Sau phẫu thuật, khách hàng thường bị chảy máu do thao tác cấy Implant cần rạch nướu để bộc lộ xương hàm hoặc khoan xuyên qua nướu. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chấm dứt sau 1 đến 2 giờ. Tuy nhiên, nếu máu chảy quá nhiều và không cầm được thì rất có thể bạn đã gặp phải biến chứng.
Các rủi ro khác
Ngoài những rủi ro nêu trên, một số biến chứng khác cũng có thể xảy đến như:
- Trụ Implant bị gãy hoặc vỡ: Tình trạng gãy vỡ của trụ chân răng ở trong xương là biến chứng nghiêm trọng không thể phục hồi. Nếu gặp phải, bạn sẽ cần tháo bỏ Implant cũ và cấy ghép lại chân răng mới.
- Chấn thương dây thần kinh: Biểu hiện là tê bì, đau nhức hoặc mất cảm giác ở một số mô xung quanh như nướu, răng, môi, cằm,…
- Hoại tử mô: Các mô bào quanh trụ Implant có thể bị hoại tử trong một vài trường hợp.
Xem thêm: Kiến thức tổng quan trồng răng Implant chi tiết 2024
Các trường hợp cần chống chỉ định để tránh rủi ro khi cấy Implant
Để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng khi cấy ghép răng, những trường hợp sau đây cần chống chỉ định:
- Người mắc các bệnh răng miệng chưa được điều trị.
- Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường không kiểm soát.
- Người hút thuốc lá nếu muốn trồng Implant cần cai thuốc cả trước và sau điều trị.
- Người có chất lượng, số lượng xương hàm không đạt tiêu chuẩn. Trường hợp này cần ghép thêm xương nếu có ý định cấy Implant.
Để tránh xảy ra biến chứng ngay từ đầu bạn nên tìm tới các trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng cao, nơi có các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại để thực hiện cấy ghép Implant.
Trên đây là các rủi ro khi trồng răng Implant mà bạn cần biết. Hãy thật sáng suốt khi chọn lựa trung tâm nha khoa thực hiện để phòng tránh những biến chứng này. Trung tâm Implant Việt Nam là địa chỉ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của một trung tâm nha khoa chất lượng, uy tín, các chuyên gia đầu ngành tại đây sẽ giúp bạn có được hàm răng khỏe mạnh và bền đẹp như ý muốn.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm