Tư vấn sau nhổ răng bao lâu thì tiêu xương và cách khắc phục
Sau nhổ răng bao lâu thì tiêu xương? Thông thường, xương sẽ bắt đầu tiêu biến sau khi nhổ răng khoảng 3 tháng. Đến sau 6 tháng, lượng xương tiêu đi khoảng 25% và sau 1 năm là khoảng 45 – 60%.
Tiêu xương hàm sẽ kéo theo nhiều hậu quả nặng nề nên cần được ngăn chặn và khắc phục sớm. Trong các phương pháp phục hình răng hiện nay, cấy ghép Implant là kỹ thuật duy nhất có khả năng tái tạo toàn bộ cấu trúc răng và ngăn ngừa xương hàm tiêu biến.
Tại sao xương hàm bị tiêu sau khi nhổ răng?
Chân răng tự nhiên bám chắc chắn trong xương hàm, xương hàm nâng đỡ răng và tạo sự tác động qua lại giúp hoạt động ăn nhai hiệu quả hơn. Xương hàm cũng nhờ lực ăn nhai truyền tải qua chân răng mà được kích thích phát triển và cân bằng ổn định.
Tuy nhiên, sau khi nhổ răng thì xương hàm tại vị trí đó không còn được lực ăn nhai tác động nữa, quá trình tế bào xương sinh trưởng cũng sẽ dừng lại. Do đó, xương hàm sẽ thoái hóa dần và tiêu biến đi.
Tiêu xương hàm sau khi nhổ răng diễn ra âm thầm, không đau nhức nên sẽ rất khó nhận biết. Sau thời gian dài, khu vực mất răng sẽ có biểu hiện lõm xuống sâu hơn so với khu vực xung quanh. Chân răng bên cạnh bị lộ ra, khi đó xương đã tiêu đi khá nhiều.
Sau nhổ răng bao lâu thì tiêu xương?
Hiện tượng tiêu xương xảy ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Thường thì xương hàm sẽ bắt đầu tiêu biến sau khoảng 3 tháng kể từ khi nhổ răng, xương sẽ tiêu đi từ từ và rất khó để nhận biết khi chỉ quan sát bằng mắt thường.
6 tháng đầu sau nhổ răng, khoảng 25% xương hàm ở khu vực mất răng sẽ tiêu đi. Sau khoảng 1 năm mất răng, phần xương bị tiêu biến có thể chiếm tới 45 – 60%, không còn đủ sức nâng đỡ răng khiến hàm răng bị xô lệch và gây ra nhiều biến chứng với cơ mặt.
Các răng thật còn lại trên cung hàm bị xô lệch, đổ nghiêng về phía khoảng trống mất răng làm sai lệch trầm trọng khớp cắn và ăn nhai trở nên khó khăn. Quá trình phục hình răng về sau cũng khó khăn và phức tạp hơn, hiệu quả thẩm mỹ có thể sẽ không đạt được tối đa.
Xem thêm: Phân biệt nâng xoang kín và nâng xoang hở trong cấy ghép Implant
Biện pháp ngăn chặn tiêu xương hàm sau khi nhổ răng
Các phân tích ở phần trên đã giúp bạn nắm được sau nhổ răng bao lâu thì tiêu xương? Sự tiêu hủy xương hàm sau khi mất răng là hiện tượng tự nhiên sẽ diễn ra nếu không có biện pháp phòng tránh. Vậy cần làm gì để tránh tình trạng này xảy ra?
Để tránh xương hàm tiêu biến sau khi nhổ răng, thì việc phục hình răng giả là việc làm cần thiết, được các bác sĩ nha khoa khuyến khích thực hiện trong thời gian sớm nhất, tránh để xương tiêu hủy quá nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả phục hình về sau.
Trong các kỹ thuật phục hình răng hiện nay, chỉ có trồng răng Implant là mới ngăn chặn được vấn đề tiêu xương sau khi mất răng. Nhờ có trụ Implant được cấy sâu vào trong xương hàm tại nơi mất răng đóng vai trò như một chân răng thật sự, trụ này sẽ giúp xương hàm được truyền tải lực ăn nhai đến kích thích phát triển, các chức năng răng cũng được khôi phục hoàn toàn.
Những khách hàng mất răng nhiều năm khiến xương hàm tiêu biến nghiêm trọng vẫn có thể tiến hành cấy ghép răng Implant nhưng trước đó cần nâng xoang hàm hoặc ghép thêm xương để gia tăng thể tích xương, giúp việc cấy ghép diễn ra dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
Quá trình tiêu xương hàm sau khi nhổ răng là hiện tượng tự nhiên cần được khắc phục sớm, do đó bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để khôi phục lại những chiếc răng đã mất.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi “sau nhổ răng bao lâu thì tiêu xương?” cũng như biện pháp ngăn chặn tiêu xương hàm đã được Trung tâm Implant Việt Nam nêu rõ trong bài viết. Để biết thêm thông tin cụ thể về dịch vụ trồng răng Implant, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Implant Việt Nam nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống