Sưng mộng răng ở trẻ em và cách khắc phục hiệu quả an toàn
Sưng mộng răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến thường gặp. Khi trẻ bị bệnh lý này, bố mẹ lo lắng và thắc mắc nguyên nhân và cách điều trị. Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sưng mộng răng là gì?
Sưng mộng răng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người hay mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Đây là dấu hiệu nướu của trẻ đã bị viêm nhiễm.
Khi xảy ra tình trạng này, cơ thể sẽ tự sản sinh các kháng thể để chống lại các tác nhân gây hại trong khoang miệng, dẫn đến việc nướu sưng tấy và đau nhức.
Bệnh lý này có thể phát sinh ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm của trẻ. Tuy nhiên, các vị trí gần răng hàm sẽ là vị trí sưng mộng răng thường xuất hiện vì đây là những điểm tiếp xúc nhiều với thức ăn và khó làm sạch hơn.
Mộng răng sưng tấy thường là do sự hình thành của ổ mủ, nơi chứa mảng bám thức ăn và các vi khuẩn gây hại cho khoang miệng.
Sưng mộng răng thường đi kèm với sưng nướu ở giai đoạn nặng, gây ra cảm giác đau nhức cho trẻ mắc phải.
Nguyên nhân sưng mộng răng ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng mộng răng bố mẹ có thể tham khảo:
Do trẻ mọc răng
Nguyên nhân đầu tiên mà nhiều bậc bố mẹ có thể nghĩ tới đó là do trẻ mọc răng. Đối với những trẻ ở độ tuổi từ 6 – 7 tuổi, sưng nướu rất có khả năng là do trẻ đang bắt đầu mọc hai chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên.
Vì vậy, nếu xác định đúng nguyên nhân này, bố mẹ không cần quá lo lắng, bởi sau khi răng mọc lên, nướu sẽ tự nhiên hết sưng.
Các mảng bám tích tụ trên răng
Mảng bám trên răng cũng có thể gây ra sưng mộng răng ở trẻ. Khi không vệ sinh răng miệng đúng cách, thức ăn thừa có thể mắc kẹt trong các kẽ răng và tạo thành mảng bám.
Sự tích tụ liên tục của mảng bám trên bề mặt răng cung cấp môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào khoang miệng của trẻ.
Điều này có thể gây ra các vấn đề như sưng nướu, chảy máu chân răng, viêm nướu, và có thể dẫn đến các tình trạng bệnh nguy hiểm khác.
Trẻ bị viêm nướu hoặc sâu răng
Việc trẻ không vệ sinh răng miệng hằng ngày hoặc vệ sinh không đúng cách có thể gây ra viêm nướu ở trẻ. Viêm nướu sẽ làm cho nướu của trẻ sưng phồng, gây ra cảm giác đau nhức và không thoải mái.
Ngoài ra, nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, trẻ có thể phát triển sâu răng. Sâu răng không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến tình trạng sưng nướu cho trẻ.
Trẻ bị sang chấn cơ học Một nguyên nhân ít được chú ý nhưng có khả năng cao gây sưng nướu là sự chấn thương cơ học. Việc sử dụng tăm xỉa răng hoặc khi trẻ ăn các loại thực phẩm cứng cũng có thể gây ra tình trạng sưng nướu.
Xem thêm: Top 7 cách chữa sưng mộng răng tại nhà bố mẹ nên xem ngay
Cách khắc phục sưng mộng răng ở trẻ em
Để khắc phục sưng mộng răng ở trẻ em, bố mẹ cần có thể áp dụng những cách sau.
Điều trị tại nhà
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ hàng ngày bằng bàn chải lông mềm, để có thể giảm tối đa nguy cơ vi khuẩn gây tổn thương và sưng nướu ở trẻ.
Đối với những em bé nhỏ, chưa đánh răng được, bố mẹ nên dùng gạc mềm quấn vào ngón tay trỏ, sau đó thấm nước muối ấm và lau nhẹ nhàng răng và nướu cho trẻ.
Súc miệng bằng nước muối
Dung dịch nước muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm giảm viêm, từ đó ngăn chặn sự lan rộng của các vi khuẩn gây hại.
Đưa trẻ thăm khám tại nha khoa
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng sưng mộng răng ở trẻ ở mức độ nào và đưa ra các phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là 2 cách phổ biến hiện nay:
Lấy vôi răng
Nguyên nhân chính gây sưng mộng răng là do mảng bám kéo dài trên bề mặt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mảng bám bằng cách lấy vôi răng cho trẻ, giúp làm sạch hoàn toàn bề mặt răng và nướu.
Bên cạnh việc xử lý vôi răng, bác sĩ cũng kết hợp áp dụng việc bơm các khoáng chất vào răng để tái tạo men răng, giúp tăng cường sức mạnh và độ bền của răng.
Điều này không chỉ giúp răng trở nên sáng bóng mà còn ngăn chặn sự hình thành lại của mảng bám. Sau khi loại bỏ vôi răng, nướu sẽ dần hồi phục về trạng thái khỏe mạnh như lúc ban đầu.
Tiểu phẫu
Đây là phương pháp được áp dụng trong các trường hợp vết thương nghiêm trọng hơn, nướu bị sưng to và có mủ tích tụ dưới chân răng.
Với những trẻ gặp trường hợp này, bác sĩ sẽ quyết định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ sạch phần mủ và xử lý vết thương. Việc không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng diện rộng, ảnh hưởng đến toàn bộ răng và mô xung quanh.
Dù thủ thuật này khá đơn giản, bố mẹ vẫn cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc hậu phẫu cho trẻ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
Bố mẹ cần tuân thủ đúng toa thuốc của bác sĩ, giữ vệ sinh miệng sạch sẽ, và hạn chế việc tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống có thể gây kích thích cho vết thương.
Một trong những trung tâm nha khoa uy tín được khách hàng tin tưởng lựa chọn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em và gia đình được mọi người nhắc đến mỗi khi có nhu cầu phải kể đến Trung Tâm Implant Việt Nam.
Implant Việt Nam quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong nghề, các bác sĩ đều tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.
Chỉ cần qua quá trình thăm khám, bác sĩ đã có thể đánh giá được tình trạng răng miệng và đề xuất giải pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Để hỗ trợ công tác điều trị mang lại kết quả tốt nhất, Trung tâm luôn ưu tiên nhập khẩu các hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của châu Âu.
Ngoài ra, Implant Việt Nam cũng áp dụng các công nghệ hiện đại nhất vào quy trình điều trị nha khoa, nhằm mang lại cảm giác thoải mái nhất cho trẻ em trong suốt quá trình thăm khám và điều trị.
Với những thông tin về sưng mộng răng ở trẻ em mà bài viết trên cung cấp, mong rằng có thể giải đáp được các thắc mắc của bố mẹ. Nếu cần sự tư vấn của bác sĩ, bố mẹ hãy gọi ngay đến Implant Việt Nam để được bác sĩ tư vấn nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm