Tiêu xương chân răng có chữa được không?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu xương chân răng, trong đó phải kể đến bệnh viêm nha chu hoặc mất răng trong thời gian dài. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chức năng nhai của răng.
Để khắc phục tình trạng tiêu xương chân răng, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương chân răng
Để giải đáp cho câu hỏi “Tiêu xương chân răng có chữa được không?”, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ tiêu xương chân răng là gì? Đây là tình trạng xương ổ răng và xung quanh chân răng bị suy giảm mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích.
Có hai nguyên nhân chính gây tiêu xương chân răng đó là:
Mất răng lâu ngày
Khi răng bị mất mà không được phục hình kịp thời, xương hàm không còn chịu lực kích thích để phát triển và duy trì sự ổn định, lâu ngày sẽ dần bị tiêu biến. Mật độ xương hàm thường sẽ suy giảm từ từ. Thông thường, trong khoảng 12 tháng đầu tiên, xương hàm sẽ tiêu biến khoảng 25%
Nếu không điều trị kịp thời, tiêu xương chân răng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, khó khăn trong việc ăn nhai thức ăn, thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến mặt hóp, da chảy xệ, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Nguyên nhân từ tác động của vôi răng
Vôi răng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tiêu xương chân răng, nhưng đây lại là yếu tố chính dẫn đến các bệnh về nướu. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ tiến triển thành viêm nha chu - một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, bao gồm cả xương ổ răng.
Bệnh viêm nha chu có thể khiến nướu bị bong ra khỏi răng và tạo thành các túi nướu. Các túi nướu ẩn chứa nhiều vi khuẩn tấn công và phá hủy xương ổ răng, từ đó dẫn đến tiêu xương.
Tiêu xương chân răng có chữa được không?
Câu hỏi về việc tiêu xương chân răng có chữa được không là một vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm. Tin vui là tình trạng này có thể được khắc phục hiệu quả và phương pháp phổ biến nhất hiện nay là cấy ghép răng Implant.
Cấy ghép Implant hiện đang là phương pháp phục hình duy nhất có khả năng khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm. Trụ Implant được cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất, tạo lực kích thích xương hàm phát triển, đồng thời giúp phục hình thẩm mỹ và chức năng của răng.
Đối với những trường hợp không đủ mật độ xương để cấy ghép trụ Implant, phương án ghép xương có thể được sử dụng.
Quá trình ghép xương giúp tạo ra một lượng xương đủ để trụ Implant nằm cố định trong xương hàm. Sau khi ghép xương, bệnh nhân cần một thời gian dài để vết thương phục hồi và xương mới được hình thành.
>>Bạn nên xem ngay cấy ghép Implant giải pháp phục hình tiêu xương chân răng an toàn và hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa tiêu xương chân răng
Để duy trì sức khỏe răng miệng và phòng ngừa tình trạng tiêu xương chân răng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ mảng bám ở những vị trí mà bàn chải không thể tiếp cận được, giúp giữ vệ sinh răng miệng tốt hơn và phòng tránh tiêu xương chân răng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm để không làm tổn thương nướu và răng. Đặc biệt lưu ý nên thay đổi bàn chải định kỳ, khoảng 6 tháng/lần hoặc khi thấy đầu bàn chải bị tòe.
- Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo, vì chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
- Tăng cường bổ sung canxi, vitamin và chất xơ thông qua thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa.
- Thường xuyên đi khám răng định kỳ, khoảng 3 - 6 tháng/lần, để bác sĩ nha khoa kiểm tra, cạo vôi răng và theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
Trên đây là những chia sẻ quan trọng giúp bạn giải đáp thắc mắc “Tiêu xương chân răng có chữa được không?”. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về vấn đề này hãy đến ngay Trung tâm Implant Việt Nam để nhận được tư vấn kịp thời nhé.
>> Bài viết đề xuất: Lưu ý trường hợp mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm bạn không nên chủ quan?
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm