Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
Tiêu xương hàm trên gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy giảm chức năng ăn nhai, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến xoang hàm, gây khó khăn khi phục hình răng mất… Cấy ghép Implant xương bướm mang lại nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị khôi phục răng mất cho bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương trầm trọng.
Tiêu xương hàm trên là gì? Hậu quả khi bị tiêu xương hàm trên
Tiêu xương hàm trên hay còn gọi là tiêu xương ổ răng hàm trên, là tình trạng xương hàm hàm trên bị suy giảm về số lượng, thể tích, mật độ xương dẫn đến xương hàm bị teo mỏng. Phần lớn các trường hợp tiêu xương là do tình trạng mất răng hoặc viêm nha chu mãn tính gây ra.
Các Bác sĩ răng hàm mặt cảnh báo rằng hiện tượng tiêu xương hàm trên vô cùng nguy hiểm, không chỉ làm giảm chất lượng xương hàm mà còn kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những hậu quả nguy hiểm khi bị tiêu xương hàm:
1. Ảnh hưởng đến khớp cắn
Khi xương hàm bị tiêu, tại vị trí mất răng sẽ bị lõm vào do nướu và xương teo lại. Lúc này, các răng xung quanh theo hoạt động ăn nhai sẽ dần bị dịch chuyển và xô lệch về phía hàm bị trũng. Lâu dần, sẽ xuất hiện tình trạng răng xô lệch, dẫn đến sai lệch khớp cắn. Khớp cắn mất cân bằng gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai của bệnh nhân.
2. Mặt lệch, thẩm mỹ kém và lão hóa sớm
Khi số lượng, mật độ và chất lượng xương hàm giảm, xương hàm sẽ không thể thực hiện tốt chức năng nâng đỡ cơ mặt.
Sau một thời gian bị mất răng tiêu xương, bệnh nhân sẽ thấy gương mặt bắt đầu có những biến đổi, mặt bị lệch sang một bên, cơ mặt bị xệ, da nhăn, miệng móm mém. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây lão hóa sớm và làm bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp xã hội.
3. Suy giảm chức năng ăn nhai
Khi bị mất răng dẫn đến tiêu xương hàm trên, bệnh nhân sẽ không thể ăn uống thoải mái như lúc có răng đầy đủ.
Nếu để lâu không điều trị, sức ăn nhai sẽ bị giảm sút, thậm chí nhiều bệnh nhân không thể nhai và nghiền thức ăn, dẫn đến phải ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp… trong thời gian dài. Ăn nhai kém khiến sức khỏe dần bị suy yếu vì cơ thể suy dinh dưỡng, gầy gò, ốm yếu.
4. Nguy cơ bệnh lý răng miệng và mất răng hàng loạt
Mất răng và tiêu xương hàm là điều kiện thuận lợi để thức ăn bị mắc kẹt tại vị trí mất răng, khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng miệng, gây ra nhiều bệnh lý như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu…
Đặc biệt, khi bị mất răng, các răng trên cung hàm mất khả năng liên kết và hỗ trợ nâng đỡ lẫn nhau dẫn đến dễ bị dịch chuyển, lung lay và mất răng hàng loạt.
5. Xoang hàm mở rộng
Xoang hàm là xoang lớn nhất trong các xoang cạnh mũi, có hình nón tháp, nằm ở trong xương hàm trên và có đỉnh là mỏm gò má. Thể tích xoang hàm từ 15 – 30 ml.
Khi bị mất răng hàm trên trong thời gian dài, xương hàm trên sẽ dần bị tiêu biến, lúc này xoang hàm sẽ có xu hướng hạ thấp và mở rộng về phía răng gây phá hủy xương hàm, khiến xương bị tiêu nhanh và nghiêm trọng hơn.
6. Khó khăn khi phục hình răng mất
Tiêu xương hàm là nguyên nhân chính khiến cho việc phục hình răng mất ở hàm trên gặp trở ngại. Hiện nay, phương pháp điều trị mất răng tiêu xương hàm được đánh giá cao nhất là trồng răng Implant. Tuy nhiên, hiện tượng tiêu xương khiến số lượng và chất lượng xương hàm không đủ đáp ứng để cấy trụ Implant vào xương.
Do đó, việc phục hình răng mất hàm trên thường phải sử dụng các kỹ thuật Implant chuyên biệt như Implant xương bướm, Implant xương gò má… hoặc phải thực hiện phẫu thuật nâng xoang, ghép xương nếu muốn cấy ghép Implant thông thường.
Cấy ghép Implant xương bướm - Giải pháp mới trong điều trị mất răng tiêu xương hàm trên
Vì cấu trúc giải phẫu phức tạp của xương hàm trên, nếu mất răng lâu năm dẫn đến tiêu xương nghiêm trọng, quá trình trồng răng Implant sẽ gặp phải nhiều khó khăn và tỷ lệ thất bại khá cao.
Số lượng và mật độ xương hàm bị thiếu sẽ khó có thể giúp nâng đỡ và ổn định trụ Implant trong xương hàm.
Do đó, muốn tiến hành trồng răng Implant, bệnh nhân thường phải thực hiện thêm các thủ thuật tăng cường xương như nâng xoang, ghép xương. Điều này làm gia tăng mức độ xâm lấn, sang chấn, chi phí và thời gian điều trị. Thậm chí, nhiều bệnh nhân lớn tuổi không thể thực hiện vì tình trạng sức khỏe không cho phép.
Để giải quyết những thách thức do tiêu xương hàm trên gây ra, tăng cơ hội cho bệnh nhân mất răng vùng răng sau hàm trên thực hiện trồng răng nhằm khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ, nhiều giải pháp cấy ghép Implant đặc biệt ra đời. Trong đó, cấy ghép Implant xương bướm được đánh giá với hiệu quả cao, ít xâm lấn, giảm thiểu biến chứng cho bệnh nhân.
Sở dĩ có tên gọi là “Implant xương bướm” là bởi vì trụ Implant được cấy vào vùng xương bướm - một trong các xương sọ, nằm giữa nền sọ, phía trước tiếp giáp với xương trán, xương sàng, phía sau tiếp giáp với xương chẩm và hai bên tiếp giáp với xương thái dương.
Vùng xương bướm được đánh giá có mật độ khá dày đặc, không bị tái hấp thu xương, phù hợp để cố định và nâng đỡ trụ Implant trong trường hợp không thể cấy trụ vào xương hàm như thông thường. Implant xương bướm có chiều dài tối thiểu 15mm, được cấy theo góc nghiêng 45-55 độ.
Ưu điểm của Implant xương bướm
Nhiều ca điều trị với kỹ thuật Implant xương bướm cho bệnh nhân mất răng tiêu xương hàm trên đã được thực hiện và thành công. Các Bác sĩ cho biết, Implant xương bướm mang lại nhiều ưu điểm vượt trội trong các trường hợp không thể thực hiện cấy ghép Implant thông thường hoặc cấy ghép Implant thông thường bị thất bại:
1. Không bị ảnh hưởng bởi tình trạng xương hàm
Với phương pháp cấy ghép Implant xương bướm, tình trạng tiêu xương hàm – thách thức của giải pháp trồng răng Implant đã được loại bỏ, bệnh nhân có thể thực hiện cấy Implant ngay cả khi xương hàm bị tiêu trầm trọng, chất lượng và mật độ xương kém.
2. Tránh nhu cầu nâng xoang, ghép xương
Với kỹ thuật Implant thông thường, phẫu thuật nâng xoang hay ghép xương là thủ thuật cần thiết để tăng cường lượng xương cần thiết nhằm mục đích đủ xương nâng đỡ trụ Implant.
Implant xương bướm giúp bệnh nhân tránh được các thủ thuật nâng xoang và ghép xương bởi trụ Implant được đặt vào vùng xương bướm thay vì xương hàm của bệnh nhân.
Điều này giúp bệnh nhân hạn chế tối đa mức độ xâm lấn, sang chấn, biến chứng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.
3. Kết hợp với các phương pháp khác trong điều trị mất nhiều răng, mất răng nguyên hàm
Implant xương bướm thường được chỉ định điều trị đối với bệnh nhân bị mất răng hàm trên vùng răng sau (vùng răng hàm). Với những trường hợp mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, không răng bẩm sinh, Bác sĩ có thể kết hợp linh hoạt kỹ thuật Implant xương bướm với các kỹ thuật Implant khác để phục hồi toàn bộ răng cho bệnh nhân.
4. Chức năng và thẩm mỹ như răng thật
Nếu được thực hiện bởi Bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể sử dụng răng Implant như răng thật của mình. Răng Implant với độ bền chắc vượt trội, màu sắc và thẩm mỹ tự nhiên, hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái và tự tin với hàm răng mới, từ đó nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
5. Tỷ lệ thành công hơn 95%
Cấy ghép Implant xương bướm đã được ứng dụng với tỷ lệ thành công cao hơn 95%. Implant đạt độ ổn định ban đầu tốt, nâng đỡ chắc chắn phục hình răng bên trên.
Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về tình trạng tiêu xương hàm trên do mất răng và giải pháp khắc phục hiệu quả với kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm. Đừng quên ấn liên hệ và để lại thông tin để được các Bác sĩ của chúng tôi tư vấn chi tiết về tình trạng cụ thể của bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống