Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm
Xương bướm là một xương quan trọng trong cấu trúc của hộp sọ người, nằm ở trung tâm hộp sọ, có hình dạng như cánh của một con bướm. Cấy ghép Implant xương bướm được ứng dụng trong trường hợp bệnh nhân bị mất răng hàm trên vùng răng sau, có tình trạng xương hàm bị tiêu nhiều, không phù hợp để thực hiện cấy ghép Implant thông thường.
Tìm hiểu về cấu trúc xương bướm và kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm
Xương bướm là một xương quan trọng trong cấu trúc của hộp sọ người, nằm ở trung tâm hộp sọ, có hình dạng như cánh của một con bướm và đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết với các xương khác của hộp sọ để bảo vệ não bộ, bảo vệ các cơ quan nội bộ như tuyến yên, tạo hình dạng hộp sọ và mặt, hỗ trợ quá trình hô hấp…
Các bề mặt của xương bướm kết nối với các xương khác như: Xương chẩm, xương thái dương, xương đỉnh và xương mặt. Cấu trúc của xương bướm gồm các bộ phận chính như thân xương bướm (phần trung tâm của xương, chứa hốc xương bướm), 2 cánh lớn, 2 cánh nhỏ, mỏm chân bướm.
Về lĩnh vực nha khoa, xương bướm được các Bác sĩ nghiên cứu và ứng dụng trong việc hỗ trợ nâng đỡ trụ Implant để phục hình răng mất cho bệnh nhân mất răng vùng răng sau hàm trên bị tiêu xương trầm trọng hay còn được gọi là kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm (Implant chân bướm, Pterygoid Implant).
Với phương pháp này, trụ Implant sẽ được đặt vào vùng xương bướm thay vì vào xương hàm như kỹ thuật Implant thông thường. Bác sĩ sẽ sử dụng những trụ Implant dài (tối thiểu 15 mm), đặt vào vùng xương bướm theo góc nghiêng 45-55 độ so với bề mặt xương hàm.
Xương bướm kết hợp với củ xương hàm trên sẽ tạo thành một điểm tựa vững chắc để nâng đỡ trụ Implant, tạo điều kiện phục hình răng mới vững chắc và ổn định dài lâu cho bệnh nhân.
Ưu điểm và thách thức của cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm đã chứng minh được những lợi thế của mình trong quá trình điều trị mất răng cho những bệnh nhân bị mất răng vùng răng sau hàm trên có tình trạng xương hàm bị teo mỏng (tiêu xương hàm) không phù hợp để thực hiện Implant thông thường. Trong đó, không thể bỏ qua những ưu điểm nổi bật như:
- Không phụ thuộc vào chất lượng và số lượng xương hàm: Do Implant không đặt vào xương hàm mà đặt vào mỏm xương cánh bướm nên cấy ghép Implant xương bướm vẫn có thể thực hiện ngay cả trong điều kiện tiêu xương hàm nghiêm trọng.
- Không cần phải phẫu thuật nâng xoang, ghép xương: Vì số lượng và chất lượng xương hàm không ảnh hưởng đến việc cấy trụ Implant nên bệnh nhân không cần phải thực hiện thêm các biện pháp tăng cường xương hàm như nâng xoang, ghép xương.
- An toàn, hiệu quả, ít xâm lấn: Quy trình cấy ghép Implant xương bướm trở nên đơn giản và ít xâm lấn hơn vì không phải nâng xoang, ghép xương. Nhờ đó, Implant xương bướm mang lại độ an toàn cao, hạn chế tối đa sang chấn và biến chứng cho bệnh nhân mà vẫn đảm bảo độ ổn định và bền chắc để nâng đỡ Implant và phục hình bên trong Implant.
- Khả năng kết hợp với các kỹ thuật Implant khác: Implant xương bướm được chỉ định trong điều trị phục hồi răng mất ở vùng răng sau cho những bệnh nhân bị tiêu xương hàm, không thể thực hiện Implant thông thường. Tuy nhiên, Implant xương bướm có thể kết hợp với các kỹ thuật Implant khác trong trường hợp mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.
- Tỷ lệ thành công hơn 95%: Cấy ghép Implant xương bướm có tỷ lệ thành công cao, vượt hơn 95%. Trong các ca điều trị lâm sàng đã được thực hiện, Implant xương bướm được đánh giá có độ ổn định ban đầu tốt, tuổi thọ tương đương với Implant thông thường.
Có thể thấy phương pháp cấy ghép Implant xương bướm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân mất răng hàm trên. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những thách thức mà không phải Bác sĩ trồng răng Implant nào cũng có đủ chuyên môn và trình độ để vượt qua:
- Độ khó và phức tạp:
So với kỹ thuật cấy ghép Implant truyền thống, cấy ghép Implant xương bướm là kỹ thuật mới, có độ khó và phức tạp cao.
Để thực hiện cấy ghép Implant xương bướm, đòi hỏi Bác sĩ phải có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời cần có sự hỗ trợ của các trang thiết bị - công nghệ hiện đại để có thể hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán, lên kế hoạch và thực hiện chính xác.
- Cần phải chính xác tuyệt đối:
Vùng xương bướm là nơi chứa nhiều hệ thống mạch máu và dây thần kinh đi qua nên kỹ thuật cấy Implant cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối để tránh những biến chứng như tổn thương xoang hàm, chấn thương dây thần kinh, rối loạn cảm giác, tổn thương xương bướm...
- Chẩn đoán đúng, lên kế hoạch kỹ lưỡng:
Việc chẩn đoán lâm sàng và lập kế hoạch điều trị vô cùng quan trọng, là tiền đề quyết định đến tỷ lệ thành công của ca cấy ghép Implant xương bướm.
Không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp để thực hiện Implant xương bướm nên Bác sĩ cần thăm khám và chẩn đoán chính xác, sau đó có kế hoạch điều trị chi tiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.
- Tính toán đúng vị trí, góc và chiều dài trụ Implant:
Vì trụ Implant xương bướm có kích thước dài (tối thiểu 15 mm) và được đặt theo góc nghiêng nên cần tính toán đúng chiều dài trụ, vị trí và góc đặt trụ phù hợp với giải phẫu của từng bệnh nhân.
Với mật độ xương dày đặc, vị trí thuận lợi, xương bướm đã hỗ trợ nâng đỡ trụ Implant một cách chắc chắn để trụ Implant có thể tải trọng phục hình bên trên, thực hiện tốt chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm, Quý khách vui lòng ấn liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống