Trồng răng giả có đau không? Cách giảm đau hiệu quả
Các phương pháp trồng răng giả hiện nay có thể kể đến là hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ và cấy ghép răng implant. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
Trồng răng giả có đau không còn tùy thuộc vào phương pháp mà bệnh nhân thực hiện, hàm tháo lắp là phương pháp trồng răng giả ít gây đau đớn nhất kể cả trong quá trình thực hiện hay sau khi phục hình.
Đối với cầu răng sứ bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt răng trong vài giờ sau khi thực hiện. Cấy ghép Implant là kỹ thuật có sự xâm lấn nhưng nhờ sự hỗ trợ của máy móc và thuốc tê nên quá trình này không gây đau đớn.
Các phương pháp trồng răng giả hiện nay
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp được sử dụng trong trường hợp mất một, một số răng hoặc cả hàm. Cấu tạo của hàm giả tháo lắp bao gồm phần chân hàm làm bằng nhựa hoặc kim loại, phần răng được làm bằng sứ hoặc nhựa.
Mặc dù răng giả tháo lắp có chi phí không cao, dễ tháo lắp, đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản và khá an toàn nhưng sức nhai của răng khá yếu. Do đó, răng không thể ăn nhai những loại thức ăn cứng và dai. Tuổi thọ của hàm giả tháo lắp tương đối ngắn, khoảng 3-5 năm bạn phải làm lại.
Vì dễ tháo lắp nên hàm rất lỏng lẻo và dễ rơi ra sau một thời gian sử dụng. Nếu nền hàm không không khít sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển hình thành mảng bám gây hôi miệng và là nguyên nhân của nhiều bệnh răng miệng nghiêm trọng khác.
Đặc biệt, phương pháp trồng răng giả này không thể thay thế chân răng đã mất nên về lâu dài xương hàm sẽ bị tiêu, mặt bị lão hóa sớm. Ngoài ra bạn cũng cần phải vệ sinh hàm giả kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, gây rất nhiều bất tiện.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định bằng cách mài bớt 2 răng bên cạnh để tạo trụ cầu răng sứ thay thế cho răng đã mất. Chúng không thể tháo ra và lắp vào như hàm giả thông thường.
So với hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ sở hữu chức năng ăn nhai tốt hơn, đẹp hơn nhưng chi phí cũng cao hơn. Phương pháp này cũng không giải quyết được tình trạng tiêu xương hàm và tụt nướu dễ dẫn đến viêm lợi, hôi miệng và mất tự tin trong giao tiếp.
Ngoài ra, mài 2 răng thật còn dễ dẫn đến ê buốt, tổn thương tủy, đau nhức và thậm chí gây hại đến 2 răng đó. Cầu răng sứ chỉ được áp dụng khi bị mất một hoặc vài răng. Bạn cũng phải làm lại nhiều lần vì tuổi thọ trung bình của cầu răng sứ chỉ từ 7-10 năm.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép implant là kỹ thuật nha khoa hiện đại. Răng mất được thay thế bằng trụ titan (có cấu tạo giống răng thật), abutment và mão răng sứ. Khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép implant, trụ titan sẽ được đặt vào xương hàm tại vị trí mất răng.
Sau khi trụ implant tích hợp vào xương hàm sẽ tạo độ bám vững chắc cho chân răng giả. Điều này giúp cho mão răng sứ gắn trên trụ implant không bị di chuyển hoặc trượt trong miệng khi ăn, nhai hoặc giao tiếp.
Những ưu điểm của trồng răng Implant phải kể đến là:
- Tính thẩm mỹ cao, gần giống răng thật.
- Tương thích với cơ thể một cách an toàn.
- Có thể sử dụng cho mọi trường hợp mất răng.
- Không cần mài 2 răng bên cạnh để nâng đỡ mão sứ, hạn chế tối đa nguy cơ mất thêm răng.
- Phục hồi khả năng ăn nhai hoàn hảo, bệnh nhân có thể ăn cả những thức ăn cứng, dai để cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn yêu thích.
- Implant thay thế cho chân răng thật, tránh được những hậu quả do mất răng gây ra như viêm nướu, răng mọc lệch lạc, tiêu xương hàm, sâu răng, hôi miệng, răng bên cạnh bị xô lệch.
Trồng răng giả có đau không?
Trồng răng giả có đau không còn tùy thuộc vào phương pháp mà bệnh nhân thực hiện, bạn có thể tham khảo như sau:
Đối với hàm tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng giả ít gây đau nhất kể cả trong quá trình thực hiện hay sau khi phục hình. Vì quy trình trồng răng hàm tháo lắp diễn ra rất nhanh chóng, không xâm lấn và tác động đến men răng hay các mô nướu xung quanh nên nhìn chung không gây đau nhức khó chịu.
Khi sử dụng hàm giả tháo lắp bạn chỉ cần đặt hàm giả lên trên bề mặt phần nướu bị mất răng. Tuy nhiên, thời gian đầu, do khoang miệng chưa quen với sự xuất hiện của chúng nên ít nhiều vẫn cảm thấy hơi đau nhói nhất là khi nhai.
Đối với cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một trong những phương pháp trồng răng giả cố định được đánh giá cao hơn so với phục hình tháo lắp cả về chức năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt răng trong vài giờ. Đối với người có răng nhạy cảm tình trạng trên có thể kéo dài trong 1-2 ngày, nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Tiêu chuẩn an toàn cho quá trình mài răng khi làm cầu răng sứ là không quá 2mm để tránh ảnh hưởng quá nhiều đến răng thật, dẫn đến ê buốt, gãy vỡ răng. Vì vậy, nếu tình trạng ê buốt răng kéo dài, mức độ ngày càng tăng, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm soát kịp thời.
Đối với trồng răng Implant
Cấy ghép Implant là kỹ thuật có sự xâm lấn nhưng nhờ sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và thuốc tê nên quá trình này không gây đau đớn. Sau khi hoàn tất bạn sẽ thấy hơi đau. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Cơn đau sẽ rõ rệt hơn trong 24 giờ đầu sau đó giảm dần. Bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau và thuốc chống viêm cho khách hàng sau khi đặt implant để bạn không cảm thấy quá khó chịu.
Nếu cơn đau kéo dài, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Vì đau nhức nhiều khi trồng răng giả bằng implant cũng có thể do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, chạm vào dây thần kinh cảm giác. Điều này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Hậu quả và giải pháp điều trị an toàn chuẩn nha khoa.
Cách giảm đau sau khi trồng răng giả hiệu quả
Trồng răng giả có đau không? Chắc chắn đau nhức sẽ xảy ra sau khi trồng răng giả dù ít hay nhiều. Người bệnh có thể tham khảo một số cách giảm đau sau:
- Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn để giảm đau.
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nhưng không lạm dụng để đảm bảo sức khỏe.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng khoảng trống giữa các răng để tránh khả năng nhiễm trùng và gây đau nhức nhiều hơn.
- Dùng túi đá chườm lên vùng má bị đau. Sau khoảng 1 ngày, bạn có thể chườm khăn ấm để giảm sưng tấy, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, khi đó cơn đau cũng sẽ dần thuyên giảm.
- Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, tránh thức ăn béo, ngọt, dai, dẻo,… Hãy ăn thức ăn mềm, lỏng trong những ngày đầu để răng mới không phải làm việc nhiều, giảm cảm giác khó chịu.
Một số lưu ý chăm sóc sau khi trồng răng giả
Chăm sóc răng miệng khoa học
- Thay bàn chải mới định kỳ ba tháng một lần.
- Không chải răng quá mạnh theo chiều ngang.
- Sử dụng kem đánh răng có lượng florua phù hợp.
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày bằng bàn chải lông mềm.
- Dùng đầu ngón tay vuốt nhẹ nướu để kích thích máu lưu thông quanh viền nướu.
- Sau bữa ăn, bạn nên đánh răng lại, kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ triệt để mảnh vụn thức ăn trên răng.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thường xuyên thì chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền và đẹp của răng sứ theo thời gian, cụ thể ở những điểm sau:
- Hạn chế hút thuốc lá vì có thể làm răng sứ ố vàng, mất đi giá trị thẩm mỹ.
- Hạn chế sử dụng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm hỏng men và răng sứ.
- Tránh ăn những thức ăn quá cứng hoặc quá dai vì những thức ăn này có thể khiến răng sứ bị vỡ.
- Nên nhai đều hai bên hàm khi ăn với lực tác động như nhau, đảm bảo độ vững chắc của răng sứ.
- Hãy ưu tiên rau và trái cây, đặc biệt là trái cây có chứa axit malic (ví dụ: táo, dâu tây) vì chúng có tác dụng làm sạch răng rất tốt.
- Hạn chế nước uống có ga, cà phê, đồ ăn quá ngọt, chua, có phẩm màu… vì chúng có nguy cơ làm hỏng men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng, thậm chí mất răng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ là điều cần thiết để phát hiện các vấn đề sau khi trồng răng giả. Do đó, bạn cần đến bác sĩ định kỳ 3-6 tháng/lần để kiểm tra chất lượng của răng sứ.
Ngoài ra, trong quá trình làm cầu răng hay trồng răng implant, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nhức răng, ê răng, khó nhai, nứt vỡ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được can thiệp sớm, tránh tình trạng biến chứng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về việc “trồng răng giả có đau không?”. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với trung tâm Implant Việt Nam để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Bài viết liên quan
- Trung tâm điều trị dự phòng và xử lý biến chứng Implant
- Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?
- Giải đáp trồng răng cửa hàm trên giá bao nhiêu?
- Những tiếc nuối thường gặp khi trồng răng implant quá trễ
- Thời gian chờ làm phục hình trên Implant mất bao lâu?
- Dời thần kinh hàm dưới để trồng răng răng Implant
- Top 8 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tốt nhất tại TPHCM