Trồng răng Implant cho người không răng bẩm sinh
Phẫu thuật cấy ghép răng cho người không răng bẩm sinh được cho là bước đột phá trong ngành nha khoa Việt Nam. Ca phẫu thuật này đã được thực hiện thành công bởi Ts.Bs Võ Văn Nhân (*), từ đây mở ra một chương mới trong việc điều trị cho người mắc chứng không có răng bẩm sinh, tiêu xương hàm nghiêm trọng, vừa giúp khách hàng ăn nhai tốt, vừa lấy lại được sự tự tin trong giao tiếp.
Chị Nguyễn Kim Huệ là một trường hợp hy hữu khi cả xương hàm trên và dưới đều bị tiêu trầm trọng do phải đeo hàm giả từ nhỏ. Thật may mắn khi Ts.Bs Võ Văn Nhân đã giúp chị tìm lại nụ cười trong cuộc sống nhờ ca phẫu thuật song hành hai kỹ thuật phức tạp trong nha khoa.
Tình trạng không răng bẩm sinh
Đúng như tên gọi, không răng bẩm sinh là tình trạng không có mầm răng ngay từ khi sinh ra và cho đến khi lớn lên cũng không thể tự mọc răng. Đây là một bệnh hiếm gặp xảy ra do ảnh hưởng của hội chứng loạn sản ngoại bì (tình trạng rối loạn của gen di truyền).
Theo thống kê, trong khoảng 100.000 người thì có 1 trường hợp mắc phải hội chứng này. Loạn sản ngoại bì được biết đến với hơn 120 dạng. Dạng phổ biến nhất của chứng bệnh này là loạn sản bì giảm tiết mồ hôi.
Bên cạnh đó, hội chứng này còn có đặc điểm nhận biết là không có tuyến mồ hôi, không có tuyến bã nhờn, ít tóc. Người mắc bệnh thường có các đặc điểm ngoại hình như môi trề, cầu mũi lõm, má hóp, da xung quanh mắt nhăn nheo và bị tăng sắc tố.
Biểu hiện trong khoang miệng bao gồm: Răng hình chóp nhọn hoặc hình cọc, thiếu răng hoặc hoàn toàn không có răng ở giai đoạn răng sữa hay răng vĩnh viễn, hình dạng răng bất thường, răng thưa, răng vĩnh viễn mọc chậm, xương ổ răng phát triển kém, có khe hở tại vùng khẩu cái hoặc cung khẩu cái cao.
Người mắc bệnh này còn có thể gặp phải tình trạng thiếu các tuyến phụ trong khoang miệng và giảm sản tại tuyến nước bọt, dẫn tới giảm tiết nước bọt, khô miệng, khô môi, nứt nẻ môi.
Việc chữa trị cho người không răng bẩm sinh thường không có mốc thời gian nào xác định nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tình trạng sẽ được cải thiện hiệu quả và an toàn hơn.
Không răng bẩm sinh gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người mắc:
- Tiêu xương hàm: Khi bị thiếu răng hoặc không có răng bẩm sinh, vùng xương hàm tại vị trí khuyết răng sẽ có mật độ rất thấp hoặc thậm chí không có xương.
- Xáo trộn khớp cắn: Số răng ở hai hàm không cân đối khiến quá trình nhai cắn gặp phải không ít khó khăn, gây sai lệch khớp cắn và sẽ có những chiếc răng ở đối diện răng bị mất trồi sụt lên một cách bất thường.
- Suy giảm khả năng ăn nhai: Không răng, thiếu răng, đặc biệt là các răng hàm khiến người mắc không thể nhai nghiền thức ăn, khẩu phần ăn bị hạn chế nhiều loại thực phẩm, kém đa dạng, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và phát triển cơ thể.
- Mất thẩm mỹ: Hàm răng không đầy đủ, không hoàn hảo khiến người mắc mất tự tin, ngại cười nói và hạn chế giao tiếp với mọi người. Tình trạng tiêu xương hàm do không răng bẩm sinh còn khiến gương mặt bị lão hóa sớm, già hơn so với tuổi, vấn đề này cũng khiến người bệnh mặc cảm về bản thân. Từ đó mất đi nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống.
>> Xem thêm: Cấy ghép răng Implant với giải pháp All On 4/ All On 6
Tìm lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ mắc chứng không răng bẩm sinh
Phải đeo răng giả từ khi còn nhỏ, chị Nguyễn Kim Huệ là trường hợp cực kì hy hữu trong nha khoa khi cả xương hàm trên và hàm dưới đều bị tiêu trầm trọng, lộ cả dây thần kinh. Chạy chữa gần 30 năm qua nhưng cô gái trẻ vẫn không đủ tự tin nở nụ cười trước đám đông như người bình thường.
Chị Huệ chia sẻ: “Khi còn bé, rất muộn mình mới có răng, không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Mình cảm thấy mất tự tin, cười không được thoải mái, ăn uống khó khăn, không ăn được đồ cứng, đồ rắn. Và cái quan trọng nhất là thiếu tự tin trong cuộc sống.”
Để giải quyết trường hợp của chị Huệ, chỉ còn một giải pháp khả thi là thực hiện song hành cả hai kỹ thuật: dời dây thần kinh để cấy ghép Implant(*) (trụ nhỏ bằng Titanium) để phục hồi hàm răng dưới và cấy ghép Implant xương gò má(*) để phục hồi răng hàm trên.
Nói về trường hợp của chị Huệ, Ts.Bs Võ Văn Nhân cho biết: “Trong 20 năm hành nghề, đây là lần đầu tiên tôi gặp một bệnh nhân như vậy. Trong trường hợp này, tôi sẽ sử dụng đồng thời hai kỹ thuật lớn đó là phẫu thuật dời thần kinh để cắm Implant(*) và phục hồi hàm răng dưới, còn hàm trên chúng tôi thực hiện cấy Implant lên xương gò má(*) để làm lại răng hàm trên. Đồng thời kết hợp thêm ghép mô sừng hóa(*) để làm tăng phần nướu sừng hóa, đảm bảo Implant tồn tại một cách lâu dài bởi vì người bệnh nhân của chúng ta còn rất trẻ.”
Sau 3 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Theo Ts.Bs Võ Văn Nhân, sự thành công của ca phẫu thuật dời dây thần kinh(*), cấy ghép Implant phục hồi răng hàm dưới(*) và cấy ghép Implant xương gò má để phục hồi răng hàm trên(*), không chỉ đánh dấu một bước tiến mới trong ngành nha khoa Việt Nam mà còn mở ra cơ hội cho người không răng bẩm sinh. Không chỉ khôi phục khả năng ăn nhai mà khách hàng còn tự tin hơn trong giao tiếp, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.
(*) Quá trình cấy ghép răng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh được Ts.Bs Võ Văn Nhân tiến hành tại bệnh viện
Bài viết liên quan
- Ts.Bs Võ Văn Nhân giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội
- Trồng răng Implant cho người không răng bẩm sinh
- Cấy ghép răng Implant với giải pháp All On 4/ All On 6
- Ưu điểm cấy ghép implant all on 4 khi phục hồi răng toàn hàm
- Dời dây thần kinh và cấy ghép răng Implant
- Niềng răng Invisalign – Công nghệ chỉnh nha đỉnh cao
- Tình trạng cười hở lợi
- Mặt dán sứ veneer – Giải pháp thẩm mỹ răng ưu việt