Có thể trồng răng Implant cho trẻ em không? Độ tuổi phù hợp?
Trồng răng Implant cho trẻ em dưới 18 tuổi, xương hàm chưa phát triển toàn diện là điều việc làm không được khuyến khích vì tỉ lệ thành công thấp và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng, xương hàm. Nếu không may trẻ nhỏ bị mất răng vĩnh viễn sớm, bác sĩ thường tư vấn sử dụng hàm giữ khoảng và đợi tới khi xương hàm đạt tiêu chuẩn rồi tiến hành cấy trụ Implant.
Có thể áp dụng phương pháp trồng răng Implant cho trẻ em không?
Trồng răng Implant cho trẻ em được không là câu hỏi gây băn khoăn cho nhiều bậc phụ huynh khi trẻ không may bị mất răng vĩnh viễn sớm.
Đối với những trẻ dưới 16 tuổi thì phương pháp phục hình răng bằng Implant nha khoa không được khuyến khích áp dụng. Bởi trong độ tuổi này, cả xương và răng đều chưa phát triển ổn định. Xương hàm của trẻ lúc này vẫn còn yếu, mật độ xương cũng thấp, do đó không nên tác động mạnh.
Nếu trồng Implant vào xương hàm của trẻ em thì nguy cơ đào thải là rất cao, trụ chân răng cũng có thể bị vùi lấp và kéo theo nhiều hậu quả nặng nề như lệch hàm, tác động tiêu cực đến sự phát triển của răng bên cạnh. Những vấn đề này đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của trẻ.
Độ tuổi nào thích hợp để trồng răng Implant?
Trong tình huống trẻ em bị mất răng quá sớm, bác sĩ sẽ tư vấn gia đình và trẻ nhỏ áp dụng các biện pháp phục hồi tạm thời khác để chờ tới khi xương hàm phát triển toàn diện.
Khi trẻ đủ 18 tuổi, khung xương đã phát triển hoàn toàn và ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá mật độ xương để đưa ra quyết định có tiến hành trồng răng Implant không.
Những trẻ đủ điều kiện về chất lượng xương sẽ được khám tổng quát và chuyên sâu hơn trước khi phục hình răng giả. Một số trường hợp không đủ mật độ xương, trẻ cần chờ thêm một vài năm nữa mới có thể phẫu thuật.
Giải pháp khắc phục khi trẻ em bị mất răng vĩnh viễn
Trước khi đến độ tuổi phù hợp để trồng răng Implant, trẻ bị mất răng vĩnh viễn cần áp dụng một số phương pháp khác để ngăn chặn hậu quả xô lệch răng, lệch khớp cắn.
Giải pháp hữu hiệu thường được chỉ định trong trường hợp này là dùng hàm giữ khoảng để duy trì khoảng trống mất răng và giúp các răng còn lại không bị đổ nghiêng, xô lệch.
Những lợi ích khi sử dụng hàm giữ khoảng ở trẻ em bị mất ẳng bao gồm:
- Xương hàm được giữ phát triển đúng khớp cắn và khung xương còn giúp đảm bảo thẩm mỹ cho trẻ, giúp khuôn mặt không bị tác động bởi các biến chứng phức tạp nêu trên.
- Phòng tránh biến chứng lệch hàm, sai khớp cắn, xương hàm phát triển sai lệch do mất răng. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, thời gian điều trị cho việc phục hình răng Implant sau này.
- Cải thiện khả năng phát âm, giúp trẻ em tự tin giao tiếp với người khác hơn. Vì tình trạng mất răng sẽ tác động tới chức năng phát âm, trẻ rất có thể sẽ phát âm không rõ tiếng, nói ngọng.
- Duy trì kích thước chiều ngang, chiều dọc của khoảng trống, giúp các răng bên cạnh không bị xô lệch, đổ nghiêng về hướng khoảng trống do răng mất để lại. Biện pháp này cũng giúp răng ở phía đối diện không bị trồi dài.
>> Xem thêm: Tiến Sĩ Bác Sĩ Võ Văn Nhân ứng dụng công nghệ định vị trồng răng Implant chính xác an toàn
Trong giai đoạn đeo hàm giữ khoảng, trẻ cần tới nha khoa tái khám tại nha khoa sau mỗi 3 – 6 tháng để theo dõi tình trạng và điều chỉnh hàm khi cần thiết. Nhờ vậy, khoảng trống mất răng và các răng thật còn lại sẽ được duy trì ổn định tới khi trẻ trưởng thành và đạt đủ điều kiện trồng Implant.
Như vậy, đối với những trẻ chưa ủ 18 tuổi thì việc trồng răng Implant cho trẻ em không được khuyến khích áp dụng vì khả năng thất bại cao và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng, xương hàm.
Để được thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn cụ thể về tình trạng răng miệng cũng như giải pháp khắc phục phù hợp khi trẻ bị mất răng vĩnh viễn sớm, bạn hãy đưa trẻ đến trực tiếp trung tâm chuyên cấy ghép Implant tại Tp.hcm uy tín các bác sĩ tại đây sẽ hỗ trợ miễn phí cho bạn.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm