Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Trồng răng Implant có chụp MRI được không?


Như chúng ta đã biết, khi được chỉ định chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) khách hàng cần phải tháo bỏ các đồ vật bằng kim loại ở trên người. Điều này đã khiến không ít khách hàng băn khoăn không rõ trồng răng Implant có chụp MRI được không do trụ Implant phục hình chân răng cũng làm từ kim loại. Vậy hãy cùng Implant Việt Nam tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.
Trồng răng Implant có chụp MRI được không?

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng radio và sóng cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh cắt lớp.

Khi thực hiện chụp cộng hưởng từ, khách hàng cần bỏ toàn bỏ các vật dụng, trang sức bằng kim loại ở bên ngoài phòng chụp để tránh gây nhiễu loạn từ trường, làm sai lệch kết quả phim chụp và ngăn chặn rủi ro vật liệu sắt từ bị dịch chuyển bởi từ trường mạnh, làm thương tổn cơ quan, bộ phận trên cơ thể.

Vậy thì trồng răng Implant có chụp MRI được không? Đáp án là có bởi vật liệu làm trụ Implant là Titanium – một hợp chất có tính từ cực kỳ yếu, không có khả năng gây nhiễu loạn từ trường. Tuy nhiên, khách hàng sẽ cần tháo bỏ mão sứ phục hình thân răng trước khi chụp MRI nếu chúng có chứa thành phần kim loại.

Chụp MRI (cộng hưởng từ) là gì?

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng radio và sóng cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh cắt lớp. Dưới sự tác động của sóng radio và từ trường, nguyên tử hydrogen có trong cơ thể con người sẽ hấp thụ và giải phóng năng lượng RF.

Quá trình giải phóng năng lượng này sẽ được hệ thống máy tính tiếp nhận, xử lý, phân tích và chuyển đổi thành tín hiệu hình ảnh. Hình ảnh từ phim chụp cộng hưởng từ rất rõ ràng và sắc nét, có độ tương phản cao, giải phẫu tốt, hiển thị chi tiết cấu trúc của bộ phận cơ thể.

Hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ MRI cho độ chi tiết và sắc nét cao
Hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ MRI cho độ chi tiết và sắc nét cao

Chúng còn có công dụng tái tạo 3D, đem đến hiệu quả chẩn đoán cao cho các bác sĩ đối với nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong rất nhiều trường hợp, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI đem đến hiệu quả chẩn đoán vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp CT, chụp X – quang

Ngoài giá trị chẩn đoán bệnh, chụp cộng hưởng từ còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:

  • Thời gian chụp ngắn.
  • Giảm thiểu tối đa các tiếng ồn khi chụp.
  • Không cần sử dụng thuốc cản quang khi chụp mạch.
  • Khách hàng không bị tác động về mặt sinh học sau khi chụp MRI.
  • Không sử dụng tia phóng xạ, an toàn với sức khỏe của khách hàng.
  • Là phương pháp cận lâm sàng tân tiến nhất hiện nay, mang lại hiệu quả chẩn đoán cao.
  • Độ phân giải cao khi chụp mô mềm, hình ảnh hiển thị tốt hơn so với kỹ thuật chụp CT (cắt lớp vi tính).
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ được áp dụng phổ biến trong y khoa
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ được áp dụng phổ biến trong y khoa

Cũng nhờ hiệu quả và những lợi ích tuyệt vời nêu trên mà kỹ thuật chụp cộng hưởng từ được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá rất cao và hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các bệnh viện, phòng khám ở nước ta nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán, đánh giá tình trạng và điều trị bệnh lý cho khách hàng.

>> Xem thêm: Vai trò chụp phim răng panorama trong nha khoa kỹ thuật số 4.0

Vì sao chụp MRI phải tháo đồ vật kim loại?

Như đã nêu ở phần trên, chụp cộng hưởng từ MRI là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng radio và sóng cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh về cấu trúc của bộ phận cơ thể.

Bạn có thể hình dung kỹ thuật này như sau: Khi chụp cộng hưởng từ, khách hàng sẽ được đưa vào hệ thống máy chụp bao gồm các tấm nam châm kích thước lớn để hình thành từ trường mạnh. Nguyên lý hoạt động này, các kỹ thuật viên và khách hàng bỏ hết những đồ vật bằng kim loại ra ngoài trước khi tiến hành chụp.

Khách hàng cần bỏ hết đồ vật bằng kim loại ra ngoài trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ
Khách hàng cần bỏ hết đồ vật bằng kim loại ra ngoài trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ

Nếu mang theo đồ vật làm bằng kim loại khi chụp cộng hưởng từ MRI thì chúng sẽ khiến từ trường bị nhiễu loạn, làm các thông tin máy tính thu nhận được bị sai lệch và cho ra hình ảnh không chính xác.

Hơn thế nữa, một số vật liệu sắt từ còn có thể bị dịch chuyển bởi từ trường mạnh, làm thương tổn cơ quan, bộ phận cơ thể người gần đó. Do đó, yêu cầu bắt buộc khi vào phòng chụp cộng hưởng từ là khách hàng cần tháo hết toàn bộ vật dụng, trang sức bằng kim loại đang có trên cơ thể.

Người đã trồng răng Implant có chụp MRI được không?
Người đã trồng răng Implant có chụp MRI được không?

>> Bản tin tháng 06/2024: Ứng dụng công nghệ định vị cấy ghép răng Implant phục hình răng an toàn nhanh chóng và chính xác

Trồng răng Implant có chụp MRI được không?

Trụ Implant phục hình răng giả được biết đến là trụ kim loại, những kim loại này lại là Titanium. Titanium là hợp chất thuộc nhóm thuận từ. Tức là nó có từ tính rất yếu, thậm chí gần như không mang tính từ.

Do đó, khi người đã cấy ghép răng Implant chụp cộng hưởng từ, từ trường tạo ra bởi nam châm sẽ không thể hút trụ Titanium và tất nhiên trụ này cũng không làm nhiễu loạn từ trường, không gây sai lệch kết quả chụp cộng hưởng từ.

Trụ Implant được làm từ chất liệu có từ tính rất yếu nên không gây ảnh hưởng đến kết quả chụp MRI
Trụ Implant được làm từ chất liệu có từ tính rất yếu nên không gây ảnh hưởng đến kết quả chụp MRI

Một chiếc răng Implant thông thường được cấu tạo từ 3 bộ phận chính, bao gồm: Trụ Implant, khớp nối Abutment và răng giả bằng sứ phía trên.

Về chất liệu sản xuất, trụ Implant và vít Abutment đều được chế tác từ Titanium nên sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình chụp cộng hưởng từ MRI. Nhưng mão răng sứ mà khách hàng sử dụng để phục hình thân răng phía trên có thể là răng sứ kim loại hoặc răng toàn sứ.

Trường hợp khách hàng đã phục hình răng bằng cấy ghép Implant mà cần phải chụp cộng hưởng từ, việc tháo bỏ răng giả là không cần thiết nếu mão răng là răng sứ toàn phần.

Khách hàng cần tháo mão sứ phục hình thân răng nếu chúng có chứa thành phần kim loại
Khách hàng cần tháo mão sứ phục hình thân răng nếu chúng có chứa thành phần kim loại

Tuy nhiên, với trường hợp mão sứ bên trên Implant là răng sứ kim loại, kim loại kết hợp hoặc răng sứ titan nhưng titan hàm lượng thấp thì bác sĩ có thể chỉ định tháo mão răng sứ này rồi mới chụp MRI.

Tháo bỏ mão răng sứ trên Implant không phải kỹ thuật khó nhưng dù sao cũng sẽ gây mất thời gian và nhiều phiền toái cho khách hàng.

Chính vì vậy, với phương pháp phục hình răng mất bằng trồng răng Implant, các bác sĩ nha khoa thường tư vấn khách hàng sử dụng răng toàn sứ để tránh những phiền phức về sau, khi mà khách hàng cần phải chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bác sĩ tư vấn ưu tiên sử dụng răng toàn sứ
Khách hàng được Tiến sĩ Bác sĩ Võ Văn Nhân tư vấn chi tiết trước khi trồng răng

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng rất phổ biến trong y học hiện đại. Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được những kiến thức bổ ích, hiểu rõ hơn về phương pháp này và giải đáp được băn khoăn trồng răng Implant có chụp MRI được không?

Nếu còn vấn đề gì chưa tường tận, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 5678 hoặc đến trực tiếp trung tâm Implant Việt Nam để được các bác sĩ, tư vấn viên tại đây hỗ trợ miễn phí nhé.

>> Bài viết đề xuất: 19+ Khách hàng Việt kiều Mỹ, Anh, Pháp, Úc review trồng răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam 

Đăng ký ngay


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan