Hút thuốc lá ảnh hưởng đến trồng răng Implant như thế nào?
Trồng răng Implant hút thuốc được không? Người hút thuốc lá là đối tượng chống chỉ định của phương pháp Implant. Nếu muốn phục hình răng bằng kỹ thuật này, bạn phải cai thuốc trong thời gian nhất định cả trước và sau phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng tạm dừng việc hút thuốc lá ít nhất 2 đến 4 tuần trước khi làm phẫu thuật để độ nhạy cảm của cơ thể giảm đi. Đồng thời, sau khi cấy chân răng giả, khách hàng cũng phải tránh xa thuốc lá tối thiểu 4 đến 6 tuần để vết thương ổn định, hồi phục hoàn toàn, giảm nguy cơ viêm nhiễm khiến trụ Implant bị đào thải.
Bởi trong thuốc lá có rất nhiều chất làm độ nhạy cảm của cơ thể với vật lạ tăng lên. Đồng thời, khuynh hướng Implant bị đào thải ở người hút thuốc cũng cao gấp 3 lần so với người bình thường.
Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến trồng răng Implant không?
Những khách hàng bị mất răng vĩnh viễn, kể cả 1 răng, nhiều răng hay toàn bộ hàm răng đều được khuyến khích phục hình răng bằng cấy ghép Implant. Đây là biện pháp tân tiến nhất cho tới hiện tại, đem đến hiệu quả cao về cả tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai nhờ khả năng phục hồi từ chân răng đến thân răng.
Đã có không ít khách hàng mong muốn trồng răng Implant nhưng lại băn khoăn chưa rõ trồng răng Implant hút thuốc được không và lo rằng thói quen sử dụng thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình trị liệu. Thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của thói quen hút thuốc lá đến cấy ghép răng Implant là rất cao. Tỉ lệ thất bại của những ca trồng răng Implant cho người hút thuốc lá cao hơn đến 10% so với những đối tượng không hút thuốc.
Hút thuốc lá có trồng răng Implant được không?
Trồng răng Implant hút thuốc được không? Người hút thuốc lá là đối tượng chống chỉ định với cấy ghép răng Implant bởi thuốc lá gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình cấy ghép và hiệu quả phục hình.
Tuy nhiên, nhóm đối tượng này vẫn có thể thực hiện phục hình răng bằng Implant nha khoa nếu tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn từ bác sĩ. Cụ thể, khách hàng cần tạm dừng việc hút thuốc lá ít nhất 2 đến 4 tuần trước khi làm phẫu thuật để độ nhạy cảm của cơ thể giảm đi. Đồng thời, sau khi cấy chân răng giả, khách hàng cũng phải tránh xa thuốc lá tối thiểu 4 đến 6 tuần để vết thương ổn định, hồi phục hoàn toàn, giảm nguy cơ viêm nhiễm khiến trụ Implant bị đào thải.
Bên cạnh đó, khách hàng cần tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm soát, theo dõi quá trình lành thương. Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ, phòng khám nha khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của thuốc lá tới sức khỏe răng miệng
Thuốc lá chứa đến hơn 7000 chất, trong số đó có hàng trăm chất gây hại tới sức khỏe con người, 70 chất gây bệnh ung thư, gồm có cả chất gây độc và chất gây nghiện. Những chất làm ảnh hưởng tới tổ chức nha chu phải kể đến là Nicotin, Acid cyanhydrid và Monoxit carbon. Những hợp chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy hệ miễn dịch của khoang miệng, hình thành các lỗ sâu trong nướu và tiếp tục tấn công đến xương hàm.
Hút nhiều thuốc lá dẫn đến tình trạng rối loạn vi khuẩn trong miệng, giảm lưu lượng máu tới xương ổ răng, hủy hoại hệ miễn dịch khiến nồng độ kháng thể trong máu và nước bọt giảm đi.
Ngoài ra, thuốc lá còn làm bệnh lý quanh răng lan rộng và tiến triển nặng hơn. Người hút thuốc lá thường có nhiều mảng bám, vôi răng ở xung quanh răng và bên dưới lợi, làm nguy cơ viêm lợi tăng cao. Ở người trẻ tuổi, hút thuốc lá còn khiến họ đối diện với nguy cơ viêm lợi hoại tử loét, bệnh lý này tương đối nghiêm trọng và nhanh chóng dẫn tới viêm quanh răng, hậu quả là mất răng vĩnh viễn.
Những người thể trạng tốt mà sử dụng thuốc lá trong nhiều năm cũng có thể mắc viêm quanh răng mạn tính và các chứng bệnh nguy hiểm khác như: Bệnh hắc tố bào, viêm miệng do Nicotin, candida miệng, viêm xoang mạn tính và thậm chí là ung thư miệng.
Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn khiến răng bị ám khói thuốc, làm đổi màu răng, hàm răng mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ do răng ố vàng, xỉn màu hoặc hình thành nhiều vôi răng tạo nên mùi hôi miệng.
Tác hại của thuốc lá tới phương pháp trồng răng Implant
Rõ ràng, hút thuốc lá gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường với sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chúng. Vậy nên, trồng răng Implant cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của hút thuốc lá. Những ảnh hưởng nghiêm trọng do thuốc lá gây ra với người cấy ghép Implant bao gồm:
- Làm nguy cơ phục hình răng thất bại tăng lên: Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu, nguy cơ cấy ghép răng Implant thất bại có xu hướng tăng cao ở nhóm đối tượng thường xuyên hút thuốc. Tại những vị trí xương hàm kém chất lượng thì ảnh hưởng của thuốc lá lại càng được thể hiện rõ hơn.
Xem thêm: Nguyên nhân đau răng sau khi trồng Implant và giải pháp điều trị giảm đau nhanh
- Đối với quá trình lành thương sau khi đặt trụ: Không chỉ làm cho việc trồng răng Implant thất bại mà hút thuốc lá còn gây ra tác động lớn tới quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật. Do các mô xung quanh khu vực cấy ghép đã tiếp xúc với khói thuốc và sản sinh “arginase” vào nước bọt. Từ đây, mức độ hoạt động của chất này tăng nhanh khiến cho lượng oxit nitric giảm đi, tăng nguy cơ viêm nhiễm và hư hỏng mô tại vị trí vết thương.
- Dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: Cấy Implant mặc dù có thể khắc phục nhược điểm của các biện pháp phục hình truyền thống nhưng vẫn không thể ngăn được những rủi ro, biến chứng phức tạp nếu khách hàng sử dụng thuốc lá. Lúc này, việc hút thuốc có thể dẫn đến hiện tượng mất xương răng, tăng nguy cơ viêm niêm mạc, viêm quanh Implant. Bên cạnh đó, các chất trong thuốc lá còn ảnh hưởng tới thủ thuật ghép xương răng, khả năng liên kết xương tại xoang hàm và giảm tuổi thọ răng Implant.
Vì sao nên cai thuốc khi tiến hành trồng răng Implant?
Không những gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe răng miệng mà hút thuốc lá còn trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị ở các khách hàng trồng răng Implant.
Nguy cơ thất bại khi phục hình răng Implant ở người thường xuyên hút thuốc tương đối cao, lên đến 10%, trong khi tỉ lệ này ở người bình thường chỉ khoảng 1 đến 2%. Vậy nên khi có ý định trồng răng Implant, bác sĩ sẽ khai thác tình trạng khách hàng xem có thường xuyên sử dụng thuốc lá hay không? Bởi trong thuốc lá có rất nhiều chất làm độ nhạy cảm của cơ thể với vật thể lạ tăng lên.
Sau khi đặt trụ Implant, khuynh hướng trụ Implant bị cơ thể đào thải ở người thường xuyên hút thuốc cao gấp 3 lần người bình thường. Bên cạnh đó, thuốc lá còn làm suy giảm chức năng bài tiết của hầu và mũi, làm suy giảm khả năng miễn dịch khiến nguy cơ nhiễm trùng vết thương ngày càng tăng cao. Chất Nicotin có trong thuốc lá cũng là chất làm tăng nguy cơ tại vết thương hở tại khu vực cấy ghép.
Một số trường hợp may mắn, trụ Implant sau khi cấy ghép không bị đào thải mặc dù có sử dụng thuốc lá. Tuy nhiên, thuốc lá lại gây tác động tới tiến độ phục hình răng, khiến quá trình hồi phục thương tổn diễn ra chậm hơn so với những người khác, lý do là vì:
- So với người bình thường, độ rắn chắc của xương ở người hút thuốc thường xuyên chỉ bằng một nửa. Sau khi cấy ghép chân răng nhân tạo, độ ổn định ban đầu cũng như khả năng tích hợp xương của trụ Implant sẽ giảm đi.
- Hoạt động của tế bào tạo xương cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khói thuốc lá. Ở người hút thuốc lá, chất lượng xương thường thấp và hiệu quả tích hợp với trụ chân răng kém hơn.
Như vậy, với câu hỏi “Trồng răng Implant hút thuốc được không?” Thì đáp án là không. Người hút thuốc là đối tượng chống chỉ định của phương pháp Implant. Nếu muốn tiến hành kỹ thuật này, bạn phải cai thuốc cả trước và sau phẫu thuật trong thời gian mà bác sĩ chỉ định để đảm bảo hiệu quả phục hình và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.
Nếu bạn đang có mong muốn khôi phục răng đã mất bằng Implant nha khoa thì hãy liên hệ trung tâm Implant Việt Nam qua số điện thoại 1900 56 5678 để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm