Trồng răng implant số 7 và giải pháp phục hình an toàn
Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Việc mất răng số 7 có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi trồng răng implant số 7, một chiếc răng mới được hình thành mà không cần phải mài bớt răng như phương pháp cầu răng sứ. Cấy ghép implant có thể giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cao.
Tìm hiểu chi tiết về răng số 7
Người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, phân bố đều giữa hàm trên và hàm dưới. Răng ở mỗi hàm được chia thành 4 nhóm chính: răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm. Trong đó, răng số 7 thuộc nhóm răng hàm (răng cối số 2), chức năng chính là nhai và nghiền thức ăn.
Vị trí của răng số 7
Răng số 7 nằm giữa răng số 6 và răng số 8 (răng khôn) theo biểu đồ nha khoa, là vị trí chiếc răng kế cuối trong một cung hàm. Răng số 7 đóng vai trò vô cùng quan trọng khi thực hiện chức năng nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Đối với một số người chưa mọc răng khôn hoặc đã nhổ răng khôn thì răng số 7 là chiếc răng cuối cùng trong cung hàm.
Răng số 7 mọc khi nào?
Răng số 7 bắt đầu mọc vào khoảng 12-13 tuổi khi chúng ta đã thay hết răng sữa. Có tổng cộng 4 răng số 7, 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Răng số 7 chỉ mọc một lần và không mọc lại nếu bị mất. Vì vậy, các bạn hãy chú ý chăm sóc răng miệng để giữ gìn chiếc răng hàm quan trọng này.
Răng số 7 có mấy chân?
Răng số 7 có cấu trúc phức tạp và kích thước lớn hơn so với răng bình thường. Đây là một răng có nhiều chân răng và ít nhất 3 ống tủy. Răng số 7 hàm trên thường có 3 chân răng, răng cối hàm dưới thường có 2 chân răng và mỗi răng có 3 ống tủy. Trường hợp cá biệt, răng số 7 có thể có nhiều hơn 3 chân răng nên việc điều trị răng bị hư rất phức tạp.
Mất răng số 7 nguy hiểm không?
Do có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp và có vai trò chính trong ăn nhai, nên nếu răng số 7 bị mất sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe như:
Khó nhai nghiền thức ăn
Việc mất răng số 7 khiến bạn giảm khả năng nhai nghiền thức ăn. Lúc này thức ăn chưa được nghiền nát đi xuống dạ dày sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, việc mất răng số 7 khiến thức ăn dễ dàng rơi vào khoảng trống hơn và cơ hàm luôn phải thích ứng để giữ cho thức ăn không bám vào khoảng trống đó. Do đó các răng lân cận có thể dễ dàng dịch chuyển, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai.
Ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ khuôn mặt
Mất răng số 7 khiến cung hàm mất cân đối, má bên mất răng hóp vào, da mặt chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn, gương mặt già nua trước tuổi. Nếu răng số 7 không được điều trị và trồng lại kịp thời, khuôn mặt sẽ kém thẩm mỹ và khiến bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp.
Ảnh hưởng đến các răng xung quanh
Các răng kế cận răng số 7 sẽ có xu hướng di chuyển vào khoảng trống của răng đã mất, các răng đối diện cũng nhô ra hoặc rủ xuống quá mức. Nếu tình trạng mất răng tiếp tục diễn ra trong thời gian dài hơn, hàm răng sẽ bị lệch lạc và phát sinh các vấn đề về khớp cắn. Nếu nhẹ thì sẽ bị lệch, còn nặng thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hàm, liệt cơ hàm và lệch khuôn mặt.
Gây nên bệnh lý răng miệng
Mất răng số 7 cũng tạo ra khoảng trống lớn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Biến chứng tiêu xương hàm, tụt nướu
Mất răng số 7 lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương, tụt nướu sâu và hóp má đáng kể. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của mất răng. Nếu không trồng lại răng kịp thời, tình trạng tiêu xương có thể lan sang các vùng xương lân cận.
Xem thêm: Địa chỉ nha khoa uy tín trồng răng Implant ở đâu tốt tại Tp. Hồ Chí Minh?
Nên trồng răng số 7 bằng phương pháp nào?
Hiện nay có 2 phương pháp phục hình răng số 7 phổ biến là cầu răng sứ và cấy implant. Tuy nhiên, phương án bắc cầu răng số 7 bằng răng sứ là không khả thi vì cần ít nhất 2 răng kế cận là số 6 và số 8 để làm trụ cầu.
Nếu không có đủ răng để làm trụ thì chất lượng phục hình răng sẽ không cao. Ngoài ra, răng số 6 còn đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai nên khi mài cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó không phải ai cũng có răng số 8 thẳng, đúng yêu cầu để làm trụ cầu.
Do đó, các bác sĩ thường sẽ chỉ định trồng răng implant trong trường hợp bệnh nhân bị mất răng số 7. Với kỹ thuật này, một chiếc răng mới được hình thành mà không cần phải mài bớt răng. Bác sĩ đặt trụ implant hàm trên vào vị trí răng số 7 tạo thành chân răng. Do đó, sau khi phục hình bằng phương án implant, răng số 7 sau khi phục hình sẽ rất chắc khỏe, đáp ứng được yêu cầu ăn nhai và thẩm mỹ cao.
Một lợi ích chỉ có khi cấy ghép implant đó là tránh được tình trạng tiêu xương hàm. Đặc biệt, trồng răng hàm thứ 7 bằng phương pháp implant có thể giữ được lâu dài mà không lo để lại biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lợi ích khi trồng răng implant số 7
Để biết có nên trồng răng implant số 7? Hãy tham khảo những lợi ích khi áp dụng phương pháp trồng implant để phục hình răng số 7 dưới đây:
- Mang tính tương thích sinh học cao: Do trụ implant được làm từ chất liệu titan, chất liệu được dùng để chế tạo các loại phục hình trong y học nên rất lành tính và an toàn với cơ thể.
- Giúp phục hình cố định: Do răng cấy ghép có chân răng nhân tạo nên răng không bị dịch chuyển hay xô lệch khi ăn nhai.
- Hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương: Trụ implant hoàn toàn có khả năng thay thế chân răng thật cho chiếc răng đã mất, tạo động lực đáng kể cho sự tồn tại và phát triển của xương răng. Từ đó ngăn chặn hiệu quả quá trình thoái hóa, hạn chế tình trạng giảm mật độ xương và chiều cao răng.
- Giúp răng liền kề không bị ảnh hưởng: Trụ implant khi đặt vào trong hàm sẽ giúp răng lấp đầy khoảng trống. Điều này giúp các răng còn lại không bị xô lệch.
- Không xâm lấn sang các răng lân cận: Nhìn chung, quá trình cấy ghép răng chỉ được thực hiện ở vùng răng đã mất. Do đó, các răng kế cận không bị ảnh hưởng.
- Giúp phục hồi đến 99% lực nhai: Vì răng implant có cả chân răng và thân răng nên khả năng chịu lực nhai của răng rất cao và gần như tương đương với răng thật.
- Thẩm mỹ cao: Răng implant có hình dáng giống như răng thật đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt tốt nhất.
- Thời gian tồn tại của implant khá lâu: Loại trụ implant có khả năng tồn tại trong xương hàm khá lâu. Ngoài ra, cấu trúc phục hình của chân răng thường rất cao nên tuổi thọ của răng cũng dài hơn.
- Vệ sinh dễ dàng và đơn giản: Nhìn chung, việc chăm sóc và vệ sinh răng implant khá đơn giản, giống như răng thật
- Ít phải bảo trì và thay thế: Do trụ implant nằm trong xương hàm nên chúng được coi là một phần của cơ thể và không cần phải thay thế.
Không riêng gì răng số 7, phương án trồng răng implant phù hợp với mọi vị trí răng. Như vậy, trong trường hợp mất răng, có thể cân nhắc sử dụng công nghệ cấy ghép implant thay thế cho cầu răng sứ.
Để tìm hiểu thêm về trồng răng implant số 7, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm Implant Việt Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết liên quan
- Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?
- Giải đáp trồng răng cửa hàm trên giá bao nhiêu?
- Những tiếc nuối thường gặp khi trồng răng implant quá trễ
- Thời gian chờ làm phục hình trên Implant mất bao lâu?
- Dời thần kinh hàm dưới để trồng răng răng Implant
- Top 8 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tốt nhất tại TPHCM
- Top 5 trung tâm nha khoa trồng răng implant nổi tiếng Tp.hcm