Trồng răng khểnh như thế nào? Chi phí bao nhiêu?
Răng khểnh thực chất là răng nanh mọc lệch. Răng khểnh là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng may mắn có được dáng răng này một cách tự nhiên. Đối với phương Đông, trong đó có nước ta, người có răng khểnh rất được coi trọng về ngoại hình, xinh đẹp và duyên dáng.
Các phương pháp làm răng khểnh phổ biến hiện nay là trồng răng khểnh bằng cách đắp Composite, bọc răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép Implant. Bạn có thể lựa chọn phương pháp trồng răng khểnh tùy theo nhu cầu và điều kiện của bản thân.
Răng khểnh là gì?
Răng khểnh thực chất là răng nanh mọc lệch. Đây là chiếc răng thứ 3 trên cung hàm tính từ vị trí của răng cửa. Mỗi cá thể có 4 răng nanh phân bố ở mỗi phần tư cung hàm. Về đặc điểm, răng nanh có sự giao thoa giữa răng cửa và răng hàm.
So với răng cửa, răng nanh dày và nhọn hơn. So với răng hàm, mặt nhai của răng nanh không có múi, hố hay rãnh.Thông thường, răng nanh mọc theo hướng thẳng đứng, song song với các răng còn lại. Nếu răng nanh mọc hơi lệch ra ngoài và không thẳng hàng thì được gọi là răng khểnh.
Vì sao răng khểnh lại được giới trẻ ưa chuộng?
Số lượng người có nhu cầu trồng răng khểnh ngày càng tăng. Sở dĩ có tình trạng này là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Có tính thẩm mỹ cao
Răng khểnh là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng may mắn có được dáng răng này một cách tự nhiên.
Đối với phương Đông, trong đó có nước ta, người có răng khểnh rất được coi trọng về ngoại hình, xinh đẹp và duyên dáng. Chiếc răng như một điểm nhấn độc đáo trên hàm răng. Đặc biệt, hình ảnh của răng khểnh luôn có sức hút mãnh liệt đối với những người xung quanh.
Mang lại vận may
Trong tướng số, người có răng khểnh được yêu mến vì tính cách hào phóng, tốt bụng, nhiệt tình và thường gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trong công việc, người có răng khểnh thường được quý nhân nâng đỡ nên dù gặp khó khăn trở ngại cũng nhanh chóng vượt qua, sự nghiệp phất lên như diều gặp gió. Ngoài ra, họ cũng thu hút được sự chú ý và yêu mến của người khác, hôn nhân hạnh phúc như ý.
Có nhiều phương pháp trồng răng khểnh hiệu quả cao
Nếu như trước đây việc trồng răng khểnh khiến mọi người hoang mang thì với công nghệ hiện đại ngày nay hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu chính đáng này. Hiện nay có khá nhiều phương pháp trồng răng khểnh tiên tiến mang lại vẻ đẹp, độ bền chắc và đặc biệt là không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
Ngoài ra, thời gian đạt kết quả nhanh chóng, ít mất thời gian chờ đợi và không sợ biến chứng. Bên cạnh đó với một số phương pháp, nếu bạn không còn hứng thú với những chiếc răng khểnh thì có thể loại bỏ hoàn toàn và lấy lại hình dạng ban đầu của răng.
>> Xem thêm: Lưu ý răng sứ kim loại và răng toàn sứ khác nhau như thế nào?
Các phương pháp làm răng khểnh phổ biến hiện nay
Trồng răng khểnh bằng cách đắp Composite
Đây là cách trồng răng truyền thống, đơn giản và dễ thực hiện nhất. Để làm được điều này, các bác sĩ sẽ sử dụng một miếng trám composite dẻo để bao phủ bên ngoài răng.
Tùy vào cấu trúc khuôn hàm và khuôn mặt của mỗi người mà bác sĩ điều chỉnh chất liệu để tạo nên hình dáng răng khểnh phù hợp nhất cho từng người.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là hoàn toàn an toàn, không đau và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, răng khểnh Composite thường có giá trị thẩm mỹ không cao và tuổi thọ ngắn.
Trồng răng khểnh bằng bọc răng sứ thẩm mỹ
Cũng như trám composite, bạn có thể lựa chọn bọc răng sứ nếu muốn làm răng khểnh. Răng sứ sẽ được thiết kế riêng sao cho phù hợp với tình trạng răng miệng của mỗi người.
Răng thật được mài ở một mức độ nhất định, sau đó sẽ gắn mão răng sứ lên trên. So với bọc răng composite, bọc răng sứ bền và chi phí cao hơn.
Mặc dù phương pháp này thẩm mỹ hơn composite nhưng người trồng răng vẫn có nguy cơ bị viêm lợi, hôi miệng… nếu thực hiện tại địa chỉ kém uy tín, tay nghề bác sĩ còn non kém và sử dụng vật liệu kém chất lượng.
Trồng răng khểnh bằng phương pháp Implant
Đây là phương pháp trồng răng mới nhất, tiên tiến nhất để tạo ra những chiếc răng khểnh có cấu trúc giống như răng thật. Cấu trúc răng Implant bao gồm một trụ titan, một khớp nối Abutment và một mão sứ.
Nếu bạn bị mất răng nanh, các bác sĩ sẽ cắm trực tiếp trụ titan vào xương hàm của bạn. Khi trụ tích hợp vào xương, mão sứ được gắn với khớp nối Abutment tạo thành một chiếc răng khểnh sao cho phù hợp với khuôn mặt.
Nếu bạn vẫn còn răng nanh và muốn làm răng khểnh bằng Implant thì sẽ phải nhổ bỏ răng nanh rồi tiến hành cấy ghép Implant như bình thường.
>> Bài viết đề xuất: Ứng dụng công nghệ định vị cấy ghép răng Implant trồng răng khểnh an toàn đẹp tự nhiên
Chi phí trồng răng khểnh là bao nhiêu?
Trung tâm Implant Việt Nam luôn đảm bảo mức giá trồng răng khểnh hợp lý so với kết quả đạt được. Tùy vào phương pháp lựa chọn mà chi phí làm răng khểnh khác nhau. Bạn có thể tham khảo như sau:
Cấy ghép Implant
Tại Implant Việt Nam, chi phí trồng răng khểnh bằng phương pháp trồng răng Implant sẽ dao động từ 7.000.000 - 31.000.000 VNĐ / trụ Implant.
Nhìn vào chi phí trồng răng implant bao nhiêu tiền có thể thấy trồng răng khểnh bằng phương pháp này khá tốn kém. Tuy nhiên, khi bạn so sánh chất lượng phục hồi với chi phí, điều đó hoàn toàn hợp lý.
Bọc răng sứ
Trồng răng khểnh bằng phương pháp làm bọc răng sứ dao động từ 4.000.000 VNĐ - 8.000.000 VNĐ. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp này để nhanh chóng sở hữu chiếc răng khểnh với mức giá hợp lý.
Phương pháp đắp Composite
Nếu bạn có ý định trồng răng khểnh thì sử dụng vật liệu composite là phương pháp an toàn và hợp lý. Làm răng khểnh bằng chất liệu này chỉ mất khoảng 500.000 - 700.000 VNĐ/răng.
Tuy nhiên, chất liệu này rất dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng nên nếu bạn muốn giữ răng khấp khểnh lâu dài thì có thể tham khảo 2 phương pháp trên.
Một vài lưu ý sau khi trồng răng khểnh
Chăm sóc răng khểnh cũng rất quan trọng vì hầu hết mọi ánh mắt đều đổ dồn vào chúng khi bạn nói hoặc cười. Đôi khi chỉ một sơ suất nhỏ cũng dẫn đến kém duyên. Khi chăm sóc răng miệng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không dùng răng để mở bao bì, chai lọ.
- Không sử dụng nước uống có màu, nước có ga.
- Sau 6 tháng, cần đến bác sĩ để khám răng định kỳ.
- Bổ sung thực phẩm chứa canxi và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày để răng được chắc khỏe.
- Cần tránh những thức ăn gây hại cho răng như thức ăn quá cứng, quá dai, quá cay hoặc quá lạnh/nóng.
- Để vệ sinh răng miệng hiệu quả, bạn cần sử dụng thêm một số dụng cụ như bàn chải kẽ răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa.
Để đạt được kết quả tốt nhất thì việc lựa chọn địa chỉ nha khoa trồng răng implant uy tín Tphcm, chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, trung tâm Implant được đánh giá là địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng, được hàng nghìn khách hàng trên cả nước tin tưởng bởi các dịch vụ đa dạng.
Bác sĩ tại nha khoa chuyên môn cao trong lĩnh vực nha khoa, dày dặn kinh nghiệm, tư vấn kỹ lưỡng và luôn tạo tâm lý thoải mái nhất cho khách hàng trước khi thực hiện. Tại đây cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp. Tất cả các thiết bị đều được nhập khẩu từ nước ngoài và được cơ quan chức năng xác nhận chất lượng.
Bạn có thể lựa chọn phương pháp trồng răng khểnh tùy theo nhu cầu với quy trình thực hiện đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Sau khi thực hiện dịch vụ trồng răng tại nha khoa, bạn sẽ được hưởng chính sách bảo hành đảm bảo chất lượng răng khểnh. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ.
Trồng răng khểnh phù hợp với những ai muốn tạo điểm nhấn thu hút cho khuôn miệng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trồng răng khểnh đẹp tự nhiên. Để đảm bảo an toàn, khách hàng nên chọn mặt gửi vàng tại địa chỉ nha khoa tin cậy.
Nếu bạn đang quan tâm đến các dịch vụ này nhưng vẫn chưa biết phương pháp trồng răng Implant thực hiện như thế nào, có phù hợp hay không, lo lắng về chi phí thì hãy đến trực tiếp trung tâm Implant Việt Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí 100% nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm