Trường hợp ứng dụng Implant xương bướm
Mất xương ở xương vùng răng sau hàm trên do mất răng, bệnh nha chu hoặc mở rộng xoang gây ra những thách thức cho việc cấy ghép Implant truyền thống.
Cấy ghép Implant xương bướm ra đời cho phép Bác sĩ khắc phục được những thách thức và phục hồi răng cho bệnh nhân mà không cần phải nâng xoang hay ghép xương.
Phương pháp cấy ghép Implant xương bướm thường được sử dụng trong trường hợp phục hình răng sau ở hàm trên cho những bệnh nhân bị tiêu xương nghiêm trọng, bệnh nhân không thể nâng xoang hoặc ghép xương, bệnh nhân bị mất đoạn xương hàm, bệnh nhân không thể cấy ghép Implant thông thường hoặc cấy ghép bị thất bại…
Tổng quan về cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1974 và được chỉ định để phục hồi răng sau hàm trên cho những bệnh nhân có tình trạng teo xương hàm trên nghiêm trọng.
Mất răng ở xương hàm trên, đặc biệt là ở vùng răng trong, có thể khiến việc đặt Implant trở nên phức tạp. Phần sau xương hàm trên đặt ra một số thách thức cho bác sĩ phẫu thuật với những hạn chế trong việc đặt Implant, bao gồm chất lượng và số lượng xương thấp, xoang hàm trên hẹp và khả năng tiếp cận kém.
Trong trường hợp này, việc đặt Implant theo kỹ thuật truyền thống cần phải mở rộng xoang, ghép thêm xương để tạo đủ thể tích xương nhằm nâng đỡ trụ Implant.
Lúc này, kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm có thể là giải pháp thay thế tuyệt vời để giúp phục hình răng bị mất.
Cấy ghép Implant xương cánh bướm lợi dụng củ xương hàm trên và khu vực xương cánh bướm nhằm hỗ trợ vùng xương sau hàm trên nâng đỡ trụ Implant để thực hiện chức năng ăn nhai mà không cần các biện pháp nâng xoang hay ghép xương.
Xem thêm: Mô mềm đóng vai trò gì trong cấy ghép Implant?
Trường hợp ứng dụng Implant xương bướm
Tiếp theo, mời các bạn cùng tìm hiểu về những trường hợp ứng dụng Implant xương bướm. Implant xương bướm được sử dụng cho những bệnh nhân bị mất răng khu vực phía trong (khu vực răng hàm) hàm trên thuộc các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có tình trạng xương sau hàm trên bị tiêu nghiêm trọng do mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm, không răng bẩm sinh…
- Bệnh nhân không muốn hoặc không đủ điều kiện thực hiện các kỹ thuật nâng xoang, ghép xương để cấy ghép Implant truyền thống.
- Bệnh nhân mong muốn một giải pháp phục hồi tức thì, ít xâm lấn.
- Bệnh nhân bị mất đoạn xương hàm trên.
- Bệnh nhân muốn tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
- Cấy ghép Implant xương bướm có thể là giải pháp phục hồi khả thi cho những bệnh nhân từng thất bại với các kỹ thuật Implant khác.
- Bác sĩ nhận định cấy ghép Implant xương bướm có thể kết hợp với các kỹ thuật Implant khác để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Ứng dụng kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân, cho phép phục hồi răng hàm trên trong thời gian ngắn hơn, chi phí điều trị cho bệnh nhân cũng được giảm tải bằng cách loại bỏ các thủ thuật nâng xoang và ghép xương hàm trên.
Bệnh nhân cần lưu ý gì khi thực hiện kỹ thuật Implant xương bướm?
Cấy ghép Implant xương bướm đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với việc đặt cấy ghép truyền thống ở vùng xoang ghép hoặc phía trước xoang hàm hàm trên. Do đó, để nâng cao tỷ lệ thành công, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
1. Lựa chọn địa chỉ thực hiện
Đầu tiên, việc lựa chọn địa chỉ thực hiện trồng răng Implant vô cùng quan trọng. Đặc biệt là các kỹ thuật phức tạp như Implant xương bướm hay Implant xương gò má. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ càng để có thể lựa chọn được một địa chỉ nha khoa uy tín, chuyên sâu về lĩnh vực trồng răng Implant.
Các bước chẩn đoán ban đầu cần đảm bảo chính xác tuyệt đối để có thể đưa ra một giải pháp tích cực và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, vùng cấy ghép Implant xương bướm gần với các cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, hốc mắt… nên trong quá trình đặt Implant không được để xảy ra bất cứ sai sót nào, tránh xâm lấn vào các cấu trúc giải phẫu này.
Để đảm bảo các yêu cầu trên, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các trang thiết bị - công nghệ hiện đại cũng như năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ điều trị.
2. Thảo luận kỹ lưỡng với Bác sĩ
Sự trao đổi tích cực và hiệu quả giữa Bác sĩ và bệnh nhân sẽ giúp quá trình thực hiện cấy ghép Implant xương bướm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hãy thảo luận cùng Bác sĩ tất tần tật về ưu - nhược điểm của phương pháp, tỷ lệ thành công, những rủi ro có thể xảy ra, thời gian và chi phí điều trị, quy trình thực hiện… để chắc chắn rằng bạn hiểu rõ về điều trị mà bạn tiếp nhận.
3. Tuân thủ đúng chỉ định của Bác sĩ
Bên cạnh các yếu tố về tay nghề Bác sĩ, cơ sở vật chất thì cần có sự hợp tác của bệnh nhân để ca điều trị đạt được thành công như mong muốn.
Sau khi thực hiện trồng răng Implant xương bướm, bạn sẽ cần tuân thủ những chỉ định của Bác sĩ để chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt hơn, duy trì độ chắc chắn và nâng cao tuổi thọ của răng Implant. Nếu được chăm sóc đúng cách, răng Implant có thể hỗ trợ chúng ta ăn nhai trọn đời mà không cần thay mới.
Trong những năm gần đây, kỹ thuật cấy ghép Implant chuyên biệt được đặt vào khu vực xương cánh bướm đã cho phép khắc phục tình trạng mất răng hàm trên ở bệnh nhân thiếu xương vùng răng hàm.
Nên cân nhắc cấy ghép Implant xương bướm khi không đủ xương ở xương hàm trên phía sau như một phương án thay thế cho việc nâng xoang, ghép xương để bổ sung thể tích xương phục vụ cấy ghép Implant truyền thống. Để biết chính xác tình trạng của bản thân có thuộc trường hợp ứng dụng Implant xương bướm hay không, bạn nên thăm khám trực tiếp và nhận tư vấn từ chuyên gia!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm