Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm có tỷ lệ thành công lên đến hơn 95% với nhiều lợi ích thiết thực cho những bệnh nhân tiêu xương hàm trên nghiêm trọng không thể phục hồi với kỹ thuật Implant thông thường.
Cấy ghép Implant xương bướm được thực hiện như thế nào?
Cấy ghép Implant xương bướm (Pterygoid Implant) thường là giải pháp điều trị phục hồi vùng răng sau hàm trên cho những bệnh nhân mất răng mắc chứng tiêu xương hàm trên trầm trọng.
Khi bị tiêu xương, hàm trên của bệnh nhân rất khó để hỗ trợ thành công cho cấy ghép răng Implant truyền thống vì xương hàm không đủ số lượng và chất lượng để nâng đỡ trụ Implant dẫn đến quá trình tích hợp xương thất bại và đào thải trụ Implant.
Lúc này, các giải pháp khắc phục tiêu xương như ghép xương hoặc nâng xoang có thể được chỉ định, tuy nhiên việc nâng xoang, ghép xương sẽ làm gia tăng mức độ xâm lấn và rủi ro, kéo dài thời gian và tăng phí điều trị. Bên cạnh đó, có những bệnh nhân không đủ điều kiện để thực hiện nâng xoang, ghép xương.
Để tăng cơ hội phục hồi răng bị mất, cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân mà không cần phải thực hiện nâng xoang, ghép xương, một phương pháp Implant đặc biệt được nghiên cứu và ứng dụng. Đó là kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm.
Thay vì đặt Implant nha khoa vào xương hàm theo phương thẳng như khi cấy ghép implant truyền thống, Implant xương bướm sẽ được đặt theo góc nghiêng 45 - 55 độ vào vùng xương cánh bướm.
Như vậy Implant xương bướm sẽ có chiều dài dài hơn Implant thông thường (trụ Implant xương bướm dài khoảng 15-20 mm, thậm chí 22m) và sẽ dựa vào mảng xương bướm dày đặc và ổn định để nâng đỡ trụ Implant mà không bị ảnh hưởng bởi tình trạng xương hàm.
Cấy ghép Implant xương bướm cung cấp giải pháp lâu dài hơn cho các vấn đề về mất răng hàm trên. Kỹ thuật Implant xương bướm có thể được sử dụng kết hợp với cấy ghép răng thông thường để phục hồi cho bệnh nhân mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.
Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
Nhiều nghiên cứu lâm sàng với kỹ thuật Implant xương bướm đã được các Bác sĩ trên thế giới thực hiện. Kết quả cho thấy Implant xương bướm có tỷ lệ thành công rất cao, vượt quá 95%.
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh Implant xương bướm có tuổi thọ lâu dài như Implant truyền thống, thậm chí có thể tồn tại trọn đời nếu được chăm sóc tốt.
Nếu bị mất xương hàm trên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể lựa chọn giải pháp Implant xương bướm để thay thế cho cấy ghép Implant truyền thống và các phương pháp tăng cường xương như nâng xoang, ghép xương. Implant xương bướm cho phép thực hiện với thời gian điều trị ngắn hơn, quy trình ít xâm lấn hơn.
Việc cấy ghép Implant vào vùng xương cánh bướm là phương thức điều trị thay thế khả thi để phục hồi chức năng cho những bệnh nhân bị teo xương hàm trên. Dưới đây là một số lợi ích thiết thực khi lựa chọn cấy ghép Implant xương bướm:
1. Không phụ thuộc vào tình trạng xương hàm
Với phương pháp Implant truyền thống, xương hàm cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện về số lượng, mật độ và chất lượng xương để có thể nâng đỡ trụ Implant và dễ dàng tích hợp sinh học.
Nhưng với Implant xương bướm, tình trạng xương hàm sẽ không ảnh hưởng đến quá trình cấy trụ vì trụ Implant được đặt vào vùng xương bướm – Vùng xương ổn định và có mật độ cao, không bị tái hấp thu.
2. Thay thế răng mất vĩnh viễn
Cấy ghép Implant nha khoa được thiết kế để trở thành chân răng cố định vĩnh viễn trong xương hàm. Cấy ghép Implant xương bướm cũng không ngoại lệ, Implant được thiết kế phù hợp để đặt chính xác và dễ dàng tích hợp được với vùng xương cánh bướm.
Nhờ vậy, trụ Implant có độ ổn định cao, chắc chắn để thực hiện tốt chức năng ăn nhai trong thời gian dài và bệnh nhân có thể mong đợi răng trụ Implant sẽ tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách.
Như vậy, cấy ghép Implant xương bướm bướm hoàn toàn có thể cho phép bệnh nhân mất răng hàm trên phục hồi răng vĩnh viễn, giúp bệnh nhân ăn uống thoải mái và tự tin với nụ cười mới.
3. Giúp tránh phẫu thuật mở rộng xoang
Phẫu thuật mở rộng xoang hay nâng xoang thường được chỉ định để tăng cười số lượng lượng xương nhằm giúp xương hàm đạt đủ tiêu chuẩn để cấy trụ Implant. Điều này không chỉ khiến thời gian điều trị kéo dài, tăng mức độ sang chấn mà còn tiềm ẩn những biến chứng về xoang.
Với sự phát triển của kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm, bệnh nhân sẽ tránh được tình trạng phẫu thuật mở rộng xương, từ đó rút ngắn thời gian và hạn chế sang chấn, biến chứng.
Xem thêm: Ưu điểm của cấy ghép Implant xương bướm
4. Tránh nhu cầu ghép xương
Nếu thực hiện cấy ghép Implant thông thường, bệnh nhân bị mất xương dẫn đến teo xương hàm trên ở mức độ nghiêm trọng sẽ cần thực hiện thêm một quy trình ghép xương làm gia tăng tỷ lệ xâm lấn. Tuy nhiên với giải pháp cấy ghép Implant xương cánh bướm, việc ghép xương không còn cần thiết nữa.
5. Có thể sử dụng kết hợp với các loại cấy ghép khác
Điều tuyệt vời là Implant xương bướm có thể kết hợp với các kỹ thuật khác như Implant truyền thống, Implant xương gò má… trong những trường hợp bị mất nhiều răng, mất răng hàm trên và hàm dưới, mất răng nguyên hàm…
6. Dễ vệ sinh và chăm sóc
Cũng giống như răng Implant thông thường, việc vệ sinh răng Implant xương bướm hoàn toàn giống như vệ sinh răng thật. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày sẽ đảm bảo sức khỏe răng miệng, bảo vệ nướu và răng tự nhiên lẫn răng nhân tạo.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sau khi trồng răng Implant cần thực hiện thăm khám răng định kỳ theo hướng dẫn của Bác sĩ để giữ cho răng ổn định lâu dài và nâng cao tuổi thọ răng.
Với tỷ lệ thành công cao, nhiều lợi ích thiết thực, Trung tâm Implant Việt Nam tin rằng trong tương lai, kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm sẽ giúp bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương nghiêm trọng có cơ hội lấy lại hàm răng chắc khỏe và nụ cười như thuở thanh xuân.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm