Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong Implant xương bướm
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quá trình thăm khám, cấy Implant và chăm sóc bảo dưỡng sau khi thực hiện Implant xương bướm góp phần nâng cao tỷ lệ thành công, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa biến chứng cho bệnh nhân mất răng hàm trên.
Vì sao ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong cấy ghép Implant xương bướm?
Với những bệnh nhân bị mất răng ở vùng răng sau hàm trên trong thời gian dài, việc thực hiện cấy ghép Implant thông thường có thể thất bại do hiện tượng tiêu xương khiến xương hàm bị giảm mật độ, số lượng và thể tích.
Trong trường hợp này, cấy ghép Implant xương bướm đã chứng minh được lợi thế và trở thành giải pháp phục hồi răng hoàn hảo cho bệnh nhân. Implant xương bướm sử dụng những trụ Implant dài để cấy vào vùng xương cánh bướm thay cho xương hàm.
Điều này cho phép bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên có thể cấy ghép răng Implant mà không bị phụ thuộc vào tình trạng xương hàm, không cần thực hiện phẫu thuật nâng xoang, ghép xương mà vẫn đảm bảo độ ổn định và hiệu quả ăn nhai lẫn thẩm mỹ, giao tiếp của răng Implant.
Dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, xong Implant xương bướm được đánh giá là kỹ thuật trồng răng phức tạp vì xương bướm là nơi chứa nhiều thần kinh và mạch máu cũng như gần các cấu trúc giải phẫu quan trọng, cần phải tính toán thật chính xác vị trí đặt Implant để tránh những biến chứng.
Để điều trị thành công với kỹ thuật Implant xương bướm, cần kết hợp nhiều yếu tố như tay nghề và kinh nghiệm của Bác sĩ, sự hỗ trợ của các thiết bị - công nghệ nha khoa hiện đại, cách chăm sóc của bệnh nhân…
Trong đó, việc ứng dụng công nghệ nha khoa kỹ thuật số mang lại trong suốt quá trình thăm khám, phẫu thuật, chăm sóc sau điều trị mang lại những đóng góp to lớn như:
- Cung cấp chính xác dữ liệu bệnh nhân
- Cho phép Bác sĩ quan sát cấu trúc giải phẫu, tương quan giữa răng, xương hàm, xương bướm và các cấu trúc xung quanh.
- Hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị nhanh chóng, hiệu quả, mang tính cá nhân hóa.
- Giúp quá trình phẫu thuật đặt trụ diễn ra nhẹ nhàng, chính xác, hạn chế xâm lấn và sưng đau, giảm thiểu biến chứng.
- Giúp chăm sóc và bảo dưỡng Implant đúng cách, nâng cao tuổi thọ răng Implant…
Quy trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong điều trị Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm là giải pháp trồng răng tối ưu cho bệnh nhân mất răng hàm trên lâu năm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều Cô Chú, Anh Chị e ngại vì sợ đau, sợ biến chứng, sợ kéo dài thời gian thực hiện…
Thực tế, với sự phát triển vượt bậc của nền nha khoa kỹ thuật số, ngày nay việc trồng răng Implant đã diễn ra đơn giản, nhanh chóng, nhẹ nhàng, hiệu quả và an toàn hơn rất nhiều. Dưới đây là quy trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số điều trị cấy ghép Implant, mời Quý khách hàng tham khảo:
1. Giai đoạn cấy trụ Implant vào xương bướm
Giai đoạn cấy trụ Implant vào xương bướm bao gồm các bước thăm khám và tư vấn, lên kế hoạch điều trị, thực hiện phẫu thuật cấy trụ Implant.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại nhằm giúp quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, đảm bảo chính xác và an toàn, bao gồm các kỹ thuật:
- Chụp phim CT Cone Beam 3D:
Hệ thống chụp phim kỹ thuật số CT Cone Beam 3D cung cấp dữ liệu hình ảnh 3D rõ nét về cấu trúc giải phẫu vùng hàm mặt của bệnh nhân, từ đó giúp Bác sĩ quan sát và đưa ra những đánh giá chính xác về tình trạng răng, xương, mô mềm, thần kinh, mạch máu… để có thể lập kế hoạch tối ưu với phương pháp phù hợp.
- Cấy trụ Implant bằng công nghệ định vị:
Công nghệ định vị X-Guide Navigation được chuyển giao từ Mỹ là công nghệ trồng răng Implant hiện đại.
Với tính năng tích hợp camera, Bác sĩ có thể quan sát toàn bộ quá trình đang thực hiện trên màn hình máy tính gắn tại ghế nha, đồng thời có hệ thống cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh khi mũi khoan đi sai đường, từ đó giúp Bác sĩ điều chỉnh và thực hiện đặt Implant chính xác, đúng vị trí, tránh xâm lấn các cấu trúc giải phẫu quan trọng.
- Thiết kế Implant cá nhân hóa:
Với Implant xương bướm, Bác sĩ sẽ cần tính toán hình dạng Implant, độ dài Implant và góc đặt trụ chính xác để từ đó thiết kế và chế tác Implant phù hợp với cấu trúc giải phẫu của từng bệnh nhân, cá nhân hóa dữ liệu điều trị để giảm xâm lấn, mang lại kết quả phục hình tốt và đảm bảo an toàn, không biến chứng.
- Công nghệ UV Activator:
Là hệ thống xử lý bề mặt Implant bằng năng lượng tia UV hiện đại nhằm ngăn ngừa quá trình oxy hóa bề mặt Implant, đảm bảo Implant vô khuẩn trước khi cấy vào xương bướm, từ đó tăng tích hợp xương và nâng cao tỷ lệ thành công.
- Công nghệ quang sinh học:
Công nghệ quanh sinh học sử dụng ánh sáng Laser năng lượng thấp, từ từ kích thích vùng phẫu thuật tổng hợp collagen để tái tạo mô mới, tăng tốc độ lành thương và giảm thiểu sang chấn, sưng đau sau phẫu thuật cấy trụ Implant.
2. Giai đoạn phục hình răng sứ trên Implant
Quá trình phục hình răng sứ trên Implant đơn giản hơn quá trình phẫu thuật đặt trụ Implant, nhưng vẫn cần ứng dụng những hệ thống công nghệ tân tiến để đảm bảo răng sứ đạt độ bền chắc, thẩm mỹ tối ưu, ăn nhai thoải mái không bị khó chịu hay đau nhức.
Để phục hình răng sứ trên Implant đạt đủ tiêu chí, bệnh nhân sẽ được ứng dụng những hệ thống kỹ thuật số như:
- Lấy dấu kỹ thuật số Oral Scan: thay thế quy trình lấy dấu truyền thống bằng cao su và thạch cao, hỗ trợ lấy dấu răng chỉ chưa đầy 5 phút, không gây đau hay khó chịu cho bệnh nhân trong quá trình lấy dấu, đảm bảo dữ liệu thu thập chính xác, nâng cao hiệu quả ăn nhai và thẩm mỹ của răng trên Implant.
- Hệ thống CAD/CAM: Hệ thống thiết kế và chế tác răng sứ tự động bằng máy tính giúp hỗ trợ kỹ thuật viên Labo cùng Bác sĩ thiết kế răng sứ có màu sắc, hình dáng, đường vân, độ bóng… như răng tự nhiên, hài hòa với ngoại hình của bệnh nhân.
- Hệ thống thẩm định khớp cắn T-scan: hỗ trợ Bác sĩ đo lượng lực tương quan giữa hai hàm bằng hệ thống cảm biến, từ đó Bác sĩ có thể tính toán lực nhai và điểm chạm của các răng nhằm giúp cân bằng khớp cắn, tránh tình trạng răng sứ bị cộm vướng, chông, vênh.
- Công nghệ quét mặt 3 chiều: công nghệ độc quyền cải tiến dựa trên công nghệ Design Smile 2D, cho phép thiết kế nụ cười và tính toán các thông số một cách chính xác, dự đoán kết quả nụ cười sau điều trị bằng video 3D sống động.
3. Giai đoạn chăm sóc và bảo tồn răng Implant
Sau khi phục hình răng Implant, quá trình chăm sóc và bảo tồn răng vô cùng quan trọng, không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn nâng cao thời hạn sử dụng của răng. Nếu được chăm sóc tốt, răng Implant có thể tồn tại và hỗ trợ ăn nhai trọn đời. Những công nghệ nha khoa kỹ thuật số được ứng dụng trong giai đoạn này bao gồm:
- Công nghệ làm sạch Implant nha khoa GalvoSurge: giúp loại bỏ màng sinh học trên bề mặt Implant mà không cần tháo Implant, không gây ảnh hưởng đến Implant và mô xương, nướu, hỗ trợ dự phòng và điều trị biến chứng viêm quanh Implant hiệu quả, an toàn chỉ trong 2 phút.
- Công nghệ Airflow Prophylaxis (AIRFLOW® Prophylaxis Master): là hệ thống thiết bị vệ sinh răng chuyên nghiệp thế hệ mới nhất hiện nay với khả năng làm sạch toàn diện bề mặt Implant, loại bỏ mảng bám và vôi răng trên bề mặt răng và sâu bên dưới đường viền nướu, trong túi nha chu và túi Implant mà không gây đau hay khó chịu, từ đó dự phòng viêm nha chu và viêm quanh Implant, nâng cao tuổi thọ răng.
Bên cạnh ứng dụ các hệ thống công nghệ nha khoa hiện đại, để quy trình cấy ghép Implant xương bướm diễn ra thuận lợi và thành công, cần có sự hợp tác chặt chẽ từ phía bệnh nhân. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của Bác sĩ trước, trong và sau điều trị, thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn để Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng vết thương và tình trạng Implant.
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong Implant xương bướm đã giúp quá trình cấy ghép răng diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, hạn chế xâm lấn và biến chứng, đảm bảo hiệu quả ăn nhai, thẩm mỹ và tuổi thọ của răng. Đừng quên liên hệ Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn chi tiết bởi đội ngũ chuyên gia Implant hàng đầu về tình trạng của bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm