Vật liệu ghép như thế nào là tốt nhất khi cấy ghép Implant?
Vật liệu ghép như thế nào là tốt nhất? Các loại vật liệu cấy ghép răng hiện nay rất đa dạng. Để lựa chọn được loại trụ Implant và răng sứ phù hợp nhất, bạn cần cân nhắc dựa vào số lượng răng mất, tình trạng xương hàm, khả năng kinh tế, chế độ bảo hành của sản phẩm,… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa khi lựa chọn để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
Tổng quan về phương pháp cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant hay trồng răng Implant mang lại hiệu quả rất cao trong việc lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Cấu tạo của răng Implant tương tự như răng tự nhiên với cả chân răng bên trong xương hàm và thân răng phía trên nướu.
Trong đó, chân răng giả được cấy vào xương hàm chính là trụ Implant và phần thân răng bên trên là các mão sứ được chế tác với hình dáng, kích cỡ và màu sắc giống hệt như răng thật.
Ca phục hình răng Implant có thành công hay không, tuổi thọ có lâu dài hay không sẽ phụ thuộc tương đối nhiều vào vật liệu cấy ghép. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa và cân nhắc thật lỹ trước khi quyết định loại vật liệu cấy ghép sẽ sử dụng.
Vậy vật liệu ghép như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng theo dõi tiếp các phần sau đây để biết đâu là sản phẩm Implant và răng sứ tốt nhất nhé.
Trụ Implant như thế nào là tốt nhất?
Các tiêu chí lựa chọn trụ Implant
Các sản phẩm Implant dùng trong nha khoa hiện nay rất đa dạng, đa phần đều được nghiên cứu và sản xuất tại các nước có nền y học phát triển như Thụy Sĩ, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc,… Các loại Implant khác nhau sẽ những đặc điểm khác biệt để đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng.
Khi cân nhắc vật liệu ghép như thế nào là tốt nhất, bạn cần đặt ra các tiêu chí cụ thể để chọn lựa được sản phẩm chân răng nhân tạo phù hợp với tình trạng và nhu cầu của bản thân một cách dễ dàng. Dưới đây sẽ là những tiêu chí bạn cần chú trọng khi lựa chọn trụ Implant:
- Sử dụng chân răng giả với kích cỡ nhỏ sẽ thuận lợi hơn cho việc cấy trụ vào bên xương hàm, hạn chế nguy cơ tác động tới răng bên cạnh và gia tăng hiệu quả tích hợp xương hàm.
- Nên lựa chọn các loại trụ Implant của các thương hiệu nổi tiếng với công nghệ sản xuất hiện đại. Chất lượng chân răng giả cũng sẽ được bảo đảm với khả năng tích hợp xương chắc chắn, nhanh chóng và an toàn.
- Một tiêu chí quan trọng nữa là các loại trụ Implant chất lượng luôn kèm theo thẻ bảo hành chính hãng, với mỗi loại trụ thì thời gian bảo hành sẽ khác nhau.
- Implant loại nào phù hợp còn cần dựa vào tình trạng xương hàm có bị tiêu không, tiêu nhiều hay ít và số lượng răng mất của bạn.
- Cân nhắc vấn đề chi phí để chọn đúng loại Implant chất lượng tốt và có giá thành phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân.
Những loại Implant chất lượng cao trên thị trường hiện nay
Trên thế giới hiện có đến hàng chục hãng Implant nha khoa khác nhau. Trung tâm Implant Việt Nam xin giới thiệu cho bạn các thương hiệu Implant nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay:
1. Trụ Implant Dentinum – Hàn Quốc
Dentium là một trong số các thương hiệu Implant rất nổi tiếng của Hàn Quốc. Ưu điểm nổi bật của Implant đến từ thương hiệu này là giá thành phải chăng nhất trong các loại trụ Implant chất lượng.
Thành lập từ năm 2000 và trải qua nhiều năm phát triển, cho đến nay Dentium đã cho ra đời nhiều sản phẩm Implant chất lượng có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu mà thương hiệu này hướng tới là các sản phẩm có giá thành phải chăng, tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng và vẫn đảm bảo chất lượng tốt.
Bên cạnh ưu điểm về giá thành thì chân răng nhân tạo của thương hiệu này vẫn có một số nhược điểm như:
- Khả năng đẩy nhanh quá trình tích hợp xương không cao.
- Thiết kế trụ Implant không đa dạng.
- Trụ Implant của Hàn Quốc không được các bác sĩ khuyến khích sử dụng trong các trường hợp phức tạp.
Nhưng nhìn chung, khi so sánh với các sản phẩm Implant nha khoa khác thì Dentinum – Hàn Quốc vẫn được đánh giá là loại trụ tốt và có doanh số bán chạy hàng đầu tại nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam.
2. Trụ Implant Osstem
Đây cũng là một thương hiệu Implant đến từ Hàn Quốc, tuy nhiên so với Dentium thì có vẻ như Osstem chưa được phổ biến bằng. Cùng chung mục tiêu hướng đến sản phẩm có giá thành bình dân, Implant Osstem đem đến cho khách hàng sản phẩm chân răng nhân tạo với chất lượng tiêu chuẩn.
3. Trụ Implant Straumann – Thụy Sĩ
Nếu sản phẩm Implant Dentinum – Hàn Quốc nổi tiếng với mức giá phải chăng thì thương hiệu Straumann của Thụy Sĩ lại nổi tiếng với giá thành cao nhất trong các loại Implant hiện nay.
Thế nhưng người ta vẫn thường nói “Đắt xắt ra miếng”, sản phẩm chân răng nhân tạo của thương hiệu này luôn nằm trong top đầu các loại Implant chất lượng cao nhất.
Tập đoàn Straumann luôn ứng dụng những công nghệ tân tiến và hiện đại nhất trong quá trình sản xuất Implant. Thậm chí công nghệ xử lý bề mặt trụ SLA của Straumann còn được coi là chuẩn mực để các hãng khác phát triển theo.
Bên cạnh đó, trước khi áp dụng công nghệ mới, tập đoàn này luôn thử nghiệm trước trong vòng ít nhất 5 năm. Khi đạt kết quả tốt và được cấp phép bởi các tổ chức Y tế thế giới thì tập đoàn mới áp dụng để sản xuất và cung cấp ra thị trường.
Trụ Implant Straumann của Thụy Sĩ luôn là chọn lựa hàng đầu trong những trường hợp phục hình răng khó và phức tạp. Nhược điểm duy nhất ở loại trụ Implant này là chi phí cao.
4. Trụ Implant Nobel Biocare
Nobel Biocare là công ty sản xuất vật liệu nha khoa thành lập bởi giáo sư Per-Ingvar Branemark – người đã nghiên cứu ra sự tích hợp giữa Implant và xương hàm, “cha đẻ” của phương pháp phục hình răng Implant.
Không những thế, Nobel Biocare còn là đơn vị tiên phong phát triển mạnh mẽ phương pháp cấy ghép Implant All on X để phục hồi răng mất toàn hàm (All on X là phương pháp cắm từ 2, 3, 4 hoặc 5, 6,… trụ Implant. Số lượng răng cần cắm sẽ tùy vào tình trạng của mỗi người. Quá trình cắm trụ sẽ được chia làm nhiều lần, mỗi lần chỉ cắm 2 trụ Implant để đảm bảo an toàn cho khách hàng).
Thương hiệu Implant này tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của khách hàng và cân đối chi phí ở mức phù hợp.
Implant Nobel Biocare cho phép phục hình răng sứ ngay sau khi cắm trụ Implant với tỉ lệ thành công rất cao, lên đến 98%, nên được rất nhiều bác sĩ nha khoa khuyến khích lựa chọn.
5. Trụ Implant Tekka – Pháp
Trụ Implant Tekka là sản phẩm của tập đoàn Global D. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất vật liệu nha khoa, trụ Implant Tekka đã và đang được tập đoàn Global D cải tiến, ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
Dựa theo giá thành, Implant Tekka thuộc phân khúc sản phẩm tầm trung, tương đương với một số thương hiệu Implant khác như Dentium USA hoặc Nobel Biocare.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về ghép xương trong Implant nha khoa
Răng sứ trên Implant loại nào tốt?
Trong các phương pháp phục hình răng sứ thẩm mỹ khác, chúng ta có thể nhận thấy rõ sự ưu việt của răng toàn sứ so với răng sứ kim loại về tính thẩm mỹ, tuổi thọ và cường độ chịu lực. Vậy còn khi phục hình răng sứ trên Implant thì thế nào? Vật liệu ghép như thế nào là tốt nhất đối với răng sứ trên Implant?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần xem xét tới cách thức kết nối giữa răng với Implant, tính thẩm mỹ, yếu tố cơ học và sinh học của các loại răng sứ.
Về cách thức kết nối giữa răng sứ và trụ Implant
Có 2 phương pháp để gắn kết một chiếc răng sứ lên trụ chân răng đó là: Kết nối bằng vít Abutment và gắn xi măng. Trên thực tế, gắn kết bằng vít đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc gắn răng sứ bằng xi măng.
Theo chia sẻ từ các bác sĩ, chất lượng của một phục hình răng sứ trên trụ Implant được quyết định chủ yếu bởi phương thức kết nối giữa răng sứ với chân răng nhân tạo phía dưới rồi mới đến chất liệu làm răng sứ. Vậy nên khi có ý định phục hình răng Implant, bạn chắc chắn không được bỏ qua vấn đề này.
Về tính thẩm mỹ
Trong việc phục hình răng sứ trên Implant, tính thẩm mỹ của răng sứ kim loại không hề lép vế so với răng toàn sứ.
Vẻ đẹp thẩm mỹ của răng sứ bị chi phối bởi độ dày của phần vỏ sứ bên ngoài. Trong kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ không thể mài răng thật của khách hàng quá nhiều vì sẽ khiến răng yếu đi, vậy nên độ dày của mão sứ lúc này chỉ khoảng 1,2 mm. Khi bạn sử dụng răng sứ Titan với độ dày như vậy, màu sắc của phần khung sườn kim loại bên trong có nguy cơ bị lộ ra ngoài, làm cho màu sắc của răng bị xỉn.
Đối với răng sứ trên Implant, bác sĩ có thể thiết kế lớp sứ với độ dày lớn hơn rất nhiều và chính nhờ lớp sứ dày dặn này mà màu sắc của răng sứ kim loại vẫn rất tự nhiên. Răng sứ kim loại trên Implant cũng không gây đen cổ răng do đường hoàn tất ở sâu hơn. Lớp sứ dày có khả năng che phủ hoàn toàn để màu sắc của khung sườn kim loại không bị lộ khi ánh sáng chiếu qua.
Về yếu tố sinh học (nguy cơ gây kích ứng, viêm nướu)
Với sản phẩm răng sứ kim loại, do phần lõi có chứa kim loại nên sẽ không thích hợp với những trường hợp bị dị ứng kim loại. Trong một số ít trường hợp, lớp kim loại còn có thể bị oxy hóa làm cho nướu răng bị sưng và gây viêm nướu.
Trong khi đó, răng toàn sứ được chế tác từ 100% sứ nguyên khối, lành tính với cơ thể nên có thể áp dụng trong hầu hết tất cả các trường hợp. Khách hàng khi sử dụng sản phẩm răng sứ này sẽ không cần lo lắng đến vấn đề kích ứng hay sưng viêm nướu.
Về yếu tố cơ học (khả năng ăn nhai và độ bền chắc)
Khả năng ăn nhai và độ bền chắc luôn là yếu tố quan trọng đối với răng phục hình. Chiế răng mới cần đảm nhận tốt chức năng ăn nhai như răng tự nhiên, đặc biệt là khi phục hình cho vùng răng chịu lực ăn nhai lớn như răng hàm.
Sản phẩm răng sứ kim loại với khung sườn bên trong cứng chắc có đủ khả năng chịu lực nhai tác động đến răng và giúp khách hàng ăn nhai tốt. Răng sứ toàn phần được nung nóng trong điều kiện nhiệt độ trên 1600 độ C nên có sức bền và độ cứng chắc cao hơn dòng răng sứ kim loại truyền thống.
Về tuổi thọ, răng sứ kim loại thường sử dụng được từ 5 đến 7 năm, trong khi đó răng toàn sứ có tuổi thọ trung bình từ 15 đến 20 năm và thậm chí chúng có thể tồn tại trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách. Về đặc điểm này thì răng toàn sứ chiếm ưu thế hơn hẳn.
Qua những thông tin so sánh trên đây, chắc hẳn bạn nắm được những ưu điểm, nhược điểm của từng sản phẩm răng sứ rồi. Khi cân nhắc sản phẩm răng sứ để phục hình trên Implant thì răng toàn sứ vẫn là lựa chọn tốt hơn.
Răng toàn sứ không chỉ đem lại độ bền chắc cao, tuổi thọ lâu dài, hạn chế việc thay mới mão sứ nhiều lần mà còn được đánh giá là lành tính, an toàn, không gây ra bất cứ kích ứng, dị ứng nào khi ở trên cung hàm nên bạn có thể hoàn toàn an tâm sử dụng.
Sau khi tham khảo bài viết này, hy vọng bạn đã không còn băn khoăn vật liệu ghép như thế nào là tốt nhất và đưa ra được sự lựa chọn phù hợp đối với bản thân mình. Nếu còn điều gì vướng mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm Implant Việt Nam để nhận tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
- Sử dụng Implant ở vùng xương bướm trong điều trị phục hình
- Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
- Những điều cần biết về Implant xương bướm
- Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
- Ưu điểm của cấy ghép Implant xương bướm
- Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
- Làm thế nào để cấy ghép Implant xương bướm?
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má