Bị viêm lợi trùm là gì? Điều trị bằng cách nào?
Răng bị lợi trùm là như thế nào?
Lợi trùm là phần lợi bao phủ lên trên bề mặt răng, chúng có thể phủ kín hoặc phủ một phần răng. Thông thường, khi răng mọc phần lợi này sẽ dần bị tiêu biến. Tuy nhiên, một số trường hợp phần lợi này sẽ che phủ và cản trở sự phát triển của răng, gây đau nhức cho bạn.
Về lâu dài khi răng mọc lên, đẩy một phần lợi trùm và tạo nên khoảng hở dưới lợi. Trong trường hợp này, nếu không được chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng sưng viêm lợi trùm.
Viêm lợi trùm là gì?
Lợi trùm bị viêm được biết đến là tình trạng liên quan đến quá trình phát triển và mọc răng khôn. Phần lợi trên mặt răng khôn sẽ cản trở khiến răng khôn không thể tiếp tục mọc lên. Phần răng khôn vẫn sẽ mọc và đâm vào phần lợi, tạo ra cảm giác khó chịu và đau nhức cho người mắc phải.
Thường trong quá trình mọc răng khôn, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng này rất nhiều lần. Đối với một số trường hợp bị viêm lợi trùm nặng, phần lợi trùm bị sưng phồng gây đau nhức trong khi ăn uống.
Thông thường, nếu lợi trùm không có vi khuẩn tấn công, chúng sẽ tự phục hồi sau 3 đến 4 ngày. Nhưng một số trường hợp, lợi trùm bị viêm nhiễm có thể làm cơn đau nhức kéo dài, thậm chí chúng có thể khiến bạn bị sốt. Trong trường hợp này, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và khám chữa.
Viêm lợi trùm có mủ
Viêm lợi trùm có mủ chính là hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn khiến cho nướu hình thành bọc mủ làm các mô quanh thân và chân răng sưng đau. Nguyên nhân của tình trạng này là vì phần thức ăn thừa bị mắc lại ở phần lợi trùm bị viêm. Phần thức ăn thừa tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn làm tổ và xâm nhập vào phần nướu thông qua các vết thương do răng khôn mọc lên đâm vào nướu.
Trong trường hợp này, nếu bạn không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ thông qua các vết thương và lan rộng tới những phần mô xung quanh. Từ đó, phá hủy các mô này, thậm chí chúng còn có thể gây tổn hại nặng nề đến răng và xương hàm trong các trường hợp xấu nhất.
Triệu chứng của viêm lợi trùm
Triệu chứng khi bị viêm lợi trùm gần như là giống hệt với dấu hiệu mọc răng khôn. Bằng mắt thường, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ra được lợi trùm bị viêm qua các dấu hiệu như sau:
Lợi bị sưng đỏ
Phần lợi trùm mọc ở trên răng khôn có dấu hiệu bị sưng phồng và tấy đỏ. Khi ấn vào lợi trùm, bạn sẽ thấy đau nhức, đôi khi có thể chảy nước và mủ.
Đau răng
Đối với tình trạng viêm lợi trùm có mủ, bạn sẽ thấy được những cơn đau nơi răng. Các cơn đau sẽ kéo dài, thậm chí khi bạn nuốt nước bọt hay mở miệng đều sẽ bị đau. Lợi trùm khi đã bị viêm nhiễm nặng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến thân răng và hàm.
Sốt, nổi hạch
Khi lợi trùm bị viêm và có xuất hiện mủ, khả năng cao bạn sẽ bị sốt. Phần góc hàm bị sưng tấy và có thể xuất hiện hạch ở vị trí cổ, đây đều là những triệu chứng của hiện tượng viêm nhiễm.
Chảy nhiều nước miếng
Khi lợi trùm có dấu hiệu bị viêm và sưng to, nó sẽ khiến cho bạn khó có thể ngậm miệng lại được như bình thường. Ngoài ra khi ngủ bạn cũng sẽ thấy tình trạng nước miếng bị chảy xuất hiện và có mùi hôi rất khó chịu.
Các dấu hiệu khác
Ngoài ra thì cũng tùy vào mỗi giai đoạn mà viêm lợi trùm có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác nhau như:
- Viêm lợi trùm cấp tính chỉ tồn tại trong một thời gian khá ngắn tuy nhiên có thể dẫn đến các biến chứng toàn thân khác và các dấu hiệu xảy ra bên ngoài miệng, như sốt, khó chịu hay sưng hạch ở vùng cổ.
- Viêm lợi trùm mạn tính kéo theo đó là những triệu chứng kéo dài trong khoảng từ 1 đến 2 ngày và có thể tái phát nhiều lần, lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Viêm mạn tính còn dẫn đến các triệu chứng khác ở bên ngoài miệng, tuy nhiên thường sẽ rất khó để tự nhận biết mà chỉ có thể được phát hiện khi đi thăm khám sức khỏe răng miệng.
Điều trị viêm lợi trùm bằng cách nào?
Tùy vào mỗi tình trạng viêm của lợi trùm, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho khách hàng.
Viêm lợi trùm cấp tính
Nếu như viêm lợi trùm được phát hiện sớm, chúng sẽ được điều trị dứt điểm, tránh các nguy cơ lây lan nhiễm trùng, cải thiện cơn đau nhức, khó chịu cũng như phục hồi chức năng răng, hàm.
Bác sĩ có thể khuyến khích bạn thực hiện một số phương pháp như:
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng và chăm sóc cho nướu để có thể làm sạch các thức ăn, các mảnh vụn, làm sạch dịch tiết cũng như viêm. Thông thường, bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng của bạn bằng nước muối ấm. Đôi khi thì các dung dịch làm sạch khác như hydrogen peroxide hoặc các chất khử trùng cũng có thể được bác sĩ sử dụng.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Trong trường hợp nếu như lợi trùm bị viêm sưng tấy, khi đi thăm khám, các bác sĩ sẽ phải tiến hành kiểm tra và sát trùng ổ viêm. Khi đó thì bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu là lợi trùm bị viêm có mủ, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh để tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Sau khi phần lợi bị viêm ổn định hơn, chúng ta mới có thể tiến hành điều trị viêm lợi trùm một cách triệt để.
Nhanh chóng nhập viện khi xuất hiện dấu hiệu bất thường
Đối với các triệu chứng bị khó nuốt hay khó thở thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng vô cùng nặng và bạn cần phải nhập viện khẩn cấp để truyền dịch vào tĩnh mạch cũng như được bác sĩ theo dõi các nguy cơ ảnh hưởng đến đường thở. Đôi khi thì phẫu thuật cũng có thể được bác sĩ chỉ định để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Viêm lợi trùm mạn tính
Với viêm lợi trùm mạn tính, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện tiểu phẫu để cắt bỏ phần mô lợi trùm hoặc thậm chí là nhổ bỏ cả răng.
Cắt bỏ mô lợi trùm
Nếu như tình trạng lợi trùm bị sưng đau và viêm nhiễm rất nghiêm trọng hoặc hiện tượng viêm nhiễm tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ phải đề nghị thực hiện phẫu thuật nhằm cắt bỏ vạt nướu hoặc là nhổ răng khôn. Phẫu thuật có thể ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, loại bỏ các mảng bám cũng như phòng ngừa được tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần trong tương lai.
Nhổ bỏ răng khôn
Nếu như răng không thể mọc hoặc khi khách hàng có mong muốn nhổ răng, bác sĩ sẽ phải tiến hành thực hiện phẫu thuật loại bỏ răng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Việc nhổ răng thường được bác sĩ cân nhắc khi các răng bị chèn ép, viêm chân răng và làm hỏng cấu trúc răng hay gây khó chịu trong quá trình vệ sinh răng miệng và hoạt động ăn uống.
Chăm sóc sau điều trị
Bên cạnh các biện pháp điều trị viêm lợi trùm, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chăm sóc răng miệng tại nhà để kiểm soát tình trạng đau nhức do lợi trùm bị viêm có mủ hay giảm nhẹ một số triệu chứng sau khi đã nhổ bỏ răng, hay cắt lợi trùm. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc răng miệng bạn có thể áp dụng nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu:
- Chườm đá xung quanh hàm và má để giảm thiểu tình trạng sưng đỏ, đau nhức. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp này sau khi đã nhổ răng và cắt lợi trùm để có thể cầm máu, hạn chế tình trạng chảy máu kéo dài.
- Trong thời gian điều trị viêm lợi trùm có mủ, bạn nên hạn chế các loại thức uống nhiều đường, như nước ngọt có gas, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều gia vị, thực phẩm khô, cứng,… Các món ăn và thức uống này có thể làm kích thích mô nướu và khiến các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ và gây chảy máu chân răng nghiêm trọng hơn.
- Có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để khử mùi hôi trong khoang miệng, sát trùng và giảm viêm mô nướu như gừng, bạc hà, đinh hương,... Nếu bạn chưa có thời gian đến phòng nha khoa thăm khám, bạn có thể tận dụng một số loại thảo dược này để kiểm soát tình trạng viêm lợi trùm có mủ, cũng như cải thiện một số triệu chứng khó chịu khác.
- Uống nhiều nước nhằm điều hòa thân nhiệt, giảm hôi miệng và hỗ trợ làm dịu đi tình trạng viêm ở phần mô nướu.
- Sắp xếp công việc, thời gian của bạn và chủ động đến phòng khám sớm nhất có thể. Với các trường hợp đã can thiệp điều trị, nên tái khám đúng theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá được mức độ hồi phục và kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Vì sao trẻ chậm mọc răng? Ba mẹ cần lưu ý đến nguyên nhân và dấu hiệu sớm
Một số lời khuyên phòng ngừa viêm lợi trùm
Lợi trùm bị viêm có mủ có thể xảy ra với những đối tượng chưa mọc răng khôn. Để ngăn ngừa viêm lợi trùm, bạn có thể tiến hành áp dụng một số phương pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách là biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm mô nướu hiệu quả nhất. Khi thực hiện vệ sinh, bạn nên chú ý làm sạch mảng bám và thức ăn thừa ở những vị trí răng khuất như răng hàm số 7 và răng số 8.
- Kết hợp súc miệng với nước muối ấm và dùng chỉ nha để có thể làm sạch răng miệng hoàn toàn.
- Thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần, đặc biệt là trong giai đoạn mọc răng khôn. Nếu phát hiện răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhổ bỏ sớm để ngăn ngừa viêm lợi trùm có mủ.
Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý gây ra không ít phiền toái trong hoạt động ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn, dẫn đến tổn thương các răng kế cận và làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Vì vậy, bạn nên chủ động đến trung tâm Implant Việt Nam thăm khám và can thiệp các phương pháp điều trị trong thời gian sớm nhất, tránh tình huống xấu nhất xảy ra.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống