Cấu tạo răng của con người như thế nào?
Răng là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trên cơ thể con người. Cấu trúc răng có 3 lớp chính đó là lớp men, lớp ngà và tủy.
Hàm răng của người trưởng thành được chia thành 4 nhóm chính: nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn. Mỗi nhóm răng có những chức năng nhất định. Về cơ bản răng có 3 chức năng chính là ăn nhai, phát âm và đảm bảo thẩm mỹ.
Để có một hàm răng khỏe mạnh bạn cần đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì tăm tre, hạn chế các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, đồng thời khám răng và lấy vôi định kỳ.
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Cấu tạo chính của một chiếc răng
Đi từ trên xuống
- Thân răng: là phần nhô ra trong khoang miệng phía trên nướu, phần có thể nhìn thấy bằng mắt thường và được bao phủ bởi men răng. Hình dạng thân răng quyết định chức năng của răng.
- Chân răng: là bộ phận trong ổ răng, nằm sâu trong xương hàm và được bao phủ bởi xương răng, được giữ chặt bởi dây chằng nha chu. Bình thường chúng ta sẽ không thể nhìn thấy chân răng.
- Cổ răng: Là phần kết nối thân với chân răng.
Từ ngoài vào trong
Cấu trúc răng từ ngoài vào trong có 3 lớp chính đó là lớp men, lớp ngà và tủy, trong đó:
- Men răng là lớp ngoài cùng bao phủ và tạo độ cứng chắc cho thân răng. Men răng chứa một lượng lớn muối vô cơ, ngoài ra còn có các khoáng chất như canxi, florua, kali, nước và một lượng nhỏ của chất hữu cơ, chất,… Men răng có màu trong mờ, cứng, cản được tia X, nhưng theo thời gian, nếu không vệ sinh răng đúng cách, răng cũng rất dễ bị sâu và nứt do tác động mạnh dọc theo chiều dài của răng. Men răng phân bố ở cả hai mặt của răng nhưng tập trung nhiều hơn ở mặt nhai.
- Ngà răng nằm bên trong và mềm hơn, không giòn và dễ vỡ như men răng, rất đàn hồi, xốp và thẩm thấu. Men răng trong suốt, do đó màu sắc của răng được quyết định bởi ngà răng. Ngà răng chiếm một khối lượng lớn ở thân răng. Thành phần chính của phần này là keo collagen, nằm bên trong để tăng khả năng bảo vệ tủy răng. Trên bề mặt ngà răng có các dây thần kinh, độ cứng thấp hơn nên ngà răng rất dễ bị tổn thương. Ngà răng dễ bị axit phá hoại làm cho răng có cảm giác ê buốt khó chịu, nhạy cảm với nhiệt hoặc kích thích hóa học.
- Tủy răng là lớp trong cùng của cấu trúc răng. Tủy răng có cấu trúc mềm, chứa các mạch máu và dây thần kinh giúp kết nối các dây thần kinh khác để nuôi dưỡng và điều khiển các hoạt động cơ học của răng. Trong mỗi cùi răng có một buồng thân răng và ống chân răng. Các dây thần kinh và mạch máu đi vào buồng tủy sẽ thông qua các lỗ này. Tủy răng biệt hóa tế bào ngoại vi thành tế bào ngà, đảm nhận quá trình chuyển hóa, bảo vệ và quyết định phần lớn cảm giác của răng
Số lượng răng của người trưởng thành là bao nhiêu chiếc?
Trên thực tế, một bộ răng của người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, phân bố đều giữa 2 hàm (16 trên và 16 dưới), được chia thành 4 nhóm chính: nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn.
- Răng cửa gồm răng số 1, số 2
- Răng nanh là răng số 3
- Răng hàm nhỏ gồm răng số 4 và số 5
- Răng hàm lớn gồm răng số 6, 7 và 8
>> Xem thêm: Viêm tủy răng có tự khỏi không? Và những biến chứng nguy hiểm bạn nên quan tâm
Phân loại răng và chức năng của chúng
Phân loại
- Nhóm răng cửa: Gồm 8 răng, 4 răng ở hàm trên và 4 răng hàm dưới, xếp cạnh nhau ở giữa hàm trên và hàm dưới nhìn từ phía trước. Răng cửa thường có dạng như cái xẻng, có cạnh rất sắc bén.
- Nhóm răng nanh: Nhóm này bao gồm 4 cái, các răng liền kề ở hai bên của răng cửa trên và dưới. Răng nanh có hình như ngọn giáo, mũ răng khá dày, rất nhọn và sắc.
- Răng hàm nhỏ: Tổng cộng 8 cái, hàm trên 4 cái, hàm dưới 4 cái. Răng hàm nhỏ có chỏm hình khối, mặt cắn phẳng và mặt răng chia thành 2 đỉnh đều và nhọn.
- Răng hàm lớn: Tổng cộng 8 cái, đây là những chiếc răng có kích thước lớn nhất của cung hàm. Mặt răng khá phẳng, có diện tích rộng, hình dáng tương đối phức tạp.
Chức năng
Về cơ bản răng có 3 chức năng chính là ăn nhai, phát âm và đảm bảo thẩm mỹ.
Chức năng ăn nhai
Chức năng đầu tiên phải kể đến là cắn, nhai và xé nhỏ thức ăn trước khi đưa vào cơ thể để tiêu hóa, cụ thể theo các cách sau:
- Nhóm răng cửa sẽ cắn thức ăn.
- Nhóm răng nanh sử dụng để xé thức ăn.
- Nhóm răng hàm dùng để nhai và nghiền nhỏ thức ăn.
4 chiếc răng khôn còn lại hầu như không đảm nhận chức năng ăn nhai. Nếu chúng mọc thẳng, không chen chúc nhau và không mắc phải bệnh bệnh lý răng miệng thì có thể giữ lại được. Với trường hợp mọc ngầm, mọc lệch, các bác sĩ thường chỉ định loại bỏ. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của toàn hàm.
Chức năng phát âm
Theo cấu trúc răng, cả răng và lưỡi đều tham gia vào việc phát âm cũng như ngôn ngữ của con người. Nếu răng đều và đầy đủ thì chúng ta sẽ phát âm rõ ràng hơn.
Trường hợp bị mất răng sớm rất dễ gây nói ngọng, phát âm sai. Ngay cả đối với người lớn nếu bị mất răng cửa cũng sẽ khó phát âm chuẩn.
Đặc biệt khi học ngoại ngữ, một số âm như "s", "x", "th", "v" yêu cầu phải đưa lưỡi ra sau hàm trên hoặc tì lên môi, răng để phát âm. Nếu răng bị mất sẽ tạo ra một khoảng trống. Bạn không thể phát âm nó hoặc phát âm bị thiếu. Khi răng mọc sai lệch và thưa cũng dẫn đến tình trạng phát âm sai.
Chức năng thẩm mỹ
Răng là yếu tố quan trọng quyết định ngoại hình của một người. Sở hữu hàm răng trắng đều, đẹp sẽ giúp chúng ta tự tin giao tiếp, nói chuyện với người khác hơn. Từ đó có thể dễ dàng đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
Cách chăm sóc răng miệng chuẩn nha khoa
Nếu bạn nghĩ chỉ cần đánh răng hai lần một ngày là cách chăm sóc răng miệng đúng cách thì tốt nhất bạn nên đến phòng khám nha khoa để được kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Vì nếu chỉ đánh răng thôi thì không giúp răng chắc khỏe hay hạn chế các bệnh lý răng miệng được. Chính vì thế bạn cần biết chính xác quy trình chăm sóc răng miệng đúng cách là như thế nào. Một quy trình chăm sóc răng miệng chuẩn cần đảm bảo:
Đánh răng đúng cách
Điều đầu tiên bạn nên làm để có một hàm răng khỏe mạnh là sử dụng bàn chải có lông mềm và loại kem đánh răng phù hợp. Sử dụng bàn chải này để tránh làm hỏng răng và nướu.
Trong quá trình chải răng, bạn nên chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai theo chuyển động tròn trên bề mặt răng. Lưu ý không chải theo chiều ngang để không làm tổn thương nướu và men răng.
Dùng chỉ nha khoa
Thay vì dùng tăm tre để xỉa răng, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để tránh tổn thương nướu và lợi. Về cơ bản, chỉ nha khoa có kích thước nhỏ, mềm nên có thể dễ dàng luồn vào các kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám nếu có.
Súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày
Sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày không chỉ giúp hơi thở thơm tho, loại bỏ các vụn thức ăn bám trên bề mặt răng và khoang miệng mà còn ức chế vi khuẩn gây bệnh lý răng miệng.
Tuy nhiên, lời khuyên từ các chuyên gia là chỉ nên thực hiện cách này 2-3 lần/ngày, bởi nếu lạm dụng có thể làm thay đổi môi trường khoang miệng và từ đó gây khô miệng.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm quá ngọt
Đường nhân tạo trong bánh kẹo là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về răng miệng. Điều này là do chúng làm tăng tính axit trong miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đồng thời, môi trường axit cũng làm lớp men răng bị bào mòn và ảnh hưởng đến nướu.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng nước ngọt có ga. Chúng chứa axit photphoric và axit xitric, là những chất rất ăn mòn. Việc lạm dụng sẽ khiến lớp men trên hàm yếu đi, ố vàng và dễ bị sâu. Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người nên ăn uống điều độ, đủ chất và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Khám răng định kỳ và lấy cao răng
Cho dù bạn có đánh răng đều đặn hàng ngày thì việc tích tụ cao răng hoặc mảng bám dẫn đến ố vàng là điều khó tránh khỏi. Lúc này bạn nên đến khám tại các phòng khám nha khoa uy tín. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá, kiểm soát và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng đang diễn ra.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu trúc răng và vai trò vô cùng quan trọng của bộ phận này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức cần thiết và phương pháp bảo vệ răng hữu ích.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn ngay hôm nay nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm