Giải phẫu cơ vùng mặt – Tìm hiểu về xương bướm
Xương bướm là một trong các xương cấu tạo nên hộp sọ, nằm giữa nền sọ, có hình dạng giống với con bướm.
Cấu trúc giải phẫu của xương bướm phù hợp với việc đặt trụ Implant và nâng đỡ trụ Implant một cách chắc chắn, do đó, cấy ghép Implant xương bướm được xem là giải pháp phục hình răng mất hiệu quả cho những bệnh nhân bị mất răng vùng răng sau hàm trên.Cấu trúc giải phẫu của xương bướm phù hợp với việc đặt trụ Implant và nâng đỡ trụ Implant một cách chắc chắn, do đó, cấy ghép Implant xương bướm được xem là giải pháp phục hình răng mất hiệu quả cho những bệnh nhân bị mất răng vùng răng sau hàm trên.
Vị trí và cấu trúc của xương bướm
Xương bướm là 1 trong 8 xương quan trọng tạo nên hộp sọ, bao gồm 2 xương đỉnh, 1 xương trán, 1 xương chẩm, 1 xương sàng, 2 xương thái dương và 1 xương bướm. Nói cách khác, xương bướm là một phần của hệ thống xương sọ.
Sở dĩ gọi là xương bướm vì hình dạng của xương giống hình con bướm, xương bướm chứa nhiều thành phần mạch máu, thần kinh với cấu tạo phức tạp, có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì chức năng của một số cơ quan của cơ thể.
Vị trí của xương bướm nằm ở giữa nền sọ, phía trước xương bướm tiếp giáp với xương trán, xương sàng còn phía sau xương bướm tiếp giáp với xương chẩm, hai bên xương bướm tiếp giáp xương thái dương.
Cấu tạo xương bướm gồm 4 thành phần chính, đó là thân bướm, hai cánh bướm lớn, 2 cánh bướm nhỏ và mỏm chân bướm. Trong phần thân bướm có hai hốc rỗng được ngăn cách với nhau bởi một vách mỏng gọi là xoang bướm, hai xoang này có lỗ thông với ngách mũi giữa.
Trong quá trình phát triển của lĩnh vực Implant nha khoa, nhiều kỹ thuật Implant đặc biệt được nghiên cứu và ứng dụng, mang lại bước đột phá lớn trong phục hình răng cho bệnh nhân.
Không chỉ xương hàm, mà các xương vùng hàm mặt khác cũng được tận dụng để hỗ trợ nâng đỡ trụ Implant, chẳng hạn như xương gò má hoặc xương bướm.
Trong đó, xương bướm với mật độ dày đặc, không bị tái hấp thu, cho phép cung cấp một vị trí phù hợp để cấy trụ Implant nhằm phục hồi răng cho những bệnh nhân bị mất răng vùng răng sau hàm trên và có tình trạng xương hàm bị tiêu trầm trọng không thể thực hiện Implant thông thường.
Xem thêm: Cấy Implant xương bướm cho bệnh nhân tiêu xương hàm trên
Vì sao lựa chọn kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm?
Cấy ghép Implant xương bướm được xem là giải pháp lý tưởng cho những bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu năm muốn phục hồi răng mất bằng kỹ thuật Implant. Đối với những bệnh nhân này, xương hàm trên bị tiêu sẽ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để thực hiện cấy ghép trụ Implant vào trong xương hàm.
Do đó, bệnh nhân thường phải thực hiện phẫu thuật nâng xoang, ghép xương để bổ sung đủ số lượng xương cần thiết nếu muốn thực hiện cấy ghép Implant thông thường. Hiện nay, kỹ thuật Implant xương bướm cho phép bệnh nhân có thể thực hiện cấy ghép Implant mà không bị ảnh hưởng bởi tình trạng xương hàm của bệnh nhân.
Cụ thể, Implant xương bướm mang lại những lợi ích vượt trội như sau:
- Không phụ thuộc vào xương hàm: Vì Implant được đặt vào vùng xương bướm thay cho xương hàm nên tình trạng xương hàm của bệnh nhân sẽ không ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép Implant. Điều này mở ra cơ hội lớn hơn cho những bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu năm hay không răng bẩm sinh.
- Không cần nâng xoang, ghép xương: Với kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm, bệnh nhân sẽ không cần thực hiện nâng xoang, ghép xương để bổ sung xương hàm.
- Giảm thiểu xâm lấn và rút ngắn thời gian điều trị: Nhờ quy trình điều trị loại bỏ được các thủ thuật nâng xoang, ghép xương nên cấy ghép Implant xương bướm có độ an toàn cao, giảm thiểu tối đa xâm lấn, hạn chế sang chấn và biến chứng, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.
- Phục hồi tốt chức năng ăn nhai và thẩm mỹ: Xương bướm được đánh giá cao về chất lượng và mật độ xương, có khả năng nâng đỡ vững chắc trụ Implant và phục hình bên trên trụ Implant, giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái, khôi phục chức năng và thẩm mỹ như răng thật.
- Tỷ lệ thành công cao: Các ca điều trị với kỹ thuật Implant xương bướm đã chứng minh tỷ lệ thành công vượt hơn 95%, Implant đạt độ ổn định tốt và có thể tồn tại trọn đời nếu được thực hiện chính xác và được chăm sóc, bảo dưỡng đúng cách.
Trường hợp ứng dụng cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp phục hình răng khác trong điều trị mất răng hàm trên. Dưới đây là những trường hợp được chỉ định thực hiện cấy ghép Implant xương bướm mà bệnh nhân có thể tham khảo:
- Bệnh nhân mất răng vùng răng sau hàm trên lâu năm hoặc không răng bẩm sinh
- Bệnh nhân mất răng vùng răng sau hàm trên có tình trạng xương hàm bị tiêu trầm trọng.
- Bệnh nhân được Bác sĩ chẩn đoán không phù hợp với kỹ thuật cấy ghép Implant truyền thống do tình trạng xương hàm phức tạp.
- Bệnh nhân không đủ sức khỏe hoặc không đủ điều kiện để thực hiện các kỹ thuật nâng xoang, ghép xương trong điều trị mất răng hàm trên vùng răng sau.
- Bệnh nhân nâng xoang, ghép xương hoặc cấy ghép Implant vào xương hàm bị thất bại.
- Bệnh nhân bị mất đoạn xương hàm trên.
- Bệnh nhân mất răng sau hàm trên có nhu cầu cấy ghép Implant xương bướm để tiết kiệm thời gian điều trị.
Kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm được ứng dụng để phục hồi vùng răng hàm hàm trên cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân bị mất nhiều răng, mất răng toàn hàm, Bác sĩ sẽ kết hợp Implant xương bướm với các kỹ thuật Implant khác để khôi phục lại toàn bộ răng bị mất cho bệnh nhân.
Như vậy, sự hiểu biết về vị trí và cấu trúc của xương bướm không chỉ giúp hình thành cái nhìn tổng quan về cấu trúc xương sọ mà còn giúp chúng ta hiểu rõ về kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm nếu bị mất răng hàm trên. Đừng quên liên hệ đến Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm