Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
Kỹ thuật Implant xương bướm là một giải pháp mang tính đột phá trong lĩnh vực trồng răng Implant. Kỹ thuật này cho phép bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương trầm trọng có cơ hội phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng mà không cần phải tiến hành ghép xương hàm.
Ghép xương trong cấy ghép răng Implant
Ghép xương trong cấy ghép răng Implant một thủ thuật nha khoa nhằm mục đích tăng cường số lượng xương để đảm bảo cho trụ Implant có thể tích hợp tốt với xương và tồn tại ổn định, vững chắc trong xương hàm. Khi xương hàm đảm bảo được số lượng và chất lượng, răng Implant sẽ thực hiện tốt chức năng ăn nhai và có độ bền lâu dài.
Có nhiều phương pháp ghép xương khác nhau. Lựa chọn phụ thuộc vào lượng xương cần ghép và cấu trúc giải phẫu của vùng cần ghép xương. Xương có thể được ghép đồng thời với thời điểm cấy trụ Implant hoặc cần ghép xương trước khi cấy trụ Implant khoảng 4 tháng tùy theo tình trạng cụ thể của Khách hàng.
Ghép xương được chỉ định cho nhiều trường hợp mất răng, đặc biệt là các trường hợp mất răng lâu năm dẫn đến tiêu xương, chấn thương dẫn đến mất xương, mật độ xương thấp… Tuy nhiên có nhiều Khách hàng còn e ngại việc ghép xương khi trồng răng Implant vì làm tăng tỷ lệ xâm lấn, kéo dài thời gian và tăng thêm chi phí thực hiện.
Các vật liệu ghép xương có thể được lấy từ cơ thể Khách hàng, từ nguồn xương động vật hoặc xương tổng hợp. Sau khi ghép xương, quá trình trồng răng diễn ra thuận lợi và phục hình sẽ chắc chắn hơn.
Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương cánh bướm là kỹ thuật cấy ghép Implant được chỉ định nhằm phục hồi vùng răng sau hàm trên cho những bệnh nhân mất răng bị tiêu xương trầm trọng.
Với kỹ thuật Implant xương bướm, Bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào vùng xương cánh bướm thay vì vào xương hàm như với kỹ thuật cấy ghép Implant truyền thống. Sau đó, Bác sĩ sẽ phục hình răng giả bên trên trụ Implant để phục hồi chức năng ăn nhai cho răng.
Implant xương bướm là một kỹ thuật cấy ghép nha khoa tiên tiến được ứng dụng để giải quyết những thách thức của việc cấy ghép Implant thông thường, đặc biệt là trong trường hợp tiêu xương hàm trên nghiêm trọng.
Phương pháp mang tính đột phá này cho phép những bệnh nhân không đủ điều kiện để cấy ghép răng do mất xương cơ cơ hội lấy lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Một trong những lợi thế chính của cấy ghép Implant xương bướm là khả năng phục hồi răng mà không cần phải tiến hành ghép xương. Nếu như phương pháp cấy ghép truyền thống dựa vào số lượng và mật độ xương hàm để quyết định tỷ lệ thành công của ca điều trị thì cấy ghép Implant xương bướm không phụ thuộc vào tình trạng của xương hàm.
Xem thêm: Những điều cần biết về Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm cho phép trụ Implant tồn tại ổn định và vững chắc trong vùng xương bướm ngay cả khi xương hàm bị tiêu trầm trọng. Điều này loại bỏ nhu cầu ghép xương hàm khi cấy Implant.
Việc hạn chế ghép xương khi cấy ghép răng Implant giúp đơn giản hóa quá trình điều trị cho cả Bác sĩ và bệnh nhân, đặc biệt giảm bớt thời gian và chi phí, giảm thiểu tối đa tình trạng xâm lấn và sang chấn, từ đó giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, yên tâm để tiếp nhận điều trị một cách tốt hơn.
Bài viết “Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm” của trung tâm Implant Việt Nam đã cung cấp cho Quý khách những thông tin hữu ích về phương pháp Implant xương bướm. Đừng quên liên hệ với trung tâm và chia sẻ tình trạng răng miệng của bản thân để nhận được tư vấn chính xác từ Bác sĩ Implant hàng đầu tại trung tâm nhé!
Bài viết liên quan
- Sử dụng Implant ở vùng xương bướm trong điều trị phục hình
- Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
- Những điều cần biết về Implant xương bướm
- Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
- Ưu điểm của cấy ghép Implant xương bướm
- Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
- Làm thế nào để cấy ghép Implant xương bướm?
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má