Những điều cần biết về Implant xương bướm
Trồng răng Implant kỹ thuật số cho phép cung cấp những giải pháp lâu dài, bền chắc, thẩm mỹ và hạn chế tối đa việc xâm lấn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả Bác sĩ và bệnh nhân.
Trong đó, kỹ thuật Implant xương bướm (còn gọi là Implant xương cánh bướm, Implant chân bướm) thường được áp dụng nhằm phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho những bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương nghiêm trọng, không thể cấy ghép bằng Implant thông thường.
Implant xương bướm là gì?
Implant xương bướm hay Implant chân bướm là một kỹ thuật trong phục hình răng hàm trên, sử dụng Implant cấy vào vùng xương cánh bướm nhằm phục hồi răng cho những bệnh nhân không đủ thể tích xương ở hàm trên để cấy ghép Implant thông thường.
Implant xương bướm dài hơn Implant thông thường, thường có kích thước từ 13 đến 20 mm, thậm chí 22mm. Thông thường, Implant xương bướm được thay thế cho các răng 5,6,7 bị mất.
Khi cấy ghép Implant xương bướm, Bác sĩ sẽ dựa vào vùng cơ bướm hàm dày đặc để hỗ trợ nâng đỡ và ổn định trụ Implant, hạn chế tối đa xâm lấn và tránh được tình trạng ghép xương, nâng xoang.
Implant xương bướm cung cấp một giải pháp khả thi và hiệu quả cho những bệnh nhân không phù hợp với cấy ghép thông thường do thiếu khối lượng xương hàm trên (xương hàm trên bị teo), niêm mạc xoang hàm trên gần với xương ổ răng, bệnh nhân bị tiêu xương và không muốn (hoặc không thể) sử dụng các giải pháp tăng cường xương như nâng xoang hoặc ghép xương.
Quy trình cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm là một kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiêm để thực hiện một cách chính xác, tránh việc xâm lấn vào các khu vực quan trọng của vùng hàm mặt như hốc mắt, dây thần kinh…
Quy trình thực hiện cấy ghép Implant chân bướm bao gồm việc thăm khám và lập kế hoạch điều trị, thực hiện phẫu thuật cấy trụ Implant, phục hồi răng trên Implant và chăm sóc răng Implant. Cụ thể như sau:
1. Thăm khám và lập kế hoạch điều trị
Đầu tiên bệnh nhân được thăm khám và chụp phim CT Cone Beam 3D để được đánh giá chính xác về tình trạng mất răng, chất lượng xương hàm, tương quan cấu trúc răng với xương và các mô xung quanh.
Sau khi chẩn đoán, Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị bằng công nghệ định vị X-Guide được kết nối với hệ thống CT Cone Beam, đồng thời tư vấn cụ thể tình trạng, đưa ra giải pháp Implant phù hợp và giải thích chi tiết lộ trình điều trị, kế hoạch, chi phí, thời gian… để bệnh nhân nắm rõ.
2. Phẫu thuật cấy trụ Implant
Sau khi thăm khám và tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân, Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy trụ Implant xương bướm vào vị trí lý tưởng. Kỹ thuật này sẽ được tiến hành dưới sự hỗ trợ của thuốc tê nên bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau và khó chịu.
Quá trình cấy ghép Implant xương bướm với sự hỗ trợ của công nghệ định vị X-Guide sẽ nâng cao tỷ lệ thành công. Công nghệ định vị cho phép Bác sĩ quan sát toàn bộ quá trình phẫu thuật trên màn hình máy tính một cách trực tiếp.
Đồng thời, hệ thống cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh của công nghệ định vị sẽ cảnh báo nếu mũi khoan đi lệch vị trí. Những ưu điểm này giúp Bác sĩ cấy ghép Implant một cách chính xác, nhanh chóng, nhẹ nhàng, không xâm phạm, hạn chế tối đa sang chấn.
Thông qua phương pháp tiếp cận ít xâm lấn, bác sĩ phẫu thuật sẽ cấy Implant xương cánh bướm vào vị trí đã định. Implant sẽ hợp nhất với xương trong vài tháng. Sau khi Implant được neo chắc chắn, có thể gắn răng giả, cầu răng hoặc hàm giả tạm thời hoặc vĩnh viễn, giúp phục hồi nụ cười và chức năng của bệnh nhân.
3. Phục hồi răng trên Implant
Sau khi cấy trụ, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm để ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ. Implant sẽ tích hợp với xương trong vài tháng (khoảng 2-6 tháng). Khi hoàn tất quá trình tích hợp xương, Implant đã cố định vững chắc thì bệnh nhân sẽ được tiến hành phục hình răng sứ trên Implant.
Răng sứ cần đảm bảo được cả tính thẩm mỹ, độ bền chắc và tuổi thọ lâu dài, giúp cho bệnh nhân có thể thoải mái ăn nhai mà không bị cộm vướng hay đau nhức. Đồng thời răng mới cần đẹp tự nhiên, hài hòa với diện mạo để người sử dụng có thể tự tin khi cười và giao tiếp.
4. Chăm sóc và bảo tồn răng Implant
Sau khi hoàn thiện gắn răng trên Implant, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách để giúp bảo tồn và nâng cao tuổi thọ của răng. Bên cạnh việc chăm sóc tại nhà, bệnh nhân cũng cần tuân thủ lịch thăm khám định kỳ tại nha khoa để Bác sĩ kiểm tra và theo dõi chặt chẽ tình trạng của răng.
Lợi ích của Implant xương bướm
Lợi ích cùng Implant xương bướm (Pterygoid Implant) nằm ở khả năng phục hồi răng cho những bệnh nhân thiếu xương hàm trên mà không cần các kỹ thuật bổ sung xương thay thế. Sau đây là một số lợi ích chính:
Không cần nâng xoang, ghép xương
Cấy ghép Implant xương cánh bướm loại bỏ nhu cầu phải nâng xoang hoặc ghép xương thường được yêu cầu đối với giải pháp Implant truyền thống. Điều này giúp quá trình điều trị trở nên đơn giản, ít xâm lấn hơn, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị tổng thể.
Phục hồi chức năng tức thì
Không giống các kỹ thuật Implant khác cần thời gian lành thương trước khi có thể chịu được tải trọng nhai đầy đủ, Implant xương bướm cho phép bệnh nhân lắp hàm tạm ngay sau khi phẫu thuật cấy ghép trụ Implant, giúp bệnh nhân có răng để hỗ trợ ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ ngay trong ngày.
Tỷ lệ thành công cao và độ ổn định lâu dài
Vùng xương bướm được đánh giá có mức độ dày đặc, cho phép neo giữ chắc chắn trụ Implant. Nhờ đó, nâng cao tỷ lệ thành công và giúp Implant ổn định lâu dài, đảm bảo độ bền chắc và khả năng chịu lực của răng Implant.
Quy trình phẫu thuật ít xâm lấn
Kỹ thuật Implant xương bướm giúp bệnh nhân tránh được các kỹ thuật như nâng xoang hoặc ghép xương. Nhờ đó quy trình phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản hơn, nhanh chóng, hạn chế xâm lấn và giảm thiểu tối đa sưng đau, chảy máu hoặc sang chấn.
Có thể kết hợp với các Implant khác
Cấy ghép Implant xương bướm có thể kết hợp với các Implant khác như Implant All On 4, Implant truyền thống để tối ưu hóa hiệu quả điều trị và lợi ích cho bệnh nhân.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Bằng cách phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng, trồng răng Implant xương cánh bướm cho phép bệnh nhân ăn nhai như răng thật và tự tin với hàm răng, nụ cười mới của mình. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện giao tiếp xã hội cũng như sức khỏe toàn diện của bệnh nhân.
Rủi ro liên quan đến Implant xương bướm
Mặc dù Implant xương bướm mang lại nhiều lợi ích thiết thực và lâu dài, nhưng không phải là không có rủi ro tiềm ẩn, giống như bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào. Những rủi ro và biến chứng liên quan đến Implant xương bướm bao gồm:
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng khi cấy ghép Implant có thể khởi nguồn do môi trường phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật chưa đảm bảo được yếu tố vô trùng tuyệt đối hoặc do sau khi phẫu thuật bệnh nhân chăm sóc không kỹ lưỡng, không tuân theo chỉ định của Bác sĩ dẫn đến sưng, đau, viêm nhiễm quanh vị trí cấy trụ Implant.
Chảy máu và khó chịu
Tình trạng chảy máu nhẹ hoặc khó chịu sau phẫu thuật cấy trụ Implant là hiện tượng bình thường và các dấu hiệu này sẽ hết trong vài ngày sau đó. Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài và không giảm dần theo thời gian thì bệnh nhân cần lập tức liên hệ với Bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Biến chứng khoang xoang
Tương tự như xương gò má, cấy ghép Implant chân bướm cũng được đặt gần khoang xoang. Do đó nếu đặt Implant không chính xác có thể gây tổn hại dẫn đến các biến chứng xoang.
Để tránh biến chứng, phẫu thuật cần được thực hiện bởi Bác sĩ giàu kinh nghiệm, có sự hỗ trợ của các trang thiết bị công nghệ hiện đại nhằm lên kế hoạch cẩn thận và đặt Implant tại vị trí chính xác.
Implant không tích hợp xương
Trong một vài trường hợp ít gặp, trụ Implant có thể không thể tích hợp xương do yếu tố cơ địa, biến chứng viêm quanh Implant, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá hoặc do một số tình trạng bệnh lý nhất định.
Tổn thương thần kinh
Mặc dù cực kỳ hiếm gặp, nhưng vẫn có một nguy cơ nhỏ về tổn thương thần kinh liên quan đến quy trình thực hiện phẫu thuật cấy trụ Implant. Tuy nhiên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là phải thảo luận về những rủi ro với Bác sĩ trong quá trình tư vấn.
Hầu hết các biến chứng có thể tránh được bằng cách lựa chọn nha khoa uy tín, Bác sĩ giỏi chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, ứng dụng hệ thống công nghệ, máy móc hiện đại trong các giai đoạn của cấy ghép Implant.
Những câu hỏi thường gặp về Implant xương bướm
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant xương bướm/ Implant chân bướm:
1. Tỷ lệ thành công của Implant xương bướm là bao nhiêu?
Implant xương bướm có tỷ lệ thành công là 98% nếu được thực hiện chính xác và chăm sóc đúng cách.
2. Implant xương bướm có an toàn không?
Sau khi loại trừ được những rủi ro nhờ tay nghề của Bác sĩ, sự hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật hiện đại và sự hợp tác của bệnh nhân trong chăm sóc răng, thì Implant xương bướm đảm bảo an toàn và giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái và thẩm mỹ hoàn hảo.
Xem thêm: Hạn chế nâng xoang với kỹ thuật Implant xương bướm
3. Trồng Implant xương bướm có giá bao nhiêu?
Chi phí cấy ghép răng Implant xương bướm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm thực hiện, lựa chọn chuyên gia, mức độ phức tạp của ca điều trị, chất lượng dịch vụ… Chi phí thực hiện sẽ được tư vấn chính xác nhất trong buổi thăm khám và tư vấn với Bác sĩ.
4. Thời gian phục hồi sau khi cấy ghép Implant xương bướm là bao lâu?
Do hạn chế được các kỹ thuật xâm lấn như ghép xương, nâng xoang… nên cấy ghép Implant xương bướm có thời gian phục hồi tương đối ngắn hơn so với kỹ thuật Implant thông thường.
Không giống như các ca phẫu thuật cấy ghép khác, bệnh nhân có thể có răng ăn nhai ngay trong ngày thực hiện phẫu thuật.
Đây là giải pháp trồng răng giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên nghiêm trọng, không thể thực hiện kỹ thuật Implant thông thường.
5. Nên cấy ghép Implant xương bướm hay cấy ghép Implant xương gò má?
Cả cấy ghép Implant xương bướm và Implant xương gò má đều cung cấp các giải pháp hiệu quả để phục hồi răng hàm trên ở những bệnh nhân bị mất xương nghiêm trọng, tạo nền tảng vững chắc cho răng giả và phục hồi chức năng cũng như tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên, hai giải pháp này có những khác biệt về vị trí cấy ghép, chiều dài Implant và tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất.
Trong khi cấy ghép Implant xương gò má được cấy vào và neo giữ bởi xương gò má thì Implant xương bướm được đặt vùng cánh bướm của xương bướm ở phía sau hàm trên. Implant xương gò má cũng có chiều dài dài hơn (từ 30-50mm) so với Implant cánh bướm (Những câu hỏi thường gặp về Implant xương bướm-20mm).
Việc đặt cấy ghép Implant xương gò má thường đòi hỏi trình độ chuyên môn phẫu thuật cao hơn do chúng gần với các cấu trúc giải phẫu quan trọng, chẳng hạn như hốc mắt và xoang hàm trên.
Mặc dù cả hai đều có thể được sử dụng cho những bệnh nhân bị mất xương nghiêm trọng, nhưng cấy ghép xương gò má thường được dành riêng cho những trường hợp phức tạp hơn, tiêu xương trầm trọng đến mức ngay cả cấy ghép xương cánh bướm cũng không khả thi.
Như vậy, những thông tin cần biết về cấy ghép Implant xương bướm/ Implant chân bướm đã được Trung tâm Implant Việt Nam giải đáp chi tiết và đầy đủ trong bài viết này. Để biết phương pháp nào phù hợp với tình trạng của mình, bạn hãy đến thăm khám với Bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhé!
Bài viết liên quan
- Sử dụng Implant ở vùng xương bướm trong điều trị phục hình
- Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
- Những điều cần biết về Implant xương bướm
- Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
- Ưu điểm của cấy ghép Implant xương bướm
- Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
- Làm thế nào để cấy ghép Implant xương bướm?
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má