Hạn chế nâng xoang với kỹ thuật Implant xương bướm
Với kỹ thuật Implant xương bướm, trụ Implant không được cấy vào xương hàm mà được cấy vào vùng xương bướm nên tình trạng xương hàm sẽ không ảnh hưởng đến quá trình điều trị, do đó, bệnh nhân có thể không cần tăng thể tích xương hàm với các thủ thuật nâng xoang hay ghép xương.
Nâng xoang hàm trong trồng răng Implant
Tiêu xương hàm là hiện tượng thường gặp ở những người bị mất răng. Các nghiên cứu cho thấy, 3 tháng sau khi bị mất răng, lượng xương hàm sẽ dần bị tiêu biến, trở nên mỏng và yếu hơn. Thời gian mất răng càng lâu, tình trạng tiêu xương sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
Xương hàm bị tiêu nhiều sẽ kéo theo nhiều tác hại, trong đó có thoái hóa xoang hàm khiến xoang hàm mở rộng xuống thấp, phần xương còn lại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để cấy trụ Implant. Lúc này, Bác sĩ sẽ cần thực hiện thủ thuật nâng xoang để khắc phục tình trạng này.
Xem thêm: Trường hợp ứng dụng Implant xương bướm
Nâng xoang hàm trong trồng răng Implant được áp dụng cho những bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương hàm. Đây là thủ thuật nhằm tăng chiều cao và thể tích xương ở vùng răng hàm trên để giúp quá trình cấy trụ Implant diễn ra thuận lợi, hỗ trợ cho việc tích hợp xương và ổn định trụ Implant.
Có 2 phương pháp nâng xoang phổ biến, gồm nâng xoang kín và nâng xoang hở. Trong đó, nâng xoang kín là kỹ thuật nâng xoang thông qua vị trí đặt trụ Implant, áp dụng đồng thời với cấy trụ và thường dùng cho trường hợp chiều cao xương còn lại đạt 4-8 mm, đáy xoang thuận lợi.
Còn nâng xoang hở được áp dụng cho trường hợp thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn hoặc dịch trong xoang… Khi thực hiện nâng xoang hở, Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lật vạt, bóc rộng vạt nướu để tiếp cận thành trước xoang hàm, mở một lỗ với đường kính khoảng 10mm rồi bóc màng xoang để nâng đáy xoang lên.
Có thể nói, nâng xoang là một kỹ thuật quan trọng và cần thiết dành cho những bệnh nhân bị tiêu xương do mất răng hàm trên. Tuy nhiên, nâng xoang khá phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ, đồng thời đây là thủ thuật có xâm lấn nên thường khiến Khách hàng lo lắng và sẽ làm tăng chi phí khi điều trị Implant.
Tin vui cho bạn là bạn có thể tránh được thủ thuật nâng xoang với kỹ thuật Implant xương bướm. Kỹ thuật này cho phép cấy trụ Implant vào vùng xương bướm nên sẽ không phụ thuộc vào tình trạng xương hàm của bệnh nhân, do đó có thể hạn chế được các thủ thuật nâng xoang, ghép xương.
Hạn chế nâng xoang với kỹ thuật Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm là kỹ thuật phục hình Implant đặc biệt, không giống với kỹ thuật Implant thông thường.
Với cấy ghép Implant thông thường, trụ Implant sẽ được cấy trực tiếp vào bên trong xương hàm, tạo thành một góc 90 độ. Implant xương bướm được cấy vào vùng xương bướm theo một góc nghiêng 45 – 55 độ. Chiều dài trụ Implant trong kỹ thuật Implant xương bướm cũng dài hơn nhiều so với trụ Implant thông thường.
Như vậy, với kỹ thuật Implant xương bướm, trụ Implant không được cấy vào xương hàm nên thể tích và mật độ xương hàm sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và kết quả điều trị.
Ngay cả khi xương hàm trên bị teo lại, mảng xương cánh bướm vẫn có đủ mật độ và khả năng để hỗ trợ cho các Implant cố định của bệnh nhân. Bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương hàm vẫn có thể thực hiện cấy Implant mà không cần phải thực hiện thêm thủ thuật nâng xoang.
Khi không thực hiện nâng xoang, quy trình cấy ghép Implant xương bướm sẽ được lược giản, thời gian điều trị được rút ngắn và bệnh nhân sẽ tiết kiệm được chi phí cấy ghép Implant. Ngoài ra, kỹ thuật Implant xương bướm còn được đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Chức năng tức thì: Cấy ghép Implant xương bướm thường cho phép phục hình răng tức thì mà không phải chờ đợi quá trình lành thương hoàn tất. Sau khi thực hiện, bạn sẽ có thể ăn, nói và cười một cách tự tin, giống như khi bạn có bộ răng tự nhiên đầy đủ.
- Ít xâm lấn: Quy trình cấy ghép xương cánh bướm ít xâm lấn hơn so với các ca điều trị Implant thông thường nhờ giảm thiểu được thủ thuật nâng xoang hay ghép xương. Bệnh nhân ít cảm thấy khó chịu sau phẫu thuật hơn, thời gian lành thương nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng.
- Tăng cường độ ổn định và chức năng: Cấy ghép Implant xương bướm mang lại độ ổn định chắc chắn cho phục hình răng nhờ mật độ dày đặc của mảng xương bướm. Cho dù bạn cần thay thế một răng hay phục hồi răng toàn hàm, cấy ghép Implant xương bướm đều có thể thực hiện, từ đó cải thiện chức năng ăn nhai, khả năng phát âm và thẩm mỹ của bạn.
- Việc chăm sóc sau điều trị rất dễ dàng: Vết thương sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant xương bướm dễ chăm sóc hơn so với việc cấy ghép truyền thống. Bệnh nhân chỉ cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của Bác sĩ thì vết thương sẽ nhanh lành và giảm thiểu tối đa biến chứng.
- Tuổi thọ lâu dài: Cũng giống như cấy ghép Implant thông thường, Implant xương bướm tồn tại ổn định và vững chắc với độ bền lên đến 20 năm, thậm chí nếu chăm sóc tốt, bạn có thể sử dụng răng Implant trọn đời mà không cần thay mới.
- Tỷ lệ thành công cao: Tỷ lệ thành công của cấy ghép răng Implant xương bướm lên tới 95-98 %. Sự thành công của ca điều trị phụ thuộc chủ yếu vào trình độ và kinh nghiệm của Bác sĩ, sự hỗ trợ của công nghệ nha khoa và sự hợp tác của bệnh nhân.
Trung tâm Implant Việt Nam vừa giới thiệu đến bạn chủ đề “Hạn chế nâng xoang với kỹ thuật Implant xương bướm”. Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật Implant đặc biệt này, bạn có thể liên hệ với trung tâm và nhận tư vấn từ chuyên gia của chúng tôi nhé! Chúc bạn luôn có hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm