Răng sứ titan có bị đen không và cách chăm sóc răng sứ titan
Răng sứ titan có tuổi thọ khoảng 5 đến 7 năm do khung kim loại dễ bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng có tính axit. Tuy nhiên răng sứ Titan có bị đen hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm kỹ thuật trồng răng, cách chăm sóc răng và cơ địa của mỗi người.
Theo các chuyên gia, cách duy nhất để khắc phục răng titan bị đen là thay thế bằng một mão răng sứ mới. Bởi vì một khi răng sứ đã hoàn thành quá trình sản xuất, bác sĩ không thể thêm các vật liệu khác nữa.
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế so với răng toàn sứ nhưng răng sứ titan vẫn chắc khỏe và đẹp nếu biết cách chăm sóc như đánh răng nhẹ nhàng, dùng nước súc miệng, xây dựng chế độ ăn uống khoa học…
Răng sứ sứ hợp kim titan có bền không?
Răng sứ titan có tuổi thọ khoảng 5 đến 7 năm do khung kim loại dễ bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng có tính axit. Tuy nhiên, răng sứ titan đeo được bao lâu còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, tình trạng răng miệng của mỗi người và chất lượng răng sứ titan của từng nha khoa có đảm bảo đạt tiêu chuẩn hay không.
Bọc răng sứ titan có bị đen không?
Cấu tạo của răng sứ titan gồm 2 lớp: lớp sườn bên trong gồm hợp kim titan-crom-niken và lớp sứ bên ngoài. Do đó, răng sứ titan có thể bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Nó dễ bị oxy hóa trong môi trường miệng và gây xỉn màu. Tuy nhiên răng sứ titan có bị đen không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:
- Kỹ thuật trồng răng: Tuổi thọ của răng sứ phần nào phụ thuộc ít nhiều vào kỹ thuật của bác sĩ. Nếu bác sĩ có kỹ thuật bọc răng sứ không tốt thì sau khi phục hình, răng sứ có thể bị hở hoặc kênh cộm, trở thành nơi lý tưởng để thức ăn và vi khuẩn tích tụ, tạo thành mảng bám làm đen viền nướu. Kết quả là, xi măng hấp thụ nước bọt và sau một thời gian chuyển sang màu đen ở cổ răng gây mất thẩm mỹ.
- Quá trình vệ sinh và chăm sóc răng: Hàng ngày răng sứ phải tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nếu người dùng không biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách thì sau một thời gian các mảng bám sẽ tích tụ ở chân răng. Và khi xảy ra phản ứng oxy hóa giữa các kim loại có trong khung sườn của răng sứ titan, cổ răng sẽ chuyển sang màu đen.
- Men răng thật quá đen, nướu mỏng: Mão sứ chỉ gắn một phần vào răng thật ở viền nướu. Vì vậy, với những người vốn đã có men răng đen, mô nướu mỏng thì khi làm răng sứ titan có ánh sáng xuyên qua nướu sẽ có cảm giác răng sứ bị đen.
- Cơ thể người dùng bị dị ứng với titan: Hiện tượng đen viền nướu sẽ diễn ra nhanh hơn và dễ thấy hơn khi người dùng bị dị ứng với titan.
Xem thêm: Hậu quả mất răng số 6 và giải pháp phục hình hiệu quả?
Cần làm gì khi bị đen viền nướu sau khi bọc răng sứ titan?
Răng sứ titan bị đen thường khiến khách hàng hoang mang không biết có ảnh hưởng gì không và cách khắc phục như thế nào. Nói chung, đường viền đen dưới chân răng sứ hoặc bóng đen của lõi kim loại sẽ chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Việc này sẽ khiến khách hàng mất đi sự tự tin và đều muốn tìm cách khắc phục.
Theo các chuyên gia, cách duy nhất để khắc phục răng titan bị đen là thay thế bằng một mão răng sứ mới. Bởi vì một khi răng sứ đã hoàn thành quá trình sản xuất, bác sĩ không thể thêm các vật liệu khác nữa. Do đó, phương án bổ sung men sứ vào phần kim loại bên trong răng sứ titan là không thể. Ngoài ra cũng không thể áp dụng phương pháp tẩy trắng để loại bỏ tình trạng này do các hoạt chất trong gel tẩy trắng hoàn toàn không có tác dụng với men sứ hay kim loại.
Hướng dẫn chăm sóc răng sứ titan chuẩn nha khoa
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế so với răng toàn sứ nhưng răng sứ titan vẫn chắc khỏe và đẹp nếu biết cách chăm sóc.
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm: Duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Hãy nhớ rằng để không làm hỏng mão răng sứ, bạn không nên chà xát răng mạnh mà nên chải nhẹ nhàng theo chiều dọc.
- Sử dụng nước súc miệng hàng ngày: Súc miệng bằng nước súc miệng có chứa florua và để trong miệng khoảng 1 phút giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn có hại, ẩn ở mọi ngóc ngách trong răng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Răng sứ titan nhạy cảm với nhiệt độ hơn răng tự nhiên. Do đó, trước khi ăn thức ăn cần kiểm tra kỹ nhiệt độ, tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Hạn chế tinh bột và đồ ngọt vì chúng làm tăng mảng bám và vi khuẩn trên răng.
- Nói không với việc sử dụng các chất kích thích: Răng sứ rất dễ bị đổi màu vì các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… và xuống cấp nhanh chóng. Để đảm bảo độ bền và màu sắc của răng sứ titan, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng chất này.
- Tránh tác động lực lên răng: Những hoạt động như ăn nhai thức ăn quá cứng có ảnh hưởng không tốt đến răng sứ titan. Chú ý không ăn nhai thức ăn dai cứng hoặc dùng răng cắn đồ vật. Không nên tạo áp lực lên bất kỳ phần nào của hàm, thay vào đó, bạn nên sử dụng toàn bộ lực của hàm.
Bọc răng sứ là kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm thực hiện và nha khoa có đầy đủ trang thiết bị máy móc để hỗ trợ việc trồng răng hiệu quả, an toàn. Do đó bạn nên quyết định lựa chọn địa chỉ uy tín để có kết quả tốt nhất. Trung tâm Implant Việt Nam là địa chỉ trồng răng sứ uy tín được khách hàng tin tưởng với:
- Nha khoa cung cấp nhiều phương pháp điều trị, phục hình răng sứ, kể cả những kỹ thuật khó như làm cầu răng sứ, trồng răng sứ trên implant, trồng răng sứ toàn hàm.
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tay nghề giỏi.
- Hệ thống máy móc, thiết bị ứng dụng công nghệ tiên tiến, phục vụ quá trình khảo sát, kiểm tra và bọc răng sứ đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
- Quy trình thực hiện đạt chuẩn Bộ Y Tế và tuân thủ các quy định về điều kiện vô trùng, an toàn, không lây nhiễm bệnh.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp, chính sách giá cả hợp lý, mang đến sự hài lòng của khách hàng.
Hy vọng băn khoăn răng sứ titan có bị đen không đã phần nào được giải đáp qua những thông tin chia sẻ trên. Để hoàn toàn yên tâm trong việc lựa chọn giải pháp bọc răng sứ đem đến hiệu quả tốt, bạn hãy đến trực tiếp Trung tâm Implant Việt Nam thăm khám và tư vấn cụ thể nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm