Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
Cấy ghép Implant xương bướm được đặt tại điểm giao nhau của xương hàm trên và mỏm cánh bướm của xương bướm. Đây là một kỹ thuật Implant phức tạp, cần được cân nhắc kỹ lưỡng về cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân và vị trí đặt Implant để đảm bảo độ chính xác, an toàn, tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Phục hồi răng hàm trên với phương pháp Implant xương bướm (Implant chân bướm)
Cấy ghép Implant xương bướm (còn được gọi là Implant chân bướm hay Implant xương cánh bướm) là một kỹ thuật Implant chuyên biệt được thực hiện bằng cách đặt trụ Implant vào mảng xương cánh bướm nằm phía trên vùng xương sau hàm trên.
Kỹ thuật này được xem xét thực hiện khi xương phía sau hàm trên bị tiêu nhiều, như một giải pháp thay thế cho việc tăng cường xương để có thể cấy ghép Implant.
Cũng giống như Implant xương gò má, Implant xương bướm phù hợp khi xương hàm bị thoái hóa đáng kể, dẫn đến khả năng cấy ghép răng Implant truyền thống khó có thể thành công. Trụ Implant được sử dụng trong Implant xương bướm dài hơn trụ Implant thông thường và được đặt theo một góc nghiêng khoảng 45-55 độ vào mảng xương cánh bướm.
Vị trí đặc biệt cho phép kỹ thuật Implant xương bướm không bị ảnh hưởng bởi tình trạng xương hàm bị teo do mất răng trong thời gian dài, do đó, các trụ Implant vẫn được neo giữ chắc chắn nhờ chất lượng và mật độ xương dày đặc của vùng xương bướm. Những Implant này cung cấp độ ổn định và chức năng như một Implant được cấy vào hàm.
Tại sao nên sử dụng Implant xương bướm?
Implant xương bướm được sử dụng với mục đích phục hồi chức năng ăn nhai và mang lại nụ cười thẩm mỹ ngay cả khi xương hàm trên bị tiêu nghiêm trọng. Cấy ghép Implant xương bướm có thể giúp phục hồi toàn bộ cung răng hàm cho bệnh nhân mất răng bị tiêu xương đáng kể.
Điều này là do vùng cấy ghép Implant (xương cánh bướm) không bị ảnh hưởng bởi tình trạng xương hàm, cho phép nâng đỡ chân răng nhân tạo có đủ lực cần thiết để phục hình răng cố định bên trên.
Implant xương bướm phù hợp với những bệnh nhân đã mất nhiều răng vùng răng sau hoặc toàn bộ răng ở cung răng hàm trên trong thời gian dài. Mất răng lâu ngày mà không được điều trị sẽ khiến xương hàm bị giảm số lượng, mật độ và thể tích đáng kể, khiến bệnh nhân không phù hợp với phương pháp cấy ghép Implant thông thường.
Bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương hàm nếu lựa chọn Implant xương bướm thì sẽ được hưởng những lợi ích tuyệt vời sau:
- Độ ổn định cao: Implant xương bướm có độ ổn định cao vì chúng được đặt vào vùng xương bướm dày đặc. Điều này giúp kỹ thuật này trở thành lựa chọn tốt cho những bệnh nhân bị mất xương sau ở xương hàm trên và không có đủ mật độ xương để cấy ghép Implant theo phương pháp truyền thống.
- Giảm nhu cầu ghép xương: Vì Implant xương bướm không cấy vào xương hàm mà vào vùng xương bướm – vùng xương thường có mật độ dày đặc hơn các phần khác của xương hàm trên, nên sẽ không cần thực hiện ghép xương trước khi cấy ghép Implant.
- Bệnh nhân không cần phải thực hiện ghép xương, nâng xoang khi cấy Implant xương bướm, từ đó rút ngắn thời gian và hạn chế biến chứng
- Giảm thời gian điều trị: Do được thực hiện mà không cần phải ghép xương hay nâng xoang nên Implant xương bướm giúp rút ngắn tổng thời gian điều trị, điều này có lợi cho những bệnh nhân muốn phục hồi nụ cười của mình càng nhanh càng tốt.
- Giảm xâm lấn, biến chứng: Theo chuyên gia trồng răng Implant, cấy ghép Implant xương bướm lược giản được thủ thuật nâng xoang, ghép xương nên hạn chế tối đa tỷ lệ xâm lấn và sang chấn, thời gian hồi phục nhanh và giảm thiểu biến chứng cho bệnh nhân.
Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
Vì trụ Implant được đặt vào vùng xương bướm thay vì cấy vào xương hàm nên có thể nói, kỹ thuật thực hiện cấy trụ Implant khá phức tạp, không phải Bác sĩ trồng răng Implant nào cũng có thể thực hiện chính xác và bảo đảm an toàn.
Vì cấu trúc giải phẫu đặc biệt, nên trụ Implant thường được thiết kế dạng cong hoặc uốn lượn để phù hợp với cấu trúc xương cánh bướm. Bác sĩ cần dựa vào cấu trúc hàm mặt của từng bệnh nhân để đưa ra những thông số phù hợp khi thiết kế và chế tác trụ Implant.
Xem thêm: Vai trò Implant xương bướm trong quy trình Implant ALL-On- X
Đồng thời, trụ Implant được sử dụng khi thực hiện Implant xương bướm cần có chiều dài tối thiểu là 15mm, góc đặt trụ khoảng 45-55 độ so với bền mặt xương hàm, chiều dài trụ trụ và góc đặt trụ có sự khác nhau giữa các bệnh nhân, tùy thuộc vào giải phẫu thực tế cụ thể của từng người.
Bác sĩ cần tiến hành thăm khám kỹ lượng, đặc biệt phim chụp CT Cone beam 3D cho phép Bác sĩ quan sát cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân, từ đó tính toán chính xác vị trí, độ dài và góc đặt trụ Implant để có thể xây dựng kế hoạch điều trị hoàn hảo, đảm bảo không sai lệch.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả bệnh nhân đều là ứng cử viên phù hợp cho cấy ghép Implant xương bướm và cần phải được chuyên gia trồng răng Implant đánh giá chuẩn xác để xác định phác đồ điều trị tốt nhất cho từng cá nhân.
Trên đây, trung tâm Implant Việt Nam vừa giới thiệu đến Quý khách những thông tin cơ bản về kỹ thuật Implant xương bướm cũng như có những lưu ý về cấu trúc giải phẫu và vị trí đặt Implant trong quá trình thực hiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đừng quên liên hệ với trung tâm để được tư vấn chính xác nhất về tình trạng của bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm
- Giải phẫu cơ vùng mặt – Tìm hiểu về xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm: Hướng dẫn chuyên sâu