Vai trò Implant xương bướm trong quy trình Implant ALL - On
All – On – X là phương pháp cắm từ 2, 3, 4 hoặc 5, 6,… trụ Implant. Số lượng răng cần cắm sẽ tùy vào tình trạng của mỗi người. Quá trình cắm trụ sẽ được chia làm nhiều lần, mỗi lần chỉ cắm 2 trụ Implant để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Mặc dù quy trình All – On – X tiêu chuẩn dựa vào việc nghiêng các Implant phía sau để tối đa hóa việc sử dụng xương có sẵn, nhưng vẫn có thể có những trường hợp thể tích xương không đủ để cấy ghép Implant an toàn.
Trong trường hợp này, cấy ghép Implant xương bướm có thể đóng vai trò quan trọng trong quy trình All – On – X , đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nhân bị mất xương nghiêm trọng ở vùng răng sau hàm trên .
Lợi ích của phương pháp Implant All – On - X
Nếu bạn đang muốn thay thế toàn bộ cung răng thì cấy ghép răng Implant All – On - X là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Bác sĩ có thể cấy từ 2,3,4,6… trụ Implant vào xương hàm để làm giá đỡ nâng đỡ phục hình toàn hàm bên trên Implant thay vì cấy số lượng trụ bằng với số lượng răng bị mất.
Những bệnh nhân bị mất toàn bộ hàm răng ở hàm trên hoặc hàm dưới có thể cân nhắc phương án phục hồi này. Phương pháp này đảm bảo răng giả của bạn sẽ cố định chắc chắn mà không bị dịch chuyển. Các trụ Implant sẽ hợp nhất vào xương, tạo thành một giá đỡ chắc chắn, bền lâu.
Đối với những người bị mất răng toàn bộ, kỹ thuật Implant All – On – X cung cấp một giải pháp bền vững với chi phí tiết kiệm và phục hồi lâu dài. Kỹ thuật cấy ghép răng All – On – X không chỉ phục hồi tốt chức năng ăn nhai và thẩm mỹ mà còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm.
Những lợi ích vượt trội cấy kỹ thuật Implant All – On –X bao gồm: hạn chế mức độ xâm lấn, bảo tồn xương hàm hiện tại, đơn giản hóa quy trình điều trị, cải thiện sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân, mang lại nụ cười tự tin với chi phí phải chăng. Lợi ích của phương pháp Implant xương bướm
Lợi ích của phương pháp Implant xương bướm
Xương bướm là một trong những xương cấu tạo nên hộp sọ, nằm chính giữa nền sọ, vị trí bên trên khu vực xương sau hàm trên, là nơi neo giữ trụ Implant xương bướm.
Kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm thường được ứng dụng khi thể tích xương hàm hàm trên không đủ để hỗ trợ cấy ghép Implant thông thường.
Các chuyên gia trồng răng Implant cho biết có thể sử dụng Implant xương bướm như một giải pháp lâu dài cho răng bị mất hoặc bị hư hỏng vì xương bướm là xương đặc và dày, cung cấp khả năng hỗ trợ tuyệt vời cho cấy ghép răng. Dưới đây là những lợi ích của Implant xương bướm:
- Thay thế răng mất vĩnh viễn: Implant xương bướm có thể thay thế vĩnh viễn răng mất của bạn. Ngoài việc tự tin hơn, bạn sẽ có thể ăn nhai thức ăn giống hệt như khi dùng răng tự nhiên. Cấy ghép Implant xương bướm mở ra nhiều cơ hội cho những bệnh nhân tưởng chừng như không thể thực hiện trồng răng mới.
- Tránh nhu cầu nâng xoang: Với Implant thông thường, để tăng lượng xương giữa xoang và khoang miệng, có thể cần phải nâng xoang. Thủ thuật này có thể kéo dài quy trình điều trị và thời gian lành thương. Trái lại, bệnh nhân có thể rút ngắn thời gian với Implant xương bướm vì không cần phải nâng xoang.
- Tránh ghép xương: Trước đây, ghép xương thường được thực hiện cho những người bị mất xương đáng kể. Có những trường hợp, bệnh nhân không đủ điều kiện ghép xương hoặc ghép xương thất bại. Giờ đây, bệnh nhân không cần ghép xương khi sử dụng Implant xương bướm.
- Có thể kết hợp cùng với các loại Implant khác: Implant xương bướm có thể được kết hợp với các loại Implant khác để phục hình răng toàn hàm, cấy ghép răng hàm trên và hàm dưới…
- Tỷ lệ thành công cao: cấy ghép Implant xương bướm có tỷ lệ thành công cao lên tới hơn 95%!
Vai trò Implant xương bướm trong quy trình Implant All – On - X
Các nghiên cứu chỉ ra răng cấy ghép Implant xương bướm đóng vai trò quan trọng khi kết hợp với quy trình Implant All – On – X trong điều trị cho bệnh nhân bị mất toàn bộ răng hàm trên, đặc biệt là bệnh nhân bị mất xương nghiêm trọng ở phần răng sau.
Mặc dù quy trình All – On – X tiêu chuẩn dựa vào việc nghiêng các Implant phía sau để tối đa hóa việc sử dụng xương có sẵn, nhưng vẫn có thể có những trường hợp thể tích xương không đủ để đảm bảo hỗ trợ tối đa cho trụ Implant, dẫn đến những rủi ro khi điều trị.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
Trong những trường hợp này, cấy ghép Implant xương bướm có thể cung cấp một giải pháp hiệu quả. Chiều dài dài hơn và vị trí độc đáo của Implant trong các mảng xương cánh bướm cho phép chúng khai thác sự hỗ trợ từ xương dày đặc hơn ở vùng này, do đó khắc phục được thách thức về hiện tượng tiêu xương hàm.
Việc kết hợp Implant cánh bướm vào quy trình All – On – X có thể tăng cường độ ổn định và độ bền của phục hình, đặc biệt là ở vùng răng sau. Một lợi thế đáng kể của việc kết hợp Implant cánh bướm vào quy trình All – On – X là cho phép giảm tải lực quá mức lên các Implant phía trước khi nhai thức ăn cứng hoặc dính.
Với việc bổ sung Implant xương bướm, những răng sau này có thể được Implant hỗ trợ trực tiếp, từ đó không chỉ cải thiện sự phân bổ lực nhai mà còn tăng cường độ ổn định và sức mạnh của toàn bộ hàm giả.
Bằng cách giảm áp lực lên các Implant phía trước, nguy cơ Implant hỏng sẽ được giảm thiểu, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái và tự nhiên hơn cho bệnh nhân. Cuối cùng, việc kết hợp Implant xương bướm vào quy trình All – On – X tạo ra giải pháp phục hồi toàn hàm chắc chắn và lâu dài hơn.
Nhìn chung, việc sử dụng Implant xương bướm trong quy trình Implant All – On – X mang lại lợi ích vượt trội hơn cho bệnh nhân bị mất toàn bộ răng hàm trên đi kèm với biến chứng tiêu xương hàm. Đừng quên liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn chi tiết về tình trạng của bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm