Răng ê buốt? Bác sĩ mách bạn mẹo giảm ê buốt răng hiệu quả
Răng ê buốt hay răng nhạy cảm là gì?
Răng bị ê buốt hay răng nhạy cảm là tình trạng khá phổ biến khiến cho người mắc phải cảm thấy khó chịu, đau buốt khi ăn một số thực phẩm quá cứng hay quá nóng, lạnh. Tuy tình trạng răng ê buốt không quá nghiêm trọng nhưng trong đây có thể là biểu hiện của bệnh lý đau răng, viêm nướu, viêm nha chu… trong một số trường hợp.
Với một chiếc răng khỏe mạnh, lớp men răng ngoài cùng rất cứng chắc sẽ bảo vệ cho lớp ngà răng bên trong mềm hơn và chân răng sẽ được phần nướu bảo vệ. Khi men răng bị bào mòn, tổn thương hay đường viền nướu bị tụt sẽ làm cho lớp ngà răng bị lộ ra ngoài.
Lớp ngà răng sẽ có hàng ngàn ống ngà dẫn trực tiếp đến các dây thần kinh bên trong răng. Khi tiếp xúc với các yếu tố nhiệt độ nóng, lạnh hay chất có tính axit… sẽ làm cho các dây thần kinh bên trong răng bị kích thích gây đau và ê buốt.
Tại sao lại bị răng ê buốt?
Đánh răng sai cách
Khi bạn chưa bị ê buốt răng nhưng với thói quen dùng lực đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải đánh răng có quá lông cứng, đánh răng nhiều lần trong ngày… Đó là những nguyên nhân làm mòn men răng, từ đó các phần tử của các thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày tiếp xúc trực tiếp vào tủy răng và khiến răng trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
Dùng nước súc miệng trong thời gian quá dài
Một số loại nước súc miệng có chứa nhiều axit nên nếu ngà răng đã bị lộ, bạn sẽ cảm thấy răng ê buốt khi súc miệng hằng ngày. Từ đó, răng sẽ càng nhạy cảm hơn và lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương nặng thêm.
Nghiến răng
Thói quen nghiến răng khiến cho men răng bị mòn dần theo thời gian, kéo theo đó là ê buốt răng. Chứng nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt lại tạo áp lực lớn lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Bạn có thể nghiến răng một cách vô thức khi thức hoặc khi đang ngủ say.
Dùng thực phẩm có tính axit
Các thực phẩm có tính axit cao dễ gây hại đến lớp men răng, gây ra tình trạng răng ê buốt. Một số loại thực phẩm có tính axit mà bạn thường dùng như ngũ cốc, một số chế phẩm từ sữa, đường, soda và các đồ uống ngọt khác.
Nếu bạn không có giải pháp bảo vệ răng miệng đúng cách, các mảng bám thực phẩm sẽ dần tích tụ trên răng, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… khiến cho men răng bị bào mòn.
Bệnh lý răng miệng
- Tụt nướu: Tình trạng này rất thường xảy ra ở những người mắc phải bệnh lý nha chu, làm gây lộ ngà răng, gây ê buốt chân răng.
- Viêm nướu: Phần mô nướu bị viêm, đau sẽ gây ảnh hưởng đến chân răng.
- Nứt, mẻ răng: Những vết nứt trên răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, dẫn đến viêm nhiễm vào trong tủy răng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có nguy cơ bị áp xe chân răng và nhiễm trùng nặng.
Sau khi thực hiện các phương pháp nha khoa
Răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn sau khi thực hiện tẩy trắng răng, cạo vôi, làm láng chân răng, bọc mão răng sứ hay các quy trình phục hình răng khác.
Thông thường, tình trạng răng bị ê buốt vì các lý do này sẽ biến mất sau 4 đến 6 tuần. Trong thời gian này, bạn nên xin tư vấn từ các bác sĩ để có thể chăm sóc răng miệng đúng cách.
Phòng ngừa ê buốt răng
Không đánh răng quá mạnh
Nhiều người thường có suy nghĩ đánh răng thật mạnh để loại bỏ hoàn toàn những mảng bám trên răng, thế nhưng điều đó sẽ làm cho men răng bị mài mòn dẫn đến ê buốt răng. Đánh răng sát đường viền nướu có thể làm men răng bị mòn nhanh hơn.
Tốt nhất là bạn nên dùng bàn chải có lông mềm và để bàn chải tạo thành một góc 45 độ với đường nướu rồi chải lên xuống thật nhẹ nhàng. Khi đó, bạn sẽ có thể giữ được men răng sạch sẽ và khỏe mạnh nhất.
Liệu pháp Florua
Liệu pháp Florua là bổ sung fluor vào những khu vực nhạy cảm của răng nhằm tăng cường sức khỏe cho men răng, giảm đau, giảm cảm giác ê buốt răng cũng như ngăn ngừa sâu răng. Florua thường được sử dụng dưới dạng chất lỏng hay thuốc viên, liệu pháp này giúp giảm sự phân hủy bởi axit từ thực phẩm, tăng khả năng tái khoáng hóa và làm giảm hoạt động của vi khuẩn.
Tránh ăn những thực phẩm có tính axit
Soda, kẹo ngọt hay các nguồn carbohydrate có nhiều đường đều có thể tấn công vào men răng và có khả năng làm răng bị ê buốt và sâu răng. Thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại axit và vi khuẩn làm mòn men răng như:
- Rau quả giàu chất xơ.
- Phô mai.
- Sữa không đường.
- Sữa chua nguyên chất.
Nước bọt cũng có công dụng chống lại tác hại của vi khuẩn trong miệng. Bạn cũng có thể uống trà xanh, trà đen hay nhai kẹo cao su không đường. Nếu bạn vừa ăn những thực phẩm có tính axit cao, đừng vội đánh răng ngay sau khi ăn. Hãy chờ một khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để men răng được ổn định trở lại trước khi bạn vệ sinh răng.
Bỏ thói quen nghiến răng
Nghiến răng lâu ngày khiến cho men răng mòn dần, răng sẽ có cảm giác bị ê buốt. Thói quen này thường là do căng thẳng, stress gây ra hoặc do chứng nghiến răng trong khi ngủ.
Bạn nên đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia về giấc ngủ để được tiến hành kiểm tra xem liệu bạn có bị chứng ngưng thở khi ngủ không, mức độ nghiến răng khi ngủ như thế nào. Trong thời gian này, bạn nên mang các dụng cụ giúp bảo vệ răng hàm, tránh những tổn thương cho răng.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết sâu răng nặng và cách điều trị an toàn hiệu quả
Cách điều trị răng ê buốt
- Lá ổi: Trong lá ổi có chứa chất astringents có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Lá ổi thường được sử dụng trong dân gian để chữa các cơn ê buốt. Để làm giảm ê buốt răng, nhai 1 vài lá ổi có thể giúp bạn cải thiện được tình hình.
- Dầu đinh hương: Đinh hương là loại thảo dược có công dụng kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Dầu đinh hương không chỉ tốt cho răng nhạy cảm mà còn có tác dụng với rất nhiều bệnh lý răng miệng khác.
- Nước muối: Nước muối là phương pháp làm giảm ê buốt răng đơn giản và hiệu quả, giải quyết vấn đề răng nhạy cảm. Súc miệng bằng nước muối thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện các cơn ê buốt và tăng cường sức khỏe răng miệng hiệu quả.
- Lô hội: Lô hội có tác dụng rất tốt trong việc giảm thiểu tình trạng răng ê buốt, và giúp diệt các vi khuẩn gây bệnh bên trong khoang miệng.
- Baking Soda: Răng nhạy cảm là do răng bị hỏng. Súc miệng bằng baking soda sẽ làm tăng độ cân bằng PH và hỗ trợ giảm thiểu tình trạng răng nhạy cảm.
- Dầu vừng: Dầu vừng có công dụng rất tốt trong việc giảm ê buốt răng khi ngậm.
- Tỏi: Các chất trong tỏi rất tốt cho người mắc bệnh về nhiễm trùng, tổn thương và là chất gây mê tự nhiên. Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu hiện tượng răng ê buốt.
Trên đây là một số mẹo giúp bạn hạn chế tình trạng răng bị ê buốt hiệu quả tại nhà. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị đau nhức, ê buốt là do các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, tụt lợi… thì bạn không nên chủ quan mà cần phải đi khám nha khoa sớm.
Bác sĩ trung tâm Implant Việt Nam sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh lý và điều trị, giúp bạn không những giảm thiểu tình trạng đau nhức, ê buốt mà còn bảo vệ răng của bạn, phòng tránh những hậu quả sức khỏe răng miệng nghiêm trọng về sau.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm