Sâu răng nặng: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Sâu răng là bệnh lý rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sâu răng nặng và gây ra nhiều biến chứng.
Sâu răng nặng sẽ gây đau răng dữ dội, dai dẳng, gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, hôi miệng, mất thẩm mỹ, hoại tử tủy thậm chí làm cho răng lung lay, mất răng.
Điều trị sâu răng nặng phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ của bệnh. Sâu răng nghiêm trọng có thể được điều trị bằng các biện pháp như lấy tủy, trám răng, bọc răng sứ, nhổ răng và phục hình răng mới. Nếu có những biểu hiện sâu răng cần nhanh chóng liên hệ với trung tâm nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời.
Sâu răng nặng là gì?
Sâu răng nặng là tình trạng răng bị tổn thương mô cứng do sự hoạt động mạnh của vi khuẩn. Vi khuẩn có thể bắt nguồn từ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại giữa răng và chân răng, nếu không được làm sạch đúng cách sẽ tấn công mô răng và gây sâu răng.
Nguyên nhân gây ra sâu răng nặng
Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng nặng là do không điều trị sớm. Nhìn chung là do bệnh nhân để sâu răng tự do phát triển. Nhưng cũng có thể bạn không nhận ra răng mình bị sâu, khi phát hiện thì đã quá muộn. Dưới đây là các giai đoạn sâu răng bạn nên biết để có thể phát hiện sớm:
Giai đoạn 1: Tổn thương ban đầu
Răng có cấu trúc bên ngoài là một lớp men lớn cứng, chủ yếu là khoáng chất nên rất bền chắc. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc với axit do vi khuẩn và mảng bám tạo ra lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng mất dần chất khoáng ở men răng.
Ở giai đoạn đầu, sâu răng khó có thể được phát hiện trừ khi bạn thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra định kỳ. Điều này là do không có cảm giác đau hoặc nhạy cảm trong giai đoạn đầu. Khi đó trên răng chỉ xuất hiện những đốm trắng nhỏ. Vì những vết ố này có màu gần giống với men răng nên bạn sẽ không thể phát hiện ra, đặc biệt đối với các vị trí như răng khểnh, răng khôn,…
Giai đoạn 2: Sâu men răng
Những đốm trắng do sâu răng giai đoạn đầu sẽ chuyển dần sang màu nâu nếu không được điều trị. Tuy nhiên, lần này không có cảm giác đau hay ê buốt nên hầu hết mọi người không để ý. Và đây cũng chính là tiền đề dẫn đến hiện tượng sâu răng nặng. Vì men răng là lớp bảo vệ duy nhất của ngà răng.
Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
Ngà răng chứa nhiều dây thần kinh cảm giác, khiến răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ bất thường khi bị tổn thương. Nếu ngà răng bị ảnh hưởng thì đã là một giai đoạn sâu răng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng rằng mình bị ê buốt là do ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Đồng thời cơn đau sẽ không kéo dài nên người bệnh dễ quên.
Giai đoạn 4: Tổn thương tủy
Ở giai đoạn ngà răng đã bị phá hủy nhưng vẫn không điều trị khiến tổn thương lan rộng đến tủy răng. Bộ phận này đóng vai trò như sự sống của răng vì chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu. Do đó, khi tủy bị tổn thương, sẽ xảy ra kích ứng, sưng và đau do các mô xung quanh sưng lên và gây áp lực lên các dây thần kinh cảm giác. Đến thời điểm, này hầu như mọi người đều sẽ phát hiện được sâu răng nhưng khó thể khắc phục được vì tình trạng sâu khá nặng.
Dấu hiệu nhận biết răng đã bị sâu nặng
Bạn có thể nhận biết răng mình bị sâu bằng mắt thường hoặc cảm nhận được trong quá trình ăn nhai thức ăn. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như:
- Các lỗ đen bám chặt trên bề mặt răng.
- Răng nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh hoặc cay.
- Bạn sẽ có cảm giác ê buốt ngay cả khi đánh răng.
- Đôi khi có cơn đau cản trở việc nhai.
- Miệng có mùi hôi khó chịu.
Xem thêm: Răng bị đen ở kẽ phải làm sao và giải pháp khắc phục răng đẹp tự nhiên như ban đầu
Răng bị sâu nặng gây hậu quả thế nào?
Gây đau răng dữ dội, dai dẳng
Ai đã từng trải qua cảm giác sâu răng thì sẽ không bao giờ quên được. Sâu răng giai đoạn đầu, cơn đau răng còn tương đối nhẹ, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi nhạy cảm với nóng lạnh, nhưng nếu để lâu, sâu răng không được điều trị sẽ ngày càng trầm trọng hơn, mật độ và mức độ nghiêm trọng của cơn đau răng sẽ dày đặc hơn, khiến việc ăn uống hàng ngày trở nên khó khăn hơn và sức khỏe suy giảm.
Gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác
Sâu răng nặng không được điều trị có thể lan đến tủy và gây viêm tủy cấp tính, thậm chí hoại tử. Tủy hoại tử lan rộng ra các bộ phận xung quanh khiến khách hàng mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm tủy, u hạt, nang chân răng,…
Gây mất thẩm mỹ
Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe, sâu răng nặng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đó là do khi tình trạng sâu răng đã trở nên trầm trọng, các lỗ sâu trở nên rất lớn khiến răng bị đen, hỏng.
Gây hôi miệng
Sâu răng nặng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu hơi thở không được “thơm tho”, bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin, ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp cũng như công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Gây mất răng
Vi khuẩn sâu răng có thể khiến chân răng yếu và mất răng tự nhiên. Ngoài ra, sâu răng nặng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn ảnh hưởng đến chân răng, dẫn đến viêm nướu, chảy máu nướu, lung lay chân răng. Nếu không thể cứu được răng, bác sĩ có thể đề nghị nhổ răng để tránh nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh.
Điều trị sâu răng nặng bằng cách nào?
Điều trị sâu răng nặng phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ của bệnh. Sâu răng nghiêm trọng có thể được điều trị bằng các biện pháp sau:
Trám răng
Trám răng được chỉ định để điều trị tất cả các loại sâu răng, kể cả sâu răng nặng. Với trám răng, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu và sau đó lấp đầy vùng bị sâu bằng vật liệu trám. Trám răng cũng được sử dụng để sửa chữa răng bị nứt, vỡ hoặc mòn do cắn móng tay hoặc nghiến răng.
Lấy tủy răng
Lấy tủy răng là phương pháp điều trị để sửa chữa và bảo tồn răng bị sâu hoặc nhiễm trùng nặng. Bác sĩ sẽ lấy sạch tủy răng bị hư, sau đó vệ sinh sạch sẽ và trám bít lại để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời, các mô xung quanh răng bị nhiễm trùng và áp xe có thể hình thành.
Quy trình lấy tủy răng có thể rất đau nhưng bác sĩ sẽ gây tê và kê đơn thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị tủy răng là một thủ thuật đơn giản với tỷ lệ thành công trên 95%. Răng có thể tồn tại suốt đời sau khi điều trị tủy.
Bọc răng sứ
Trong trường hợp sâu răng nặng, sâu nhiều răng hoặc răng yếu, bệnh nhân có thể phải bọc răng sứ để điều chỉnh hoặc thay thế toàn bộ răng tự nhiên. Bác sĩ sẽ khoan và loại bỏ toàn bộ phần sâu răng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ để bảo tồn chân răng.
Nhổ bỏ răng sâu và trồng răng mới
Theo một số thống kê nha khoa gần đây, hơn 90% trường hợp sâu răng nặng cần phải nhổ bỏ và thay răng mới vì không còn khả năng điều trị. Răng mới được cấy ghép bằng các phương pháp hiện đại như làm cầu răng hoặc cấy ghép implant khắc phục hoàn toàn tình trạng sâu răng. Từ đó mang lại khả năng ăn nhai hoàn toàn bình thường, chắc khỏe như răng thật.
Sâu răng nặng cần được điều trị đúng cách để ngăn chặn tình trạng viêm tủy và hạn chế nguy cơ mất răng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định lấy tủy răng hoặc nhổ răng nếu không thể phục hồi răng. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có những biểu hiện sâu răng cần nhanh chóng liên hệ với trung tâm nha khoa để được điều trị.
Vì một hàm răng khỏe mạnh trắng đẹp rạng ngời, đừng ngần ngại liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám và tư vấn tốt nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống