Răng bị đen ở kẽ - Nguyên nhân và cách khắc phục
Răng bị đen kẽ là tình trạng đổi màu ở phần tiếp giáp giữa các răng. Vấn đề này thường xảy ra ở nhiều người. Theo nha khoa, kẽ răng bị đen là dấu hiệu sớm của các vấn đề về răng miệng. Các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…
Thông thường, kẽ chân răng bị đen thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cụ thể như vệ sinh răng miệng không đúng cách, cao răng nhiều, dùng nhiều kháng sinh, thuốc tây…
Hiện tượng răng bị đen bên trong hoặc kẽ răng gây mất thẩm mỹ và hơi thở có mùi. Ngoài ra, răng bị đen ở bất kỳ vị trí nào đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị đen ở kẽ
Răng bị đen kẽ là tình trạng đổi màu ở phần tiếp giáp giữa các răng. Theo nha khoa, kẽ răng bị đen là dấu hiệu sớm của các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,… Thông thường, kẽ chân răng bị đen do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như:
Do răng bị sâu
Sâu răng có thể nói là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đen kẽ răng. Như chúng ta đã biết sâu răng là hiện tượng các mô cứng của răng bị vi khuẩn mảng bám trên răng tấn công tạo nên những lỗ sâu nhỏ li ti. Về lâu dài, những lỗ này sẽ dần trở thành lỗ đen có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Do cao răng tích tụ
Mảng bám trên răng lâu ngày hình thành cao răng. Bề mặt cao răng thường sần sùi, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào và phát triển. Nếu không nhanh chóng khắc phục tình trạng trên vấn đề đen răng ở kẽ răng sẽ nhanh chóng phát sinh.
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Không chỉ có tình trạng kẽ răng bị đen, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách còn là nguyên nhân của hàng loạt bệnh lý răng miệng khác.
Do gen di truyền
Hình dạng, màu sắc và độ dày của răng cũng là yếu tố di truyền nên việc đen kẽ răng cũng có thể là do yếu tố di truyền.
Do dùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh và thuốc tây là hai tác nhân phổ biến dẫn tới đen kẽ chân răng. Phụ nữ mang thai uống thuốc kháng sinh sau này sẽ ảnh hưởng đến màu răng của trẻ. Người lớn sử dụng thuốc cũng làm tăng nguy cơ đổi màu răng, hình thành các vệt đen trên răng.
Việc sử dụng thuốc Tây y làm giảm hoạt động của tuyến nước bọt, khiến khoang miệng khô hơn bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến màu sắc răng, thậm chí là hôi miệng. Bên cạnh đó dùng nước nhiễm florua cũng là nguyên nhân khiến kẽ răng đổi màu.
Răng bị đen ở kẽ ảnh hưởng như thế nào?
Hiện tượng răng bị đen bên trong hoặc kẽ răng gây mất thẩm mỹ và hơi thở có mùi. Ngoài ra, răng bị đen ở bất kỳ vị trí nào đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số tác hại bạn có thể tham khảo:
Gây mất thẩm mỹ
Cho dù răng bị đen bên trong hay kẽ răng thì tính thẩm mỹ của hàm răng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Vì khi đó răng sẽ không còn trắng sáng như ban đầu nữa. Đặc biệt với kẽ chân răng bị đen, các đốm đen rất dễ lộ ra khi cười hoặc nói. Đây là lý do khiến nhiều người trở nên ngại ngùng, mặc cảm khi giao tiếp với người xung quanh. Thậm chí, nếu tình trạng trên tiếp diễn, bạn cũng sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội để xây dựng các mối quan hệ và thăng tiến trong công việc.
Gây hôi miệng
Những đốm đen ở kẽ răng là môi trường vô cùng lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển. Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều, chúng phân hủy thức ăn thừa và gây mùi khó chịu. Hôi miệng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và làm gián đoạn giao tiếp hàng ngày. Thậm chí những người bị hôi miệng còn bị xa lánh.
Phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng khác
Như những thông tin đã chia sẻ ở phần trước, đốm đen là nơi vi khuẩn phát triển tốt nhất. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào trong và lúc này bạn rất dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, viêm nướu, áp xe xương ổ răng, nang chân răng… Các bệnh lý trên có thể dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, trường hợp nghiêm trọng có thể mất răng vĩnh viễn.
Khắc phục răng bị đen ở kẽ tại nhà
Để cải thiện tình trạng răng bị đen ở kẽ hở răng, bạn có thể áp dụng theo cách dưới đây. Chỉ cần kiên trì, mảng bám đen trên răng sẽ dần biến mất.
Sử dụng chanh
Với hàm lượng vitamin C khá lớn, chanh có khả năng diệt khuẩn và loại bỏ mảng bám trên răng. Không chỉ vậy, lượng axit tự nhiên trong trái chanh còn giúp làm trắng răng và chống hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một trái chanh và vắt lấy nước cốt nguyên chất.
- Bước 2: Thêm một chút muối vào nước cốt chanh và dùng tay khuấy đều để thu được hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 3: Làm ẩm bàn chải. Đánh răng với hỗn hợp thu được và chà nhẹ lên mọi ngóc ngách của răng trong khoảng 2-3 phút.
Với phương pháp trên chỉ nên sử dụng khoảng 1-2 lần/tuần để tránh gây tổn hại tới men răng. Sau một thời gian áp dụng, những vết đen ở răng sẽ được cải thiện đáng kể.
Sử dụng muối
Ngoài vai trò là một loại gia vị thiết yếu cho bất kỳ món ăn nào, muối còn được biết đến với công dụng diệt khuẩn và làm sạch răng hiệu quả. Đặc biệt, sự kết hợp của muối với đường còn tạo ra hỗn hợp có tác dụng kháng khuẩn và loại bỏ mảng bám đen trên bề mặt răng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn 1 thìa cà phê muối với 1 thìa cà phê đường rồi bôi lên răng.
- Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ cho muối và đường tan hết.
- Bước 3: Súc miệng bằng nước ấm. Làm sạch toàn bộ khoang miệng.
Sử dụng baking soda
Baking soda không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn có khả năng tẩy trắng răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Hòa tan bột baking soda vào nước.
- Bước 2: Thêm vài giọt giấm trắng và một chút muối vào hỗn hợp trên rồi trộn đều.
- Bước 3: Nhúng bàn chải đánh răng vào hỗn hợp. Trộn hỗn hợp trên và chà răng trong khoảng 2 phút.
- Bước 4: Đánh răng lại bằng kem đánh răng thông thường để loại bỏ mùi.
Sử dụng vỏ quýt khô
Vỏ quýt chứa nhiều axit, khi tiếp xúc với bề mặt răng có khả năng tẩy sạch các vết ố vàng, đen xỉn màu và làm trắng răng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sau khi ăn quýt, vỏ quýt được giữ lại. Sau đó, vỏ được phơi nắng hoặc sấy khô rồi tán nhuyễn.
- Bước 2: Lấy một ít bột vỏ quýt trộn đều với kem tươi và nhẹ nhàng chải răng
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm bột húng quế khô vào hỗn hợp trên để có hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng vỏ quýt khô để làm trắng răng đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn áp dụng lâu dài để thấy kết quả.
Điều trị răng bị đen ở kẽ tại nha khoa
Tình trạng bị đen kẽ răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và làm hỏng răng nên cần phải điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Lấy cao răng
Khi răng bị mảng bám và cao răng nhiều gây đen kẽ răng, bác sĩ sẽ lấy sạch cao răng để ngăn vi khuẩn bám vào.
Bọc răng sứ
Trong trường hợp răng bị sâu, tổn thương hoặc sứt mẻ men răng, răng bị nhiễm trùng do sử dụng kháng sinh mạnh,... bác sĩ chỉ định bọc răng sứ. Bệnh nhân nên bọc răng sứ toàn sứ để chống oxy hóa, không làm cho đường viền nướu bị thâm đen.
Tẩy trắng răng
Đối với răng bị đen do yếu tố nội sinh như nhiễm màu kháng sinh, nhiễm màu tetra ở kẽ răng, chỉ có thể dùng phương pháp tẩy trắng. Lúc này, răng đã đen từ trong ngà nên cạo vôi răng cũng không thể trắng sáng được.
Xem thêm: Chuyên gia tư vấn giải pháp làm cầu răng sứ trên Implant an toàn đẹp tự nhiên như răng thật
Chia sẻ cách phòng ngừa răng bị đen ở kẽ
Bên cạnh việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, để hàm răng luôn trắng sáng và khỏe mạnh, bạn cũng nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là cách phòng ngừa răng bị đen ở kẽ bạn nên tham khảo:
Đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giữ cho răng khỏe mạnh. Điều này không chỉ loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại sau khi ăn mà còn giúp kiểm soát sự tập trung của vi khuẩn. Ngoài việc đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, bạn cũng nên đánh răng sau khi ăn thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường như sô cô la, bánh ngọt, cơm, bánh mì...
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường không tốt cho răng miệng và sức khỏe toàn thân. Đường trong những thực phẩm này dễ dàng bám vào bề mặt răng. Các chất vô cơ trong khoang miệng chuyển hóa chúng thành axit làm suy yếu men răng. Do đó, nguy cơ sâu răng tăng lên. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm ngọt hoặc đánh răng sau khi ăn.
Khám răng định kỳ
Ngoài việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn nên đến nha khoa khoảng 6 tháng một lần để kiểm tra và làm sạch răng định kỳ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tình trạng răng bị đen ở kẽ và phương pháp điều trị. Hãy khám răng định kỳ để đảm bảo hàm răng luôn khỏe mạnh. Mọi thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn thêm nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống