Răng bị lung lay: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Răng sữa ở trẻ em lung lay là dấu hiệu thay răng, đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu răng bị lung lay ở người trưởng thành thì đây lại là hiện tượng rất nguy hiểm, vì răng của người trưởng thành là răng vĩnh viễn không thể mọc lại được, nếu tình trạng xấu hơn là răng thật sẻ bị nhổ bỏ và trồng răng giả thay thế.
Những nguyên nhân dẫn tới răng bị lung lay
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho răng bị lung lay ở người trưởng thành, trong đó có một số tác nhân từ bên ngoài không đáng lo ngại và cũng có những tiềm ẩn bệnh lý nghiêm trọng bên trong. Thường thì hiện tượng này xảy ra bởi các nguyên nhân như sau:
Viêm nha chu
Bệnh lý này được xem là nguyên nhân thường thấy nhất gây ra tình trạng răng lung lay. Khi bị viêm nha chu, nướu răng có thể sẽ bị kéo ra khỏi răng, hình thành các túi cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Nếu không được phát hiện và xử trí ngay, nhiễm trùng sẽ làm mất đi các mô liên kết và xương nên răng bị lung lay. Người bị viêm nha chu sẽ có biểu hiện nướu bị tấy đỏ, tụt nướu, chảy máu nướu, nướu sưng đau, tiêu xương ổ,...
Va đập mạnh
Bất kỳ tác nhân nào từ ngoại lực tác động mạnh đến răng như cắn vật quá cứng, va đập,... làm cho phần xi măng xung quanh răng mất đi khiến cho răng bị yếu và dễ bị lung lay.
Bị sâu răng
Sâu răng khiến cho nơi tổn thương lan xuống tủy răng, làm viêm nhiễm mô tủy và áp xe chân răng. Đây cũng là nguyên nhân răng lung lay thường hay gặp.
Tiêu xương
Bệnh tiêu xương răng rất dễ gây ra tụt nướu và dẫn đến hệ quả là chiều cao và độ rộng của thành xương giảm xuống, không còn khả năng nâng đỡ cho nướu nữa. Khi ấy, nướu sẽ bị tụt thấp xuống, dần tách khỏi chân răng và kết quả là răng lung lay.
Đang mang thai
Khi trong giai đoạn mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone tăng lên, dễ ảnh hưởng xấu đến một số mô chuyên biệt như nha chu và các mô, xương bao quanh giúp nâng đỡ răng. Không chỉ có thế, nướu răng còn dễ nhạy cảm hơn trong giai đoạn mang thai, càng dễ bị tổn thương, có nguy cơ nhiễm trùng và kết quả là răng bị lung lay.
Nghiến răng
Việc nghiến răng thường xuyên khiến hai hàm răng siết chặt vào nhau, dễ làm cho thân và men răng hư hại. Không những thế, việc này còn vô tình tạo áp lực lên răng, về lâu dài khiến cho răng lung lay và các mô răng nâng đỡ xung quanh bị hỏng.
Bị loãng xương
Loãng xương tức là xương có nhiều lỗ và xốp hơn bình thường, kết quả là dễ bị gãy hơn. Loãng xương có thể ảnh hưởng xấu đến xương hàm - nơi có nhiệm vụ giữ cho răng vào vị trí qua ổ răng. Khi mật độ xương của hai hàm đã giảm đáng kể sẽ làm khiến phần nâng đỡ răng bị lỏng, nguyên nhân răng lung lay và thậm chí còn bị rụng.
Điều trị răng bị lung lay
Điều trị răng lung lay ở người lớn bắt đầu sau khi bác sĩ đã xác định được tác nhân ảnh hưởng. Hãy đến khám tại nha khoa để biết được chính xác lý do khiến cho răng bạn lung lay. Trao đổi với bác sĩ về giải pháp điều trị phù hợp nhất cho vấn đề của bạn. Hầu hết đều là điều trị nhằm ngăn chặn bất kỳ nguyên nhân tiềm ẩn nào khiến tình trạng răng lung lay phát triển thêm.
Cạo vôi răng
Nếu bạn bị viêm nướu, viêm nha chu, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp làm sạch sâu nhằm giải quyết triệt để các vấn đề và triệu chứng của tình trạng này. Cạo vôi răng là cách để loại bỏ vi khuẩn và cao răng cứng đầu. Xử lý mặt chân răng là làm nhẵn bề mặt chân răng để hỗ trợ nướu gắn lại với răng của bạn. Sử dụng các phương pháp này thực sự giúp hạn chế bệnh nướu răng phát triển.
Nước súc miệng và thuốc
Một phương pháp điều trị răng lung lay khác do bệnh nha chu gây ra là sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn và uống một số loại thuốc kháng sinh để giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng. Điều này cũng giúp cho quá trình điều trị viêm nha chu như cạo vôi, xử lý mặt chân răng dễ dàng hơn.
Phẫu thuật
Bạn có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ các mô xương và nướu đã bị tổn thương hoặc bị viêm bên trong miệng. Sau đó, cơ thể có thể lành, sản xuất lại xương và nướu. Nếu không, bạn có thể phải thực hiện ghép xương và ghép nướu.
Phẫu thuật vạt
Bác sĩ cũng có thể rạch một đường trên nướu của bạn để lật phần mô nướu ra. Điều này cho phép bác sĩ tiếp cận với các vùng nhiễm bệnh của răng dễ dàng hơn nhằm phục vụ cho việc cạo vôi răng, và xử lý mặt chân răng. Sau đó, nướu răng sẽ được khâu lại vào vị trí ban đầu sau khi đã vệ sinh sạch. Đây là một phương pháp điều trị bệnh lý nha chu và ngăn ngừa mất răng vô cùng hiệu quả.
Ghép xương
Khi thiếu xương, bạn có thể dùng phương pháp ghép xương để làm dày thể tích xương lên ngăn ngừa răng bị lung lay. Nó liên quan đến việc phẫu thuật cấy ghép các mảnh/ bột xương vào các vùng răng có dấu hiệu bị tiêu xương. Cơ thể bạn sẽ lắng đọng canxi vào đó, củng cố thêm vào vị trí khi đã lành lại.
Ghép mô mềm
Ghép mô mềm cũng được thực hiện tương tự như ghép xương. Nướu được đưa vào những vùng bị thiếu nướu nhằm hỗ trợ cho quá trình lành thương sau khi đã xử lý mặt chân răng. Bất kỳ trường hợp mất nướu răng hoặc răng nào bạn đã trải qua do viêm nướu và viêm nha chu vẫn có thể được giảm thiểu hay cố định bằng cách ghép cũng như cạo vôi răng và phẫu thuật. Tuy nhiên, nó chỉ có thể hiệu quả với một mức độ nhất định mà thôi.
Nẹp
Nếu chiếc răng bị lung lay của bạn vẫn chưa rơi ra, bạn có thể cứu nó bằng cách nhờ bác sĩ đặt một chiếc nẹp vào vị trí đó. Nó liên quan đến việc sử dụng một miếng kim loại hay sợi tổng hợp để liên kết răng đang bị lung lay với các răng xung quanh. Điều này giúp gia cố cho răng lung lay, giữ cho răng không di chuyển và rụng.
Điều chỉnh khớp cắn
Bạn cũng có thể định hình lại khớp cắn của mình bằng cách mài bớt một lượng men răng nhỏ. Khi đó, áp lực tác động lên chiếc răng lung lay sẽ giảm bớt, cho phép dây chằng hỗ trợ nó lành lại khi bị xô đẩy. Đây cũng là một lựa chọn cho những ai có thói quen nghiến răng hay siết chặt răng không tự chủ.
Máng bảo vệ
Một phương pháp khác để kiểm soát thiệt hại do nghiến răng gây ra là sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng. Bộ phận bảo vệ đóng vai trò như một vách ngăn giữa răng hàm dưới và hàm trên, hấp thụ hoàn toàn các áp lực và tác động, giúp răng và mô nha chu được bảo vệ. Máng bảo vệ miệng cũng được sử dụng nhiều trong thể thao để bảo vệ răng khỏi các chấn thương.
Răng bị lung lay có cách nào giữ lại không?
Tùy vào từng nguyên nhân răng lung lay mà sẽ có những câu trả lời khác nhau. Phần lớn là răng lung lay ở người trưởng thành dù rất khó điều trị nhưng cũng có giải pháp có thể khiến răng chắc lại. Trừ trường hợp răng lung lay do người đã bước vào tuổi lão hóa thì gần như không có phương pháp giải quyết, chỉ có thể dùng cách sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để kéo dài tuổi thọ răng mà thôi.
- Trường hợp răng bị lung lay do thay đổi sinh lý phụ nữ trong thời kỳ mang thai thì không cần phải quá lo lắng. Bởi những thay đổi của cơ thể sẽ dần ổn định lại sau khi khi đã sinh con. Nhưng khi răng lung lay, thai phụ cũng không thể chủ quan mà phải cần đến cơ sở nha khoa uy tín, kiểm tra tình trạng răng, nướu hay các bệnh răng miệng khác. Bởi vì trên thực tế các bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân khá nguy hiểm dẫn đến tình trạng sinh non.
- Răng lung lay tụt lợi hay do viêm nha chu; bước đầu tiên cần thực hiện để bảo vệ răng là loại bỏ vôi răng và vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp viêm nha chu nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh hay nước súc miệng. Còn đối với tình trạng viêm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật loại bỏ mô nướu bị viêm hay phần xương hỏng. Sau đó sẽ phải thực hiện ghép xương hay ghép mô nướu răng ngăn ngừa tình trạng mất răng.
- Với tình trạng răng bị lung lay do các tác động từ ngoại lực, nếu xương răng chưa bị vỡ hoàn toàn, có thể thực hiện phương pháp nẹp cố định răng. Bác sĩ sẽ cố định lại răng lung lay bằng nẹp, giữ chắc răng, và phần răng đó sẽ dần liền lại sau một khoảng thời gian.
Xem thêm: 4 Cách giảm đau nhức răng cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà.
Chia sẻ cách ngăn ngừa tình trạng răng bị lung lay
Cách tốt nhất để răng không bị lung lay chính là phòng ngừa những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là những biện pháp mà bạn có thể thực hiện để duy trì sức khỏe răng miệng, giúp răng luôn vững chắc:
- Đánh răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng tối thiểu 2 lần mỗi ngày.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn thức ăn thừa.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin C và canxi giúp răng chắc khỏe hơn.
- Bỏ thuốc lá.
- Nếu mắc thói quen xấu như nghiến răng, hãy dùng máng chống nghiến trong lúc ngủ.
- Nên lưu ý mang máng bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao.
- Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần.
Đặc biệt, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như răng bị ê buốt, đau nhức, sưng đỏ nướu, chảy máu chân răng, chảy mủ… thì bạn cần phải lập tức đến Trung tâm Implant Việt Nam để bác sĩ kiểm tra và điều trị ngay, tránh tình trạng để răng bị lung lay nặng.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống