Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Nguyên nhân và phương pháp điều trị khe hở vòm họng ở trẻ


Khe hở vòm họng là một dị tật bẩm sinh ở vùng hàm mặt, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, ăn uống của trẻ. Cùng tìm hiểu phương pháp điều trị trẻ bị khe hở vòm họng trong bài viết sau.
Nguyên nhân và phương pháp điều trị khe hở vòm họng ở trẻ

Khe hở vòm họng là bệnh lý bẩm sinh thường gặp trong các loại dị tật vùng hàm mặt. Bệnh này khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn - bú, hay bị sặc, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, rối loạn phát âm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.

Cùng Trung tâm Implant Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị đúng cách khi trẻ bị khe hở vòm họng được chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là khe hở vòm họng?

Khe hở vòm họng là một dạng dị tật bẩm sinh phổ biến trong vùng hàm mặt và thường được phát hiện ở trẻ sơ sinh.

Trẻ có thể bị khe hở vòm họng đơn thuần, hoặc có thể kết hợp khe hở môi. Không những thế, khe hở vòm họng cũng có thể nằm trong các hội chứng toàn thân như Pierre Robin, Treacher Collins, Vander Woude, nhiều loại dị tật khác liên quan đến phát triển của hàm mặt và vòm miệng.

Trẻ bị khe hở vòm họng
Trẻ bị khe hở vòm họng

Khi trẻ bị khe hở vòm họng có thể gây ra nhiều vấn đề về chức năng ăn uống và hô hấp, cũng như ảnh hưởng đến khả năng phát âm và tâm lý của trẻ. Một số vấn đề có thể bao gồm:

  • Dễ bị sặc: Trẻ có khe hở vòm họng có nguy cơ cao hơn bị sặc, đặc biệt là trong quá trình ăn uống.
  • Nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp: Khe hở vòm họng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp do việc không thể đóng kín vùng họng khi nuốt.
  • Khó ăn và khó bú: Căn bệnh này có thể làm cho quá trình ăn uống và bú sữa của trẻ trở nên khó khăn và cần thời gian hơn so với trẻ không mắc bệnh lý này.
Trẻ bị khe hở vòm họng sẽ khó bú và khó ăn
Trẻ bị khe hở vòm họng sẽ khó bú và khó ăn
  • Rối loạn phát âm: Trẻ bị khe hở vòm họng có thể gặp khó khăn trong việc phát âm một số âm thanh.
  • Rối loạn tâm lý: Những khuyết điểm về ngoại hình có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp với người khác.

Nguyên nhân gây nên trẻ bị khe hở vòm họng

Nguyên nhân gây ra tình trạng hở vòm họng ở trẻ sơ sinh có thể được chia thành hai nhóm chính như sau:

Nguyên nhân do di truyền từ cha mẹ sang con

Các yếu tố di truyền từ cha mẹ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các dị tật về hàm mặt, bao gồm khe hở vòm họng.

Các dị tật về hàm mặt có thể do yếu tố di truyền
Các dị tật về hàm mặt có thể do yếu tố di truyền

Nhóm nguyên nhân bên ngoài

Đây là những yếu tố tác động đến người mẹ trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4-12 của thai kỳ, khi các cấu trúc hàm mặt và vòm miệng đang phát triển. Các yếu tố này có thể bao gồm:

  • Yếu tố vật lý: Tia X có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
  • Sử dụng các loại thuốc không đúng cách trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các dị tật ở thai nhi.
  • Yếu tố hoá học: Dioxin, thalidomide và các hợp chất hoá học khác có thể gây ra các dị tật ở thai nhi.
  • Yếu tố vi sinh: Nhiễm rubella, cúm và các bệnh viêm nhiễm khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tình trạng sức khoẻ và thói quen sống của mẹ: Mẹ bị stress, thiếu hụt dinh dưỡng, béo phì, hút thuốc, uống rượu và một số thói quen sống không lành mạnh khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra các dị tật, bao gồm khe hở vòm họng.
Mẹ bầu bị stress sẽ dễ khiến trẻ bị dị tật, trong đó có khe hở vòm họng
Mẹ bầu bị stress sẽ dễ khiến trẻ bị dị tật, trong đó có khe hở vòm họng

Phương pháp điều trị trẻ bị khe hở vòm họng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành, có rất nhiều phương pháp điều trị cho trẻ bị khe hở vòm họng. Trong đó sử dụng phẫu thuật khe hở vòm là một phương pháp hiệu quả.

Tuy nhiên để thực hiện, trẻ cần đạt đến độ tuổi từ 12 tháng - 18 tháng và có cân nặng trên 10kg. Phẫu thuật này bao gồm tạo hình vòm để đóng kín khe hở vòm họng.

Sau khi phẫu thuật trẻ cần chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo tăng cân và phát triển đúng cách. Việc sử dụng bú bình sẽ giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.

Phẫu thuật điều trị trẻ bị khe hở vòm họng
Phẫu thuật điều trị trẻ bị khe hở vòm họng

Ngoài ra, trẻ cần được theo dõi kết hợp trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng phát âm và giao tiếp. Bên cạnh đó có thể cần phẫu thuật tạo hình xương hai hàm để cải thiện cấu trúc hàm mặt và hỗ trợ chức năng hô hấp trong trường hợp cần thiết.

Có thể thấy, việc điều trị cho trẻ bị khe hở vòm họng cần được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn. Vậy nên nếu phát hiện trẻ có những đặc điểm của bệnh lý này, cần đến trung tâm điều trị uy tín để có liệu trình phù hợp với tình trạng của trẻ.

>> Bạn nên xem giải pháp điều trị khe hở môi vòm miệng và không răng bẩm sinh thành công tại trung tâm Implant Việt Nam.

Đăng ký ngay


Bài viết liên quan