Những ca trồng răng Implant trường hợp đặc biệt cần lưu ý
Trước khi bắt đầu giai đoạn trồng răng implant, việc kiểm tra sức khỏe tổng quát là vô cùng cần thiết. Các chẩn đoán y khoa sẽ cho chúng ta biết tình trạng sức khỏe hiện tại có phù hợp để cấy ghép implant hay không nhằm tránh những trường hợp nghiêm trọng.
Nếu gặp những tình huống đặc biệt, bất khả kháng hoặc phức tạp cần lưu ý khi trồng răng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Điển hình có thể kể đến là người có thói quen xấu về răng miệng, người bệnh tiểu đường, người nghiện rượu, thuốc lá, phụ nữ mang thai.
Sơ lược về trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp thay thế răng mất tiên tiến hiện nay bằng cách cấy ghép các trụ titan vào xương hàm tại vùng mất răng. Sau khi chân răng implant được đặt vào vùng mất răng, xương sẽ bám chặt vào bề mặt implant mang lại sự ổn định và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm.
Phẫu thuật cấy ghép implant ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn. Rất nhiều người đã tìm đến phương pháp này để phục hình răng đã mất. Implant đã được chứng minh là có lực nhai khỏe, tính thẩm mỹ tốt và độ khít sát gần như răng thật.
Xem thêm: Ưu điểm công nghệ chế tạo răng sứ CAD/CAM và những điều bạn cần lưu ý.
4 implant trường hợp đặc biệt cần lưu ý
Thực hiện chẩn đoán y tế ban đầu để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân trước khi điều trị cấy ghép là hoàn toàn cần thiết. Có những trường hợp đặc biệt và phức tạp cần phải cân nhắc khi trồng răng Implant. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của từng người. 4 trường hợp đặc biệt dưới đây cần được lưu ý:
Người có thói quen xấu
Những thói quen như nghiến răng, nghiến chặt hàm, thè lưỡi tác động lực rất lớn lên răng và tất nhiên cũng ảnh hưởng đến implant. Theo bác sĩ, nếu trồng răng implant nhưng có thói quen nghiến răng sẽ dễ dẫn đến gãy các phục hình trên implant. Cách khắc phục trong trường hợp này là bệnh nhân có thể mang máng chống nghiến khi ngủ để bảo vệ phục hình trên implant.
Bệnh tiểu đường
Trong một số trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể cấy ghép implant nếu bệnh được kiểm soát tốt. Các chuyên gia cho biết “Bệnh tiểu đường là một chống chỉ định tương đối đối với những người muốn cấy ghép implant. Người bệnh vẫn hoàn toàn có thể cấy ghép răng implant nếu bệnh tiểu đường của họ được kiểm soát chặt chẽ. Trong những trường hợp cần thiết, có thể phối hợp giữa bác sĩ cấy ghép răng và bác sĩ tiểu đường để kiểm soát ổn định tình trạng bệnh và giúp quá trình cấy ghép diễn ra an toàn”. Như vậy, bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát tốt và tình trạng ổn định có hơn 90% cơ hội đủ điều kiện để cấy ghép răng.
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết được cho là an toàn đối với đa số người bệnh tiểu đường là:
- Đường huyết lúc đói: 90-130 mg/dl (5.0 mmol/l – 7.2 mmol/l)
- Đường huyết sau ăn 2 giờ: dưới 180 mg/dl (10 mmol/l)
- Đường huyết trước khi ngủ: 110 mg/dl (6.0 mmol/l – 8.3 mmol/l)
Người sử dụng chất kích thích
Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân không hút thuốc trong bất kỳ trường hợp nào trong quá trình cấy ghép implant, vì hút thuốc ảnh hưởng đến quá trình lành thương và dễ gây vỡ Implant.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu cùng với hút thuốc dẫn đến các tình trạng sau: làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nha chu, mất điểm bám, tiêu xương và tổn thương vùng chân răng. Ảnh hưởng của thuốc lá lên mô nha chu là gián tiếp. Hút thuốc lá làm giảm chất lượng xương, khả năng liền xương kém do rối loạn chức năng tế bào tạo xương và mạch máu.
Phụ nữ đang mang thai
Trên thực tế, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể thực hiện trồng răng implant. Nhưng theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai vẫn nằm trong danh sách được khuyến cáo và chống chỉ định điều trị bằng implant do các yếu tố: thời gian điều trị khá dài, chức năng ăn nhai trong quá trình điều trị có thể bị suy giảm nên có thể không đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Bên cạnh đó, trong quá trình cấy ghép implant, người mẹ có thể có những biểu hiện như lo lắng, hồi hộp, bồn chồn ảnh hưởng không tốt đến em bé. Tuy nhiên, phụ nữ cũng có thể mang thai sau khi phẫu thuật cấy ghép implant và nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngày nay, với sự phát triển ngày càng vượt bậc của ngành nha khoa nói riêng và y học nói chung, các bác sĩ có thể phân tích đầy đủ tình trạng lâm sàng, đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân để đưa ra khuyến cáo và kế hoạch trồng răng phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Để thực hiện phẫu thuật cấy ghép răng implant một cách an toàn, bạn phải trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh lý của mình và tích cực hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình cấy ghép, kể cả trước và sau phẫu thuật.
Trên đây là những ca implant trường hợp đặc biệt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn ngay hôm nay nhé!
Bài viết liên quan
- Trung tâm điều trị dự phòng và xử lý biến chứng Implant
- Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?
- Giải đáp trồng răng cửa hàm trên giá bao nhiêu?
- Những tiếc nuối thường gặp khi trồng răng implant quá trễ
- Thời gian chờ làm phục hình trên Implant mất bao lâu?
- Dời thần kinh hàm dưới để trồng răng răng Implant
- Top 8 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tốt nhất tại TPHCM