Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm là giải pháp phục hình răng mất tối ưu cho những bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên trầm trọng. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật đặc thù và phức tạp vì vị trí đặt Implant hoàn toàn khác với phương pháp Implant truyền thống.
Implant xương bướm - Giải pháp phục hình răng tối ưu cho bệnh nhân tiêu xương hàm trên
Mất răng hàm trên là tình trạng mất răng phổ biến nhiều người gặp phải, nhất là người lớn tuổi. Việc điều trị chậm trễ hoặc điều trị bằng các giải pháp như cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp đã dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là tiêu xương hàm.
Khi bị tiêu xương, xương hàm sẽ dần mất đi số lượng và thể tích, mật độ xương, kéo theo sự suy giảm về chất lượng. Xương trở nên teo mỏng, yếu và dễ bị tổn thương. Tiêu xương là nguyên nhân chính khiến cho việc cấy ghép Implant gặp bất lợi và dễ thất bại.
Trước đây, để khắc phục tình trạng tiêu xương hàm trên, các biện pháp như nâng xoang và ghép xương được áp dụng. Tuy nhiên, do cấu trúc giải phẫu vùng hàm trên khá phức tạp nên tiềm ẩn những rủi ro cũng như kéo dài thời gian và chi phí điều trị khi thực hiện nâng xoang, ghép xương.
Việc ứng dụng cấy ghép Implant xương bướm cho phép phục hồi răng bị mất cho những bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng teo xương hàm trên nghiêm trọng, xương hàm trên của bạn không thể hỗ trợ thành công cho cấy ghép răng Implant truyền thống.
Implant xương cánh bướm được đặt ở góc 45-55 độ vào mảng xương cánh bướm giữa, phía trên xương hàm thay vì đặt theo chiều dọc vào xương hàm như Implant truyền thống. Đây có thể xem là giải pháp cuối cùng giúp bệnh nhân khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười mặc dù xương hàm gặp khó khăn.
Với Implant xương bướm, bệnh nhân có thể khôi phục khả năng ăn nhai tức thì, tránh được các thủ thuật nâng xoang, ghép xương, từ đó giảm thiểu sang chấn và biến chứng khi điều trị.
Thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân cũng được rút ngắn bằng cách loại bỏ các thủ thuật nâng xoang hàm trên hay ghép xương. Nên cân nhắc cấy ghép Implant xương cánh bướm khi xương hàm trên bị teo như một giải pháp thay thế cho việc ghép xương, nâng xoang để đặt Implant.
Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm cho phép bệnh nhân phục hình vùng răng sau hàm trên mà không cần phải nâng xoang hoặc ghép xương. Tuy nhiên, không phải bất kỳ địa chỉ nào hay bất kỳ Bác sĩ trồng răng Implant nào cũng thực hiện được vì những thách thức dưới đây:
1.Kỹ thuật phức tạp
Cấy ghép Implant xương bướm đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với cấy ghép Implant truyền thống. Bác sĩ cần phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và am hiểu cấu trúc vùng hàm mặt, đồng thời yêu cầu kinh nghiệm lâu năm và đã từng thực hiện những ca điều trị phức tạp để có thể thực hiện đúng kỹ thuật đặt Implant xương bướm.
2. Yêu cầu tính chính xác
Trong quá trình đặt trụ Implant, Bác sĩ cần thực hiện thao tác chính xác để tránh làm thủng thành sau của xoang hàm trên hoặc mặt sau của mỏm xương tháp của xương khẩu cái và mỏm cánh của xương bướm.
Một kế hoạch điều trị tối ưu với kỹ thuật chính xác cho phép ngăn ngừa một số biến chứng liên quan như tổn thương xoang hàm, tổn thương xương bướm, chấn thương dây thần kinh dẫn đến các vấn đề về cảm giác khuôn mặt…
3. Tính toán vị trí Implant
Implant cần được đặt song song với thành xoang sau để tránh sự xâm nhập của xoang, cần phải đặt Implant theo góc nghiêng 45-55 độ. Việc chẩn đoán dựa trên phim chụp CT Cone Beam rất quan trọng để hiểu giải phẫu cụ thể của bệnh nhân và lập kế hoạch điểm bắt đầu vào xương bằng mũi khoan cũng như góc song song với thành xoang sau.
4. Góc và chiều dài trụ Implant
Góc và chiều dài trụ Implant cần được tính toán chính xác, phù hợp với tình trạng và cấu trúc giải phẫu của từng bệnh nhân.
Với mức độ tiêu xương mào xương lớn hơn, điều này sẽ đòi hỏi góc lớn hơn của Implant xương bướm để tiếp xúc với xương có sẵn và cần lập kế hoạch trước thông qua đánh giá phim CT Cone Beam của khu vực để xác định góc đặt Implant, chiều dài Implant đảm bảo tiếp xúc với các cấu trúc xương của vùng xương bướm.
Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm nếu thực hiện sai chỉ định, sai kỹ thuật vẫn dẫn đến thất bại và nguy cơ đối mặt những biến chứng liên quan đến xương hàm, xương thái dương, xương bướm và dây thần kinh…
Để phòng ngừa biến chứng và nâng cao tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant xương bướm, cần đảm bảo được các yếu tố sau đây:
1. Chẩn đoán chính xác
Tiền đề đầu tiên để ca điều trị Implant đạt kết quả như mong đợi đó chính là chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân.
Thông qua kết quả thăm khám tổng quát và phim chụp CT Cone Beam 3D, Bác sĩ cần đưa ra đánh giá lâm sàng, xác định được những yếu tố thuận lợi và bất lợi để lập kế hoạch điều trị tối ưu, tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
2. Trang bị cơ sở vật chất hiện đại và công nghệ nha khoa kỹ thuật số
Việc trang bị cơ sở vật chất hiện đại và ứng dụng công nghệ nha khoa kỹ thuật số trong quá trình thăm khám, lên kế hoạch, điều trị và chăm sóc sau điều trị góp phần lớn trong việc đảm bảo độ chính xác, nâng cao độ bền chắc và tính thẩm mỹ của răng Implant, tận dụng tối đa được những lợi thế của phương pháp điều trị đặc thù.
3. Tăng tính các nhân hóa
Lựa chọn chiều dài trụ Implant và góc để đặt trụ là một bước quan trọng trong quá trình cấy ghép Implant xương bướm. Tình trạng và cấu trúc giải phẫu của các bệnh nhân không giống nhau, do đó Bác sĩ cần chẩn đoán hiệu quả và thiết kế Implant phù hợp với từng bệnh nhân, đảm bảo tính cá nhân hóa trong từng ca điều trị để thành công.
4. Lựa chọn vật liệu chất lượng cao
Vật liệu sử dụng trong quá trình điều trị cần đảm bảo nguồn gốc và chất lượng cao để không gây kích ứng cho bệnh nhân, tăng tỷ lệ tích hợp xương, giảm nguy cơ biến chứng và đào thải trụ Implant.
Xem thêm: Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
5. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia
Quá trình cấy ghép Implant xương bướm cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các chuyên gia trong đội ngũ điều trị để đảm bảo tất cả các bước từ thăm khám, cấy ghép trụ Implant, phục hình răng trên Implant đến chăm sóc sau điều trị và dự phòng biến chứng đạt được kết quả tối ưu nhất.
Như vậy có thể thấy cấy ghép Implant xương bướm cần kết hợp nhiều yếu tố để giúp quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi và thành công. Do đó, bệnh nhân cần lựa chọn được địa chỉ trồng răng Implant uy tín, nơi quy tụ đội ngũ Bác sĩ và phụ tá chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, ứng dụng hệ thống trang thiết bị - công nghệ hiện đại và chất lượng phục vụ tốt để đạt được kết quả như ý và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã phân tích chi tiết những thách thức của kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm cũng như đưa ra những giải pháp để nâng cao tỷ lệ thành công khi điều trị. Đây là một phương pháp Implant rất mới tại Việt Nam, do đó, để tìm hiểu thêm về phương pháp này, bạn có thể liên hệ cho trung tâm để được chuyên gia giải đáp nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm