Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng không - Ts.Bs Võ Văn Nhân


Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng không là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vì khi mang thai, mọi tác động nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Việc nhổ răng cần được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và có chỉ định phù hợp với phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Vì sao phụ nữ mang thai thường mắc bệnh lý về răng?

Phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh răng miệng vì những lý do sau:

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột khiến khả năng chống chọi với vi khuẩn của cơ thể yếu đi và dễ xuất hiện các dấu hiệu viêm lợi, chảy máu và tê buốt chân răng.

Thiếu canxi

Thai nhi ở tuần thứ 8-9 đang phát triển mạnh mẽ về hệ xương. Lượng canxi cần thiết cho sự hình thành xương được lấy từ cơ thể của người phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu lượng canxi từ chế độ ăn uống không đủ, cơ thể sẽ chuyển hóa canxi từ xương của mẹ bầu sang em bé. Mô xương của hàm trên và hàm dưới bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do đó, răng dễ bị yếu đi, dễ hư tổn và mắc các bệnh lý răng miệng.

Chế độ ăn uống hàng ngày

Phụ nữ mang thai thường nhanh đói và ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt dễ hình thành mảng bám trên răng. Từ đó dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng.

Giảm tiết nước bọt

Khi mang thai, tuyến nước bọt trong cơ thể bà bầu trải qua nhiều thay đổi. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng. Do đó, lượng nước bọt tiết ra giảm đồng nghĩa với việc phụ nữ mang thai luôn bị khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng hơn bình thường.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh răng miệng
Phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh răng miệng

Xem thêm: Công nghệ nha khoa hiện đại Scan mặt theo không gian 3 chiều.

Sức khỏe răng miệng của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Các vấn đề về răng miệng khi mang thai có nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mắc các bệnh răng miệng khi mang thai khiến mẹ bị đau nhức, ê buốt răng, ăn uống khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình bổ sung dưỡng chất cho cơ thể của mẹ và thai nhi.

Hệ quả là cơ thể bà bầu thường bị suy nhược, trẻ sinh ra nhẹ cân, hệ miễn dịch kém,… Không chỉ vậy, các triệu chứng đau nhức răng, chảy máu chân răng, viêm nướu, răng nhạy cảm,… xuất hiện cũng khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, tâm lý căng thẳng sản sinh ra chất hóa học có tên là prostaglandin, gây kích ứng và dễ dẫn đến sinh non. Do đó, mẹ bầu bị bệnh răng miệng thường có nguy cơ sinh non, sảy thai, thai nhi suy dinh dưỡng, thậm chí nguy cơ xuất huyết cao hơn bình thường.

Sức khỏe răng miệng cũng có tác động lớn đến sức khỏe tổng thể của người mẹ và em bé. Vì vậy, hãy đến nha khoa uy tín hoặc trung tâm Implant Việt Nam thường xuyên để được thăm khám và điều trị. Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh có thể phát sinh trong thai kỳ. Trước khi có kế hoạch mang thai cũng nên xử lý các vấn đề răng miệng.

Các vấn đề về răng miệng khi mang thai có nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi
Các vấn đề về răng miệng khi mang thai có nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Có nên nhổ răng khi mang thai?

Các bác sĩ thường can thiệp trì hoãn việc nhổ răng ở phụ nữ mang thai vì có thể gây nhiễm trùng huyết tác động đến thai nhi. Nếu phải nhổ răng, thời điểm thuận lợi nhất là 3 tháng giữa của thai kỳ (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6). Nếu cần nhổ răng trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa.

Với những răng sâu nặng, răng khôn, răng hàm thì không nên nhổ răng. Vì nhổ răng khôn cần chụp X-quang và uống nhiều thuốc giảm đau nên thời gian nhổ răng lâu hơn so với răng bình thường khiến thai phụ mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Đối với tình trạng đau nhức răng do sâu răng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống sử dụng trong thời kỳ mang thai để giảm đau cho bạn.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giảm đau răng tự nhiên, giảm ê buốt răng và không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu cơn đau răng của bạn không biến mất, bác sĩ có thể cạo sạch chỗ sâu và trám tạm thời. Đây là cách tốt nhất để điều trị sâu răng khi mang thai. Nhổ răng được chỉ định chỉ khi thực sự cần thiết.

Nhổ răng khi mang thai cần tham khảo ý kiến chuyên gia
Nhổ răng khi mang thai cần tham khảo ý kiến chuyên gia

Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp giảm đau tạm thời như dùng nước muối sinh lý ngậm và súc miệng trong nhiều ngày. Hoặc có thể giã nát tỏi hoặc gừng để đắp lên phần răng đó để giảm đau. Hãy đảm bảo tăng cường vitamin A, C cho cơ thể và ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp có thịt, cá xay nhuyễn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Liên hệ

Hy vọng những chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân sẽ hữu ích và giúp bạn giải tỏa thắc mắc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trung tâm Implant để được tư vấn nhé!


Bài viết liên quan