Phục hình răng hàm trên với kỹ thuật Implant xương bướm
Phục hình răng hàm trên cho bệnh nhân bị tiêu xương bằng kỹ thuật cấy ghép Implant truyền thông thường gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ cao dẫn đến thất bại. Kỹ thuật Implant xương bướm ra đời đã giúp Bác sĩ loại bỏ được những khó khăn, giúp bệnh nhân phục hồi khả năng ăn nhai và nâng cao thẩm mỹ.
Sử dụng Implant xương bướm trong điều trị phục hình răng hàm trên
Mất xương ở xương hàm trên vùng răng sau do mất răng, bệnh nha chu hoặc mở rộng xoang hàm trên gây ra những thách thức cho việc cấy ghép răng Implant.
Tiêu xương hàm trên gây ra nhiều bất lợi cho Bác sĩ phẫu thuật trồng răng Implant với những hạn chế trong việc đặt Implant, bao gồm chất lượng và số lượng xương thấp, mật độ xương mỏng, xương xốp và cấu trúc giải phẫu phức tạp vùng xương hàm trên.
Những bất lợi này làm suy giảm độ ổn định ban đầu của Implant, tăng nguy cơ đào thải trụ Implant và dẫn đến thất bại. Việc cấy ghép Implant theo phương pháp truyền thống cần phải mở rộng xoang và tăng thể tích xương bằng các biện pháp nâng xoang, ghép xương để giúp xương đạt đủ điều kiện nâng đỡ trụ Implant theo kế hoạch.
Trong những năm gần đây, việc sử dụng kỹ thuật cấy ghép Implant chuyên biệt được đưa vào ứng dụng trong những trường hợp không thể thực hiện Implant truyền thống hoặc thất bại khi cấy ghép Implant truyền thống.
Với trường hợp mất răng sau hàm trên, kỹ thuật Implant xương bướm cho phép khắc phục tình trạng thiếu xương ở vùng răng sau hàm trên, đồng thời tránh việc phẫu thuật nâng xoang và ghép xương bằng cách cấy trụ Implant vào khu vực xương cánh bướm thay vì cấy vào xương hàm như thông thường.
Để thực hiện cấy ghép Implant xương bướm, Bác sĩ sẽ dùng các trụ Implant với độ dài tối thiểu 15mm, cấy theo góc nghiêng vào khu vực xương cánh bướm. Việc đặt cấy ghép xương cánh bướm đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với việc đặt cấy ghép truyền thống.
Cấy ghép Implant xương cánh bướm cho phép phục hồi vùng răng sau bị mất trong thời gian ngắn hơn bằng cách tránh ghép xương, nâng xoang để đặt Implant. Đồng thời, bệnh nhân có thể tiết kiệm được khoản chi phí khi loại bỏ các thủ thuật tăng cường xương với kỹ thuật Implant xương bướm.
Cấy ghép xương cánh bướm có tỷ lệ thành công cao, biến chứng tối thiểu và khả năng tương thích sinh học tốt, là một phương pháp thay thế hoàn hảo để điều trị cho những bệnh nhân mất răng bị teo xương hàm trên nghiêm trọng.
Làm thế nào để cấy ghép Implant xương bướm thành công?
Cũng giống như cấy ghép Implant xương gò má, cấy ghép Implant xương bướm được đánh giá có mức độ phức tạp cao hơn cấy ghép Implant vào xương hàm. Để thực hiện thành công, Bác sĩ cần phải đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng của bệnh nhân, lập ra kế hoạch chi tiết và tính toán chính xác góc và vị trí đặt Implant.
Về phía bệnh nhân, để ca điều trị diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả như mong đợi, bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:
1. Chuẩn bị sức khỏe và tinh thần
Sức khỏe là yếu tố quan trọng quyết định bạn có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật trồng răng Implant hay không. Bạn cần đảm bảo có đủ sức khỏe và tinh thần thoải mái để ca phẫu thuật không gặp trở ngại.
Với bệnh nhân bị mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa và cần đảm bảo kiểm soát tốt bệnh nếu có dự định thực hiện cấy ghép Implant.
2. Lựa chọn địa chỉ thực hiện
Kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm cần được thực hiện bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm đã thực hiện thành công nhiều trường hợp mất răng hàm trên bị tiêu xương. Do đó, bạn cần lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nâng cao tỷ lệ thành công của ca cấy ghép.
Xem thêm: Giải phẫu của Implant xương bướm
3. Lựa chọn trụ Implant
Cũng như mọi ca phẫu thuật cấy ghép Implant, việc chuẩn kế hoạch điều trị đóng vai trò rất quan trọng, cần phải được thực hiện dựa trên dữ liệu cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân và chất lượng xương.
Do có xương xốp loại III hoặc IV ở vùng xương bướm, nên lựa chọn loại trụ cấy ghép được Bác sĩ khuyên dùng là trụ Implant Nobel Active vì độ ổn định ban đầu cao trong xương mềm và khả năng tích hợp tốt của dòng trụ này.
4. Tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ
Bác sĩ sẽ có những chỉ định trước, trong và sau khi cấy ghép răng Implant, chẳng hạn như chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, biện pháp giúp lành thương nhanh… Việc tuân thủ thực hiện đúng chỉ định sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng, nhẹ nhàng và hiệu quả, nang cao tỷ lệ thành công ca điều trị.
5. Chăm sóc răng sau điều trị
Giống như răng tự nhiên, sau khi cấy ghép Implant xương bướm, răng Implant của bạn cần được chăm sóc thường xuyên để duy trì độ bền, tăng cường tuổi thọ và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Thói quen chải răng và dùng chỉ nha khoa kỹ lưỡng hàng ngày là điều cơ bản để giữ cho Implant sạch sẽ và ngăn ngừa mảng bám tích tụ. Kiểm tra thường xuyên với Bác sĩ trồng răng Implant là điều cần thiết để làm sạch chuyên sâu và theo dõi tình trạng của Implant.
Trên đây là những thông tin cần biết về việc sử dụng kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm trong điều trị phục hình răng hàm trên cho bệnh nhân mất răng bị tiêu xương nghiêm trọng. Để được giải đáp chi tiết những thắc mắc về phương pháp trồng răng Implant, vui lòng ấn liên hệ để được các chuyên gia hàng đầu của trung tâm Implant Việt Nam liên hệ tư vấn cho bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống