Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Răng cấm là gì? Xử lý răng cấm bị lung lay thế nào?


Có lẽ bạn đã từng nghe đến khái niệm răng cấm nhưng bạn có biết răng cấm là răng số mấy, nằm ở vị trí nào và có bao nhiêu cái không? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ những thông tin cơ bản về chiếc răng cấm trên cung hàm của mỗi người, cũng như cách xử lý răng cấm bị lung lay như thế nào nhé.
Răng cấm là gì? Xử lý răng cấm bị lung lay thế nào?
Trồng răng cấm là một loại kỹ thuật nha khoa giúp khách hàng cải thiện thẩm mỹ cũng như phục hồi chức năng nhai. Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp vướng mắc về khái niệm răng cấm cũng như cách xử lý khi răng bị lung lay.

Răng cấm là gì? Có bao nhiêu chân?

Răng cấm hay còn có tên là răng hàm lớn (hay răng cối lớn). Chúng thông thường sẽ nằm ở vị trí răng số 6 và 7 trên cung hàm. Răng hàm bắt đầu mọc khi chúng ta ở tầm 6 đến 8 tuổi và chỉ mọc lên một lần duy nhất trong đời, không thể thay thế bằng chiếc răng thật nào khác như răng sữa của trẻ em.

Răng hàm lớn thường nằm khá sâu trên cung hàm, chịu được lực nhai khá lớn trong quá trình ăn uống. Đây còn là chiếc răng đóng vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn của toàn bộ hàm răng.

Các răng này có nhiều mối liên hệ và hệ thống dây thần kinh, do đó tuyệt đối không được nhổ bỏ một cách tùy tiện, không có chỉ định của bác sĩ. Mất răng cấm không chỉ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ, mà về lâu dài còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nha khoa khác.

Chính bởi vì đóng vai trò vô cùng quan trọng trên cung hàm, nên bác sĩ nha khoa rất hạn chế xâm lấn, tác động hay đụng chạm đến chiếc răng này. Đó cũng là lý do cái tên răng cấm mà chúng ta vẫn thường gọi ra đời.

Răng cấm gồm bao nhiêu cái?

Số lượng răng cấm của một người trưởng thành
Số lượng răng cấm của một người trưởng thành

Mỗi một người trưởng thành thường sẽ có 8 cái răng cấm, chia đều cho hai hàm trên và dưới, mỗi hàm gồm 4 răng. Giống như các răng khác, chúng có cấu tạo bao gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng.

Mặt nhai của các răng hàm này sẽ rất rộng, có nhiều múi và hố rãnh. Thân răng phình to, chân răng không thẳng mà sẽ hơi cong.

Phân biệt răng cấm và răng khôn

Răng khôn (được biết đến là răng hàm số 8) là răng hàm lớn thứ 3, mọc lên sau cùng ở cả hai bên hàm trên và dưới. Những chiếc răng vĩnh viễn này thường sẽ mọc ở độ tuổi từ 17 đến 21. Khi chiếc răng này mọc thường đi kèm với các dấu hiệu như sưng tấy hoặc đau nhức. Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm, phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Một số điểm khác nhau giữa răng cấm và răng khôn

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa răng cấm và răng khôn bạn có thể tham khảo:

Đăng ký tư vấn miễn phí

Chức năng ăn nhai

Răng hàm số 6, số 7 là những chiếc răng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động ăn nhai. Chúng giúp chúng ta nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó mà quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Trong khi đó, bởi vì nằm quá sâu trong cung hàm cho nên răng khôn gần như không có bất cứ vai trò gì trong chức năng ăn nhai.

Chỉ định nhổ răng của bác sĩ với mỗi loại răng

Chỉ định nhổ răng của răng cấm và răng khôn từ bác sĩ
Chỉ định nhổ răng của răng cấm và răng khôn từ bác sĩ

Nhổ răng cấm được xem như là giải pháp cuối cùng, chỉ được bác sĩ chỉ định khi chúng bị tổn thương quá nghiêm trọng không có phương pháp nào có thể phục hồi được nữa. Còn đối với các trường hợp răng bị tổn hại nhẹ, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện các phương pháp phục hồi răng như trám răng hay bọc răng sứ để bảo tồn răng.

Răng khôn thường mọc khi chúng ta ở dộ tuổi trưởng thành, khi các răng khác gần như đã mọc đầy đủ, xương hàm đã ngừng tăng trưởng. Do đó, chúng đôi khi không đủ chỗ để có thể phát triển bình thường, dẫn đến hiện tượng răng mọc lệch, mọc ngầm hay lạc chỗ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành nhổ răng khôn để phòng ngừa các biến chứng răng miệng về sau.

Nếu trường hợp răng khôn mọc thẳng, nhưng hình thái răng xấu, hình thành kẽ hở khiến thức ăn bị mắc lại, bác sĩ sẽ khuyên khách hàng nên nhanh chóng nhổ răng khôn để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Phục hồi răng đã mất

Sau khi mất răng cấm, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám và tư vấn các phương pháp trồng lại răng phù hợp, tránh ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bạn.

Bên cạnh đó, việc trồng răng hàm số 6, số 7 đã mất giúp bạn tránh được những biến chứng của việc mất răng lâu ngày như tiêu xương hàm, răng xô lệch, tụt nướu…

Ngược lại, bạn không cần phải trồng lại răng khôn sau khi đã nhổ răng. Bởi vì chúng thường nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, sát vách hàm nên việc mất răng khôn hầu như không ảnh hưởng gì đến các răng khác. Ngoài ra, hiện tượng tiêu xương hàm ở vị trí này diễn ra rất ít, bởi vì các mô cơ phía bên trong hàm sẽ lấp đầy những khoảng trống đó.

Như vậy, về tổng thể, răng khôn là chiếc răng có thể có hoặc không, trong một vài trường hợp, bác sĩ bắc buộc phải nhổ chúng đi nhằm tránh những biến chứng có thể xảy ra nếu để lâu. Nhưng răng số 6, số 7 thì lại không như vậy, chúng là những chiếc răng vô cùng quan trọng trong cung hàm, đóng vai trò ăn nhai chính nên không thể thiếu.

Để có thể phân biệt răng cấm và răng khôn, bạn có thể tham khảo qua bảng dưới đây:

Răng cấmRăng khôn
Vị tríRăng số 6, 7 của cung răng.Răng số 8 nằm phía trong cùng của cung răng.
Thời điểm mọc6-13 tuổi17-25 tuổi
Chức năngCó chức năng nhai, nghiền nát thức ăn, chịu lực chính của toàn hàmKhông có chức năng nhai
Nguy cơ bệnh lýNguy cơ mắc phải các bệnh lý giống như các răng khácDễ mọc ngầm, mọc lệch và khó vệ sinh răng
Chỉ địnhCấn bảo tồn tối đaNên nhổ khi cần thiết
Trồng lại răng khi mấtRất cần thiết, nên trồng răng lại càng sớm càng tốtKhông cần thiết

Xem thêm: Triệu chứng viêm huyệt ổ răng nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Một số bệnh lý mà răng cấm thường gặp phải

Răng cấm có thể mắc phải một số biến chứng như: nhạy cảm với nhiệt độ, áp xe răng, sâu răng nặng viêm tủy, bị viêm nha chu, răng bị nứt vỡ, nhiễm trùng xoang, viêm xoang, nghiến răng, ảnh hưởng từ răng khôn,...

Nhạy cảm với nhiệt độ

Khi men răng bị bào mòn và tình trạng sâu răng phát triển khiến cho dây thần kinh bên trong tiếp xúc với thức ăn. Bạn sẽ cảm thấy răng rất nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn quá nóng hay lạnh. Tình trạng này có thể là do sâu răng, răng bị gãy, vết trám răng cũ bị bong ra hay thậm chí là do bệnh nướu răng.

Nếu các răng cấm bị nhạy cảm trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể thử sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm và chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc lên xuống.

Áp xe răng

Áp xe răng
Áp xe răng

Áp xe răng thường xảy ra khi nhiễm trùng phát triển ở răng hàm từ lỗ sâu răng để lâu không được điều trị. Áp xe thường xuất hiện ở gần phía chân răng hoặc ngay trên đường viền nướu. Có thể nói đơn giản là áp xe giống như một túi mủ do sâu răng, răng bị tổn thương gây ra.

Để điều trị, bác sĩ đôi khi sẽ cần phải lấy tủy răng hay thực hiện phẫu thuật làm sạch khu vực bị nhiễm trùng. Cuối cùng, răng có khi cần được bọc mão răng sứ mới để bảo vệ toàn diện.

Sâu răng, viêm tủy

Sâu răng có thể xảy ra bên trong răng cấm nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, một số người dễ bị sâu răng hơn bình thường. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy đau nhức hoặc buốt ở răng hàm bị sâu.

Viêm tủy là kết quả của quá trình viêm nhiễm do sâu răng gây ra. Tình trạng viêm này là do nhiễm khuẩn gây ra và cần được điều trị sớm nhất có thể, trước khi chúng làm hỏng răng vĩnh viễn.

Sâu răng, viêm tủy răng
Sâu răng, viêm tủy răng

Bạn sẽ phải thực hiện trám răng, bọc mão răng sứ hay lấy tủy răng để có thể khắc phục tình trạng nêu trên. Với trương hơp bị viêm tủy, bác sĩ sẽ phải lấy tủy và làm sạch khoang trống bên trong răng, điều trị tình trạng nhiễm trùng triệt để.

Viêm nha chu

Nhiễm trùng nướu có khả năng làm ảnh hưởng đến răng hàm và khiến bạn cảm thấy đau nhức khi nhai. Chúng gây viêm nhiễm, làm hỏng các mô nướu và mòn xương ổ răng, có thể dẫn đến mất răng nếu không được điều trị triệt để. Viêm nha chu thậm chí còn được xem là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh động mạch vành và đái tháo đường.

Bác sĩ sẽ thực hiện điều trị răng cấm từ giai đoạn đầu của tình trạng viêm nha chu như sau:

  • Loại bỏ cao răng và các vi khuẩn có bên trong răng
  • Làm láng mặt gốc răng, loại bỏ các điểm thô nhám, tránh cho vi khuẩn tụ tập
  • Dùng các loại thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống
  • Những trường hợp bị viêm nha chu nghiêm trọng có thể cần đến phẫu thuật để chữa trị.

Răng bị nứt vỡ

Răng bị nứt vỡ
Răng bị nứt vỡ

Bạn có thể bị nứt vết trám, mẻ răng theo thời gian hay do chấn thương gây ra. Cơn đau răng cấm lúc này có khi sẽ nhói lên đột ngột, hoặc xuất hiện khi bạn ăn uống những thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hay lạnh.

Bác sĩ sẽ giúp bạn khôi phục lại chức năng răng hàm và trám lại những vết nứt đó nhằm khắc phục các cơn đau răng.

Ảnh hưởng từ răng khôn

Răng khôn có thể làm ảnh hưởng khiến cho răng hàm thứ hai đau nhức từ phía bên dưới nướu. Điều này thường xảy ra khi răng khôn không thể phá vỡ được nướu để mọc lên dẫn đến hiện tượng mọc ngầm. Nếu không được điều trị sớm, có thể tác động đến các răng xung quanh và chịu nhiều biến chứng nặng nề về sau.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến cáo loại bỏ răng khôn bằng cách phẫu thuật để giảm đau cũng như hạn chế tối đa các nguy cơ mắc phải những bệnh lý răng miệng khác.

Nhiễm trùng xoang, viêm xoang

Đôi khi bạn có thể cảm thấy đau nhức răng cấm ở phần hàm trên do bị nhiễm trùng xoang gây ra. Các răng cấm này nằm gần với xoang và khi xoang nhiễm trùng sẽ tạo ra áp lực lan tỏa lên đầu và răng hàm.

Lúc này, bạn cần phải gặp thêm bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng xoang hay viêm xoang để có được giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Nghiến răng

Nghiến răng có thể gây đau răng cấm
Nghiến răng có thể gây đau răng cấm

Thói quen nghiến răng qua lại có khả năng làm đau răng cấm. Bạn có thể không kiểm soát được thói quen này khi nó diễn ra vào ban đêm, trong lúc bạn đã ngủ say. Theo thời gian, men răng sẽ bị mòn dần, dẫn đến đau răng.

Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn đeo bộ dụng cụ bảo vệ răng vào buổi tối nhằm hạn chế những tác hại từ nghiến răng. Bạn cũng nên ý thức điều chỉnh lối sống và hành vi của mình, từ bỏ những thói quen xấu này càng sớm càng tốt.

Vấn đề về hàm

Đau răng hàm có thể xảy ra bởi vì hàm hoạt động không như bình thường. Một tình trạng được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm gây đau nhức xung quanh hàm cũng như các cơ hàm, làm bạn thấy đau khi nhai.

Đối với trường hợp rối loạn khớp thái dương hàm nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng thuốc chống viêm trong steroid (NSAIDs). Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho bạn vài toa thuốc giãn cơ hay sử dụng các liệu pháp điều trị khác. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần phải tiến hàng phẫu thuật.

Cách khắc phục bệnh lý cho răng cấm

Tùy vào mỗi trường hợp răng bị hư hại mà bác sĩ sẽ có những phương pháp khắc phục khác nhau. Cụ thể như trường hợp răng bị tổn thương nhẹ, bác sĩ sẽ chọn cách bảo tồn răng tối đa, tiến hành kiểm tra và loại bỏ các mô bệnh sau đó trám hoặc bọc sứ nhằm bảo vệ cấu trúc răng.

Đối với trường hợp răng cấm bị hư nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ bỏ và trồng răng giả thay thế. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo tính thẩm mỹ về sau cho khách hàng. Nhổ bỏ hay bọc sứ cho răng hàm đều là các biện pháp điều trị răng bị hư hiệu quả nhất.

Bọc răng sứ cho răng cấm

Bọc răng sứ cho răng cấm
Bọc răng sứ cho răng cấm

Bọc sứ cho răng hàm là phương pháp nhằm bảo vệ cấu trúc và hình dáng khi răng bị sứt mẻ hay răng sâu đã điều trị tuỷ. Độ bền cơ học của răng sứ rất cao nên bạn có thể ăn nhai một cách tự nhiên và thoải mái. Tuổi thọ của răng lại rất lâu nên so với số tiền bạn đầu tư thực sự rất xứng đáng.

Nhổ răng cấm bị hư

Răng hàm bị hư nặng đến mức không thể phục hồi bằng các phươg pháp khác được nữa thì việc nhổ là rất cần thiết. Phương pháp này được tiến hành đơn giản và tương đối nhanh. Nếu chỉ nhổ thì chi phí thực hiện cũng không cao. Lưu ý, để tránh bị tiêu xương răng và tăng tính thẩm mỹ, bạn nên trồng răng giả thay thế cho răng đã nhổ.

Trồng lại răng cấm sau khi nhổ

Hiện nay có 3 phương pháp trồng lại răng cấm sau khi nhổ phổ biến. Bạn có thể xem xét điều kiện cá nhân để có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Trồng răng cấm bằng Implant

Cấy ghép implant cho răng cấm
Cấy ghép implant cho răng cấm

Phương pháp tối ưu nhất khi điều trị răng cấm bị hư hiện nay là trồng răng Implant. Bởi vì trồng răng implant có những ưu điểm như sau:

  • Cấu tạo giống răng tự nhiên đến 99%.
  • Có thể hoạt động độc lập trên cung hàm.
  • Đảm bảo độ chắc chắn, tuổi thọ sử dụng bền bỉ và tính thẩm mỹ vô cùng cao.
  • Ngăn chặn tình trạng tiêu xương chân răng hiệu quả mà những phương pháp khác không làm được.

Phục hồi răng cấm bằng cầu răng sứ

Một phương pháp phục hình răng khác cũng khá phổ biến là làm cầu răng sứ. Các bước tiến hành của cách này gồm mài nhỏ 2 răng bên cạnh để tạo được trụ, sau đó gắn cầu răng sứ lên vị trí mất răng. Ưu điểm của việc điều trị răng cấm bằng cầu răng sứ là thời gian phục hình nhanh chóng, chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Thời gian sử dụng được lâu và vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn miệng.

Làm răng giả tháo lắp

Làm răng giả tháo lắp cũng là một phương pháp điều trị răng cấm bị hư mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Cấu trúc của răng giả bao gồm răng và nền hàm nhân tạo. Răng này sẽ được gắn trực tiếp lên nướu mà không cần phải mài răng bên cạnh. Thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí thực hiện thấp, phù hợp với những người cao tuổi. Điểm hạn chế là tuổi thọ không cao, lực nhai yếu và không ngăn chặn được bệnh tiêu xương chân răng.

Răng cấm lung lay có nên nhổ không?

Nếu răng cấm bị lung lay bởi vì các bệnh lý về răng miệng gây ra thì thường sẽ kéo theo các cơn đau nhức, ê buốt kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày. Sự bất tiện kéo dài khiến cho nhiều người có suy nghĩ nên nhổ răng cấm khi có dấu hiệu bị lung lay không?

Nhổ răng cấm bị lung lay
Nhổ răng cấm bị lung lay

Răng hàm là răng chỉ mọc một lần duy nhất, đảm nhiệm nhiều chức năng rất quan trọng và có mối liên hệ với các dây thần kinh. Do đó, răng hàm cần phải được bảo toàn, không được tuỳ tiện nhổ bỏ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, khi nhổ bỏ bất kỳ vị trí răng nào hay răng hàm đều để lại những hậu quả như hàm bị xô lệch, sai khớp cắn hay tiêu xương hàm,… Vì vậy, khi răng cấm xuất hiện tình trạng lung lay thì không khuyến khích sử dụng phương pháp nhổ bỏ.

Bên cạnh đó, đối với các trường hợp răng cấm bị lung lay vì mắc phải các bệnh lý nặng, không có phương pháp nào điều trị được, bắt buộc phải nhổ bỏ răng để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, lây lan sang các răng xung quanh. Sau khi nhổ bỏ răng cần có các biện pháp phục hình răng giả nhanh nhất có thể để đảm bảo được sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt hằng ngày của khách hàng.

Khắc phục răng cấm lung lay như thế nào?

Do bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy hay viêm nướu, viêm nha chu khiến cho răng cấm bị lung lay cần được điều trị triệt để nhằm khắc phục răng lung lay. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các tác nhân gây bệnh, ổ viêm nhiễm và áp dụng các biện pháp cố định lại răng.

Trường hợp vùng nướu hay xương hàm tổn thương quá nhiều, có thể sẽ phải ghép thêm nướu và ghép xương nhân tạo để giúp hồi phục nhanh hơn. Đối với răng sâu, viêm tủy đã điều trị thì sẽ phải tiến hành trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng một cách tối ưu nhất.

Do tác động vật lý bên ngoài

Khi răng hàm có dấu hiệu bị lung lay bởi vì các tác động bên ngoài thì thường kéo theo đó là chấn thương các mô. Vì vậy, cần điều trị triệt để các mô bị tổn thương, sau đó tiến hành bọc răng sứ để phục hình răng. Với các trường hợp bị chấn thương quá nặng, răng hàm lung lay và sứt mẻ chỉ còn chân răng, điều trị sẽ không mang lại hiệu quả cao. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành nhổ răng và trồng răng giả để duy trì chức năng ăn nhai của hàm răng.

Liên hệ

Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề răng cấm là gì và cách xử lý răng bị lung lay. Nếu cần được tư vấn về vấn đề răng miệng, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng hoặc đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám.


Bài viết liên quan