Những điều cần biết về răng giả tháo lắp trên Implant
Răng giả tháo lắp trên Implant là dạng phục hình có thể dễ dàng tháo ra lắp vào ngay tại nhà, được đánh giá là phương án hiệu quả giúp khôi phục vẻ đẹp thẩm mỹ, chức năng ăn nhai gần như răng thật đồng thời tiết kiệm chi phí hơn so với răng giả cố định trong phục hồi răng mất toàn hàm.
Khái quát về răng giả tháo lắp trên Implant
Răng giả tháo lắp trên Implant là phương pháp sử dụng hàm tháo lắp trên ít nhất 2 chân răng nhân tạo được cấy vào xương hàm trước đó. Khả năng ăn nhai của răng giả tháo lắp sẽ tùy thuộc vào số lượng trụ trồng răng Implant và chất lượng xương hàm của từng người.
Vì có chân răng giả cắm vững chắc trong xương hàm nên khác với phương pháp làm răng giả tháo lắp truyền thống, bạn vẫn có được thẩm mỹ hài hòa cùng khả năng ăn nhai tốt và độ bền lâu dài.
Ưu nhược điểm của răng giả tháo lắp trên Implant
Về ưu điểm
Khi lựa chọn sử dụng răng giả tháo lắp trên trụ Implant, những lợi ích mà chúng đem lại cho bạn bao gồm:
- Chi phí tiết kiệm hơn so với trồng răng Implant khi phục hình toàn hàm.
- Là lựa chọn tuyệt vời cho những trường hợp mất răng lâu năm, người cao tuổi, người có sức khỏe không tốt.
- Tuổi thọ của răng giả tháo lắp trên Implant rất cao, các sản phẩm răng giả chất lượng cao có thể bền đẹp đến 20 năm.
- Tạo được thẩm mỹ tương tự răng thật, khi sử dụng nhìn rất tự nhiên, không dễ bị phát hiện như các loại răng giả tháo lắp truyền thống.
- Độ vững chắc tương tự như răng thật, không lo tình trạng lệch hàm hoặc đau do kích ứng nướu. Bạn có thể thoải mái ăn nhai với độ bền cao hơn nhiều so với răng giả tháo lắp truyền thống.
Về hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, việc sử dụng răng giả tháo lắp trên Implant vẫn tồn tại một số điểm trừ như:
- Phải thay các phụ kiện định kì. Trung bình, cứ sau khoảng 3 đến 5 năm bạn cần phải thay mới các thành phần này.
- Việc vệ sinh răng miệng đòi hỏi sự tỉ mỉ cao, cần tháo hàm ra để làm sạch hàng ngày. Các thành phần lưu giữ trong miệng cũng cần được làm sạch.
>> Bạn nên xem ngay những nhược điểm của hàm tháo lắp để có thêm thông tin tham khảo trước khi quyết định.
Các loại răng giả tháo lắp trên Implant
Tùy vào tình hình sức khỏe, thời gian mất răng và chất lượng xương hàm mà bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép số lượng trụ Implant thích hợp. Theo đó, 2 loại răng giả tháo lắp trên Implant được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
Răng giả tháo lắp không có thanh bar
Răng giả tháo lắp trên Implant loại nền hàm phủ là biện pháp phục hình răng mà trong đó phần răng giả tháo lắp được nâng đỡ và giữ chặt trên khuôn hàm bằng khóa cài liên kết với trụ chân răng.
Được sử dụng nhiều nhất là hàm phủ trên Implant bằng bi dạng locator hoặc nam châm. Theo đó, mỗi mỗi chân răng giả đặt trong xương hàm sẽ được gắn một khóa cài có hình viên bi kết nối với một khóa cài khác trên răng giả.
Răng giả tháo lắp có thanh bar
Răng giả tháo lắp trên Implant loại có thanh bar thường được kết nối với trụ chân răng bằng một thanh kim loại. Tiếp theo, bác sĩ sẽ gắn hàm phủ lên trên thanh nối thông qua các khóa cài.
Dạng răng giả tháo lắp có thanh bar trên Implant thường được ứng dụng khi cắm 4 hoặc 6 trụ Implant cho toàn hàm.
Loại răng giả này thường được dùng cho các trường hợp bị tiêu xương hàm nhằm cố định các trụ chân răng, tạo độ vững chắc khi nhai nghiền thức ăn đồng thời giúp người dùng cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, chi phí làm răng giả loại này sẽ cao hơn một chút so với răng giả tháo lắp không có thanh bar.
Răng giả tháo lắp trên Implant là biện pháp phục hình mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể ưu tiên lựa chọn sử dụng, để nắm rõ tình trạng răng của mình cũng như biện pháp phục hình đạt hiệu quả cao. Hãy liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam ngay hôm nay để đặt hẹn tư vấn miễn phí nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống